Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

Hải Đường - Thứ hai, 09/12/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Việc thiếu khung pháp lý, các quy định và tiêu chí xác định dự án xanh không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp "greenwashing" (tẩy xanh), gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.

Xu hướng bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế

Trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, tài chính xanh đang nổi lên như một xu hướng quan trọng, không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), nhấn mạnh, tài chính xanh là một cấu phần không thể thiếu trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Công cụ này giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời triển khai các dự án có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE)

Không chỉ giới hạn ở lĩnh vực chuyển đổi môi trường, tài chính xanh đã mở rộng sang nhiều ngành nghề như năng lượng tái tạo, bất động sản, nông nghiệp bền vững, và tiêu dùng. Những ngành này mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn và đầu tư bền vững.

Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm lớn tới tài chính xanh thông qua việc ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng như Nghị định 06/2022, Quyết định 01/2022, và Thông tư 17/2022. Những nỗ lực này nhằm tạo khung pháp lý định hướng cho phát triển tài chính xanh, góp phần thực hiện cam kết trung hòa carbon vào năm 2050.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, giai đoạn 2017 - 2023, dư nợ tín dụng xanh tăng trưởng bình quân hơn 22% mỗi năm, đạt gần 637.000 tỷ đồng vào cuối quý 1/2024. Trái phiếu xanh cũng đang được phát hành tại Việt Nam với giá trị đạt 1,157 tỷ USD trong giai đoạn 2019 - 2023, tập trung vào các ngành năng lượng sạch và tái tạo.

TS Bùi Duy Tùng từ Đại học RMIT Việt Nam nhận định rằng tài chính xanh là một khái niệm ngày càng nhận được sự quan tâm trong bối cảnh toàn cầu, không chỉ góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững. Các công cụ như ngân hàng xanh, trái phiếu xanh, và bảo hiểm xanh đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng dòng vốn tới các dự án thân thiện với môi trường.

“Tài chính xanh không chỉ là một công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn là yếu tố cốt lõi trong việc đạt được các SDGs bằng cách định hướng dòng vốn tới các dự án thân thiện với môi trường và xã hội”, TS Bùi Duy Tùng cho biết.

Rào cản lớn trên hành trình xanh hóa dòng vốn

Dù tài chính xanh đang là xu thế tất yếu, nhiều thách thức vẫn tồn tại. Bà Nguyễn Thị Việt Hà cho biết, Việt Nam hiện vẫn chưa có danh mục phân loại xanh và tiêu chí đánh giá thống nhất, các cơ chế ưu đãi về thuế phí với các sản phẩm tài chính xanh vẫn chưa được hoàn thiện.

Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân sự chuyên trách về ESG và chuyên gia đánh giá dự án xanh cũng là một rào cản lớn. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về phát triển bền vững, thiếu minh bạch trong công bố thông tin phát thải và kiểm kê khí nhà kính.

TS Bùi Duy Tùng nhận định, trước cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang đối diện với nhiệm vụ khó khăn trong việc chuyển đổi dòng vốn từ các lĩnh vực truyền thống sang các dự án bền vững như năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, và nông nghiệp bền vững.

TS Bùi Duy Tùng

Quá trình này bị cản trở bởi rào cản pháp lý và khung tiêu chuẩn phân loại xanh chưa hoàn thiện, dẫn đến khó khăn trong việc xác định, đánh giá, và triển khai các dự án xanh. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, hơn 50% các tổ chức tài chính gặp trở ngại trong việc phân định rủi ro và tiềm năng của các dự án xanh, chủ yếu do thiếu hướng dẫn chi tiết.

Theo vị chuyên gia Đại học RMIT, tác động của việc thiếu khung pháp lý và tiêu chuẩn phân loại xanh là rất lớn. Các doanh nghiệp và ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn do không thể xác định chính xác dự án thực sự xanh. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp "greenwashing" (tẩy xanh), gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.

Hiện nay, dư nợ tín dụng xanh chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế giai đoạn 2017 - 2022. Dù một số sáng kiến như việc TP. HCM phát hành trái phiếu xanh trị giá 3.000 tỷ đồng cho 34 dự án đã được thực hiện, quy mô này vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu vốn cần thiết để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việc thiếu sự đa dạng trong các sản phẩm tài chính xanh, cùng văn hóa lợi nhuận ngắn hạn của nhiều tổ chức tài chính, đang làm chậm tiến độ phát triển. Các khoản đầu tư xanh thường có thời gian hoàn vốn dài và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, khiến nhiều ngân hàng ngần ngại tham gia thị trường này.

TS Bùi Duy Tùng khuyến nghị, việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và tiêu chí phân loại xanh đồng bộ là yêu cầu cấp thiết. Việt Nam cần tham khảo các thông lệ quốc tế như EU Taxonomy để thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn minh bạch, khả thi, bao quát các lĩnh vực quan trọng như năng lượng tái tạo, giao thông bền vững, và quản lý tài nguyên nước.

Ngoài ra, việc thành lập một Hội đồng Tài chính xanh Quốc gia để điều phối và giám sát các chương trình tài chính xanh cũng rất cần thiết. Chính phủ cần tập trung vào các dự án mẫu đạt chuẩn quốc tế, sử dụng công nghệ như blockchain để minh bạch hóa dòng vốn, đồng thời đẩy mạnh huy động vốn từ các quỹ toàn cầu như Quỹ Khí hậu xanh.

Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'

Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'

Đầu tư  - 7h
(VNF) - Mặc dù nhiều văn bản thúc đẩy tài chính xanh đã được ban hành nhưng nguồn vốn dành cho phát triển bền vững này hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn, nguyên nhân là do “ba thiếu”: Thiếu cơ chế, thiếu ưu đãi và thiếu nhân lực.
Chủ động chuyển 'nâu sang xanh', đón dòng tài chính xanh toàn cầu

Chủ động chuyển 'nâu sang xanh', đón dòng tài chính xanh toàn cầu

(VNF) - Dòng tài chính theo hướng xanh đang là xu hướng tất yếu diễn ra trên quy mô toàn cầu. Các DN Việt đang chủ động chuyển từ nâu sang xanh để đón dòng tài chính xanh đang toàn cầu.

Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ

Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ

(VNF) - Nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ mới, vật liệu mới cho sản xuất sản phẩm xanh, kinh tế xanh, tái tạo rừng tự nhiên, chuyển đổi năng lượng cũng như tiêu dùng xanh cần phải được phát triển theo hướng khuyến khích về lãi suất, kỳ hạn cho vay, điều kiện tín dụng, thuế, thưởng, phạt.

Trung tâm tài chính xanh: Lợi thế và điểm nghẽn của TP. HCM

Trung tâm tài chính xanh: Lợi thế và điểm nghẽn của TP. HCM

(VNF) - Việc xây dựng TP. HCM thành trung tâm tài chính xanh được các chuyên gia đánh giá là định hướng khả thi và phù hợp. Tuy nhiên, các lợi thế của thành phố chỉ có tác dụng nếu xây dựng được kế hoạch và đề án cụ thể.

Ý kiến ( )
Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'

Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'

(VNF) - Mặc dù nhiều văn bản thúc đẩy tài chính xanh đã được ban hành nhưng nguồn vốn dành cho phát triển bền vững này hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn, nguyên nhân là do “ba thiếu”: Thiếu cơ chế, thiếu ưu đãi và thiếu nhân lực.

Phát triển ngân hàng xanh: Nhà băng phải dám cam kết

Phát triển ngân hàng xanh: Nhà băng phải dám cam kết

(VNF) - Ngân hàng xanh khác biệt so với các ngân hàng truyền thống nhờ vào cam kết mạnh mẽ đối với bảo vệ môi trường, sử dụng các tiêu chí bền vững trong đánh giá và ra quyết định cho vay, đẩy mạnh giáo dục và hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các biện pháp bền vững.

Chủ động chuyển 'nâu sang xanh', đón dòng tài chính xanh toàn cầu

Chủ động chuyển 'nâu sang xanh', đón dòng tài chính xanh toàn cầu

(VNF) - Dòng tài chính theo hướng xanh đang là xu hướng tất yếu diễn ra trên quy mô toàn cầu. Các DN Việt đang chủ động chuyển từ nâu sang xanh để đón dòng tài chính xanh đang toàn cầu.

Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên

Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên

(VNF) - Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.

Vietcombank ban hành Khung trái phiếu xanh

Vietcombank ban hành Khung trái phiếu xanh

(VNF) - Việc ban hành Khung Trái phiếu xanh của Vietcombank nhằm thúc đẩy tiến trình giải quyết các thách thức cấp bách về môi trường và xã hội, thúc đẩy phát triển bền vững.

Tín dụng xanh: Vì sao các ngân hàng trong nước chưa dám cam kết?

Tín dụng xanh: Vì sao các ngân hàng trong nước chưa dám cam kết?

(VNF) - Hoạt động tín dụng xanh hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó việc thiếu danh mục phân loại sẽ khiến hệ thống ngân hàng gặp vướng mắc khi cấp tín dụng xanh.

Bảo hiểm: Mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh tăng trưởng xanh

Bảo hiểm: Mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh tăng trưởng xanh

(VNF) - Nếu như các giải pháp tài chính xanh hiện nay đang nghiêng về huy động vốn thì bảo hiểm xanh lại có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ tài chính và giảm thiểu rủi ro cho các dự án và doanh nghiệp xanh. Tại Việt Nam, việc phát triển bảo hiểm xanh mới đang ở thời kỳ sơ khai.

Hàng tỷ USD đầu tư xanh: Vẫn trông chờ tín dụng ngân hàng

Hàng tỷ USD đầu tư xanh: Vẫn trông chờ tín dụng ngân hàng

(VNF) - Hiện nay, tín dụng xanh từ ngân hàng vẫn là công cụ huy động vốn chủ yếu cho đầu tư xanh và các dự án xanh. Còn thị trường trái phiếu xanh khá mới mẻ, quy mô chỉ chiếm khoảng 1% thị trường trái phiếu.

Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ

Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ

(VNF) - Nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ mới, vật liệu mới cho sản xuất sản phẩm xanh, kinh tế xanh, tái tạo rừng tự nhiên, chuyển đổi năng lượng cũng như tiêu dùng xanh cần phải được phát triển theo hướng khuyến khích về lãi suất, kỳ hạn cho vay, điều kiện tín dụng, thuế, thưởng, phạt.