'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trái phiếu xanh sôi động hơn
Theo báo cáo mới nhất của FiinRatings, lũy kế 10 tháng năm 2024, tổng giá trị phát hành của cả thị trường TPDN đạt gần 348 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 4 lô trái phiếu xanh được phát hành với tổng giá trị 6,87 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 2% tổng giá trị phát hành 10 tháng năm 2024.
Mặc dù đây vẫn chỉ là con số khiêm tốn nhưng rõ ràng thị trường trái phiếu xanh đã có phần sôi động hơn so với những năm trước đó. Trong giai đoạn 2016-2023, số lượng trái phiếu xanh được phát hành tại Việt Nam có tổng giá trị khoảng 1,1 tỷ USD (khoảng gần 27 nghìn tỷ đồng), chỉ chiếm 1,8% tổng giá trị thị trường. Những lô trái phiếu xanh này bao gồm EVNFinance (1.725 tỷ đồng), BIDV (2.500 tỷ đồng), Vinpearl (425 triệu USD), và BIM Land (101 triệu USD).
Thêm một điểm sáng là thị trường đã và đang chứng kiến một số lô trái phiếu xanh của các tổ chức quốc tế có xếp hạng tín nhiệm cao bao gồm CGIF (quỹ tín thác của ADB) và GuarantCo (đơn vị chuyên về bảo lãnh tín dụng thuộc Tập đoàn PIDG) được phát hành thành công.
Các doanh nghiệp cũng chủ động xây dựng khung tài chính xanh/khung trái phiếu xanh và thực hiện đánh giá độc lập trước phát hành theo tiêu chuẩn quốc tế như của CBI và ICMA, với những khung phát hành tiên phong từ Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mới đây là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I và Công ty TNHH Nước Sạch Hòa Bình – Xuân Mai.
Bà Helena McLeod, Quyền Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) nhận định, nhu cầu cũng như sự tín nhiệm ngày một lớn từ phía nhà đầu tư đối với các dự án tăng trưởng xanh là tín hiệu tích cực về tiềm năng thị trường trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam. Những đợt phát hành trái phiếu xanh thành công thời gian qua cũng cho thấy sức hút của các sản phẩm tài chính xanh, trong đó có trái phiếu xanh.
Trong khi đó, các chuyên gia FiinRatings cho rằng những giao dịch trái phiếu xanh gần đây đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đừng để chỉ “xanh” trên danh nghĩa
Trái phiếu xanh đóng vai trò quan trọng trong cung ứng vốn dài hạn cho các dự án phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Công cụ tài chính này cung cấp nguồn vốn dài hạn với chi phí hợp lý để triển khai các dự án xanh, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường vốn, giảm áp lực lên kênh tín dụng.
Tuy nhiên, khi so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia hay Philippines, nơi trái phiếu xanh chiếm 5 – 7% tổng giá trị thị trường, rõ ràng, kênh trái phiếu xanh tại nước ta vẫn còn đang ở giai đoạn “sơ khai”. Nhiều chuyên gia nhận định, việc phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam vẫn đang theo hướng “tự xưng” do còn nhiều vướng mắc.
Theo chuyên gia của FiinRatings, một trong những những rào cản chính khiến trái phiếu xanh chưa bùng nổ là do thiếu hành lang pháp lý đầy đủ. Mặc dù Việt Nam đang trong quá trình xây dựng dự thảo để ban hành khung phân loại trái phiếu xanh và tín dụng xanh và đã có khung pháp lý cơ bản bước đầu song việc chưa có danh mục phân loại xanh cụ thể cũng như khung pháp lý liên quan đến trái phiếu xanh khiến nhiều doanh nghiệp còn e ngại, chưa tự tin tham gia thị trường này.
Trong khi đó, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, việc thiếu cơ chế để thu hút các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh cũng khiến kênh huy động vốn này “được nói đến rất nhiều nhưng số doanh nghiệp làm được lại rất ít”.
Mặc dù mang danh nghĩa “xanh” nhưng các nhà phát hành trái phiếu xanh vẫn phải đảm bảo các điều kiện tài chính như tài sản đảm bảo, lãi suất và kỳ hạn giống như các khoản vay thông thường khác mà không có bất kỳ ưu đãi hay hỗ trợ đặc biệt nào, ông Nghĩa cho hay.
Đồng quan điểm, trong chia sẻ với VietnamFinance, bà Lương Thúy Ngân, Giám đốc Khối tư vấn tài chính doanh nghiệp, VCBS, cho biết để phát hành trái phiếu xanh, doanh nghiệp phải gánh nhiều chi phí hơn, tốn thời gian hơn nhưng những ưu đãi liên quan đến trái phiếu xanh lại chưa nhiều. Thực tế, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phát hành trái phiếu xanh thậm chí còn có thể vượt qua những lợi nhuận mà nó mang lại.
Để vượt qua những thách thức hiện tại, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, yếu tố cốt lõi vẫn là cần xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh và rõ ràng cho trái phiếu xanh. Song song với đó, Chính phủ cần thiết kế các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ, chẳng hạn như miễn, giảm thuế hoặc lãi suất ưu đãi, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu xanh.
Ngược lại, thị trường cũng cần có những chính sách đồng bộ dành cho nhà đầu tư, như ưu đãi về hạn mức tín dụng hoặc thuế đánh trên lợi suất đầu tư. Điều này sẽ tạo động lực lớn để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư lớn như ngân hàng, công ty quản lý quỹ và bảo hiểm. Một khi thị trường có đầy đủ khung pháp lý lẫn chính sách ưu đãi song hành cho cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư, thị trường trái phiếu xanh mới có thể thực sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.