Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sáng 25/6, hai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn I) đã được khởi công tổ chức theo hình thức trực tuyến với 7 điểm cầu là các huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Sóc Sơn, Thường Tín của Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Đồng Tháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công 2 dự án trên tại điểm cầu huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Trong khi tại tỉnh Đồng Tháp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới.
Trong khi đó, đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu sẽ hình thành trục ngang và từng bước hình thành mạng lưới đường cao tốc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các trục dọc cao tốc, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang trục ngang quan trọng của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, để triển khai thành công các dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, GTVT, Xây dựng, TN&MT và các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản dự án tập trung quyết liệt chỉ đạo, thành lập các ban quản lý dự án.
"Rút kinh nghiệm từ những hạn chế, bất cập khi triển khai các dự án cao tốc giai đoạn trước, các bộ, ngành liên quan, các tỉnh, thành phố cần tích cực đi kiểm tra, đôn đốc, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền thì phải báo cáo ngay", Thủ tướng nêu rõ.
Đánh giá khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại không nhiều nhưng khó khăn hơn, đòi hỏi quyết tâm hơn, Thủ tướng yêu cầu phải kiểm tra thường xuyên nơi ở mới của người dân đã bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ chưa. "Chứ không phải người dân đã di dời thì coi như xong việc. Không phải chỉ nói trên hội trường, trên diễn đàn cho xong mà nói phải làm, cam kết phải thực hiện", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các nhà tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát tăng cường nâng cao trách nhiệm của mình, thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ; không vì lợi ích cá nhân, không hạ thấp tiêu chuẩn, hạ thấp giám sát, tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí cùng với các địa phương và các đơn vị có liên quan.
"Mỗi cá nhân có liên quan tham gia dự án cần nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, đồng lòng chung sức giải quyết khó khăn, vượt qua thách thưc để hoàn thành đúng tiến độ, nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ, thuật mỹ thuật, vệ sinh môi trường", Thủ tướng lưu ý.
Ngoài ra, Thủ tướng nhấn mạnh khâu nào cũng quan trọng, không thể bỏ qua nhưng có 2 khâu quan trọng hơn, mang tính nền tảng là bố trí vốn đầy đủ và mặt bằng đủ điều kiện thi công và 6 yêu cầu phải nghiêm túc quán triệt để dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
Thứ nhất, phải bảo đảm chất lượng. Thứ 2 là bảo đảm tiến độ. Thứ 3, hải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường vệ sinh và an toàn lao động. Thứ tư, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, đặt lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Thứ 5 là không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu. Thứ 6 là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
"Tinh thần là phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đấy, tăng cường giám sát, kiểm tra, chống tiêu cực, tham nhũng trong quá trình tổ chức, thi công và đặc biệt quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã nhường chỗ ở, nơi canh tác, làm việc của mình cho dự án", Thủ tướng nói.
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh; nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300ha. Tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công kết hợp hình thức đối tác công – tư (PPP). Dự án chuẩn bị đầu tư từ năm 2022, dự kiến cơ bản sẽ hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Còn dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) có chiều dài hơn 27km, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.