Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội, Grab cho rằng việc triển khai các dịch vụ giao hàng, đi chợ hộ sẽ giúp lưu thông hàng hóa, giảm tập trung mua sắm tại Hà Nội.
Công ty TNHH Grab, đơn vị vận hành ứng dụng Grab, vừa có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội nêu ý kiến về công văn yêu cầu dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải đối với xe môtô hai bánh (xe ôm công nghệ).
Theo doanh nghiệp, sau khi Hà Nội áp dụng Chỉ thị 17, Grab đã tạm dừng kết nối các hoạt động vận chuyển qua ứng dụng. Ứng dụng này cũng thường xuyên truyền thông, đề nghị các tài xế đối tác tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế và cơ quan chức năng về phòng chống dịch Covid-19, bao gồm việc tuân thủ thông điệp 5K.
Giao hàng thiết yếu giúp lưu thông hàng hóa
Bên cạnh đó, các dịch vụ của ứng dụng như GrabFood, GranMart, GrabExpress cùng các tài xế đối tác đã hoạt động không ngừng nghỉ để cung cấp tận tay lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước, bao gồm cả Hà Nội.
"Các dịch vụ trên không chỉ đóng góp vào việc lưu thông, luân chuyển hàng hóa thiết yếu mà còn đóng góp thiết thực cho công tác phòng chống dịch bệnh vì đã giúp người dân an tâm tiếp cận nguồn nhu yếu phẩm mà không phải ra khỏi nhà và tập trung đông người khi mua sắm", Grab khẳng định.
Doanh nghiệp nhận định việc duy trì hoạt động giao nhận lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu nói trên là phù hợp với Chỉ thị 17 về việc "Tăng cường khai thác các nguồn hàng, đảm bảo lưu thông thông suốt nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân" và phù với định hướng của Sở Công thương Hà Nội trong việc tăng cường, khuyến khích tiêu dùng qua kênh online.
Tuy nhiên, công văn mới của Sở GTVT Hà Nội đang yêu cầu 5 ứng dụng là Grab, Gojek, Be, MyGo và FastGo dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa, trong khi còn đang có rất nhiều đơn vị khác cùng cung cấp dịch vụ này trên địa bàn TP. Hà Nội.
"Chúng tôi cho rằng đây là một quy định chưa hợp lý và thiếu nhất quán với chính sách hiện hành của Nhà nước trong việc tạo lập, duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đăng, cũng như có thể gây hiểu nhầm không đáng có về chủ trương của TP", Grab nêu trong công văn.
"Do đó, Grab kính đề nghị Sở GTVT xem xét áp dụng các quy định một cách thống nhất cho toàn bộ thị trường", Grab cho biết.
Sẽ phối hợp kiểm soát tài xế đối tác
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chia sẻ về nhiều lợi ích của dịch vụ giao hàng qua ứng dụng công nghệ như đảm bảo giãn cách chống dịch Covid-19, tăng cường lưu thông hàng hóa. Grab cũng khẳng định lực lượng tài xế đối tác của doanh nghiệp đang được áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cũng như đảm bảo chỉ nhận đơn hàng thiết yếu.
"Các đối tác tài xế thường xuyên được nhắc nhở về việc chỉ nhận giao hàng thiết yếu, được yêu cầu kiểm tra hàng lúc nhận đồ giao đi và sẽ từ chối khách nếu hàng gửi đi không phải là nhu yếu phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày", văn bản từ Grab nêu rõ.
Về việc kiểm soát tài xế đối tác, Grab nhận định lực lượng chức năng hoàn toàn có thể kiểm tra hoạt động của đội ngũ shipper thông qua các giấy tờ, bằng chứng của tài xế. Nếu tài xế không chứng minh được hoạt động vận chuyển hàng hóa thiết yếu, tài xế sẽ bị xử phạt bởi lực lượng chức năng cũng như Grab sẽ phối hợp nhắc nhở hoặc tạm ngưng kết nối dịch vụ.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị cung cấp ứng dụng gọi xe dùng dịch vụ gọi xe từ 24/7 cho đến khi có thông báo mới với hoạt động vận tải vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe môtô, bao gồm xe có sử dụng ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe "ôm", kinh doanh giao hàng công nghệ (shipper).
Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) đối với các đơn vị cung cấp ứng dụng gọi xe như Grab, Be, Gojek, My Go và FastGo trong trường hợp các đơn vị này không thực hiện việc dừng hoạt động cung cấp dịch vụ gọi xe môtô chở hành khách và hàng hóa.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết đối với đội ngũ nhân viên chuyển phát của các doanh nghiệp bưu chính và lực lượng giao nhận của các siêu thị có cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm nên không bị cấm, vẫn được cho phép hoạt động. Tuy nhiên các đơn vị này sẽ cần gửi danh sách nhân viên giao nhận và chịu trách nhiệm quản lý công tác phòng dịch về Sở GTVT.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.