Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh

Minh Nhật - Chủ nhật, 17/11/2024 16:13 (GMT+7)

(VNF) - Nguồn vốn từ lô trái phiếu xanh của Vietcombank sẽ được sử dụng để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường.

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh. Lô trái phiếu có cấu trúc không yêu cầu tài sản đảm bảo và không cần bảo lãnh thanh toán.

Ông Vũ Quang Đông, Phó Giám đốc Khối phụ trách Khối Vốn & Thị trường Vietcombank nhận định: "Nhu cầu đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường ngày càng tăng, và trái phiếu xanh là công cụ hiệu quả để huy động vốn nhằm hỗ trợ những dự án này với chi phí vốn hợp lý.

Nguồn vốn từ đợt phát hành trái phiếu xanh này sẽ được Vietcombank sử dụng để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường thuộc 7 lĩnh vực, bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông bền vững, quản lý nước, công trình xanh, quản lý chất thải, nông – lâm – thủy sản bền vững và năng lượng hiệu quả. Các dự án sẽ được Vietcombank đánh giá kỹ lưỡng trước khi phê duyệt và giải ngân".

Ngoài ra, định kỳ hàng năm, Vietcombank sẽ công bố báo cáo kiểm toán về tình hình phân bổ nguồn vốn và báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đã được tài trợ cho công chúng. Các thông tin bao gồm vốn đã giải ngân, loại dự án được phân bổ vốn, tỷ lệ phân bổ vốn và cả những ý kiến từ phía kiểm toán về sự phù hợp của việc phân bổ vốn với khung trái phiếu xanh của ngân hàng.

Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục ưu tiên dành nguồn lực cho tín dụng xanh.

Được biết, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu xanh tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam đồng thời tuân thủ tự nguyện Nguyên tắc Trái phiếu Xanh của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA). Khung trái phiếu xanh của Vietcombank được tư vấn bởi tổ chức quốc tế Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) và được tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín S&P Global đánh giá cao với xếp hạng Medium Green (mức cao thứ hai trong thang sáu bậc theo khung đánh giá Shade of Green của S&P Global).

Bên cạnh phát hành trái phiếu xanh, đại diện Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục ưu tiên dành nguồn lực cho tín dụng xanh.

“Dựa trên chiến lược Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Vietcombank chú trọng xây dựng chiến lược ngân hàng xanh và đa dạng hóa các công cụ tài chính xanh, hoàn thiện các tiêu chí và chính sách để hướng dòng tín dụng đến các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới, phát thải carbon thấp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng xanh, cộng đồng khởi nghiệp để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng”, ông Vũ Quang Đông chia sẻ.

Giai đoạn từ 2020 - 2023, tổng dư nợ tín dụng xanh của Vietcombank tăng trưởng trung bình gần 4 lần, từ hơn 11.765 tỷ đồng năm 2020 lên đến 46.100 tỷ VND tại thời điểm 31/12/2023. Tính đến cuối năm 2023, dư nợ tín dụng xanh của Vietcombank chiếm 3,6% tổng dư nợ. Phần lớn cơ cấu tín dụng xanh tại Vietcombank là năng lượng tái tạo, chiếm 84%.

Vietcombank ban hành Khung trái phiếu xanh

Vietcombank ban hành Khung trái phiếu xanh

(VNF) - Việc ban hành Khung Trái phiếu xanh của Vietcombank nhằm thúc đẩy tiến trình giải quyết các thách thức cấp bách về môi trường và xã hội, thúc đẩy phát triển bền vững.

Đề xuất nhà nước đầu tư thêm 20.695 tỷ để Vietcombank tăng vốn

Đề xuất nhà nước đầu tư thêm 20.695 tỷ để Vietcombank tăng vốn

(VNF) - Nếu không được tăng vốn, năm 2024, Vietcombank sẽ chỉ tăng trưởng tín đụng được ở mức 7% (thay vì mức dự kiến 15,93% như hiện tại). Đồng thời, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank dự kiến cũng sẽ giảm tương ứng với phần giảm quy mô tín dụng (giảm khoảng 4% lợi nhuận).

Vietcombank, MB thêm lợi thế gì khi nhận CBBank và OceanBank?

Vietcombank, MB thêm lợi thế gì khi nhận CBBank và OceanBank?

(VNF) - Việc nhận chuyển giao CBBank và OceanBank giúp Vietcombank và MB được một số quyền lợi như nhận được hạn mức tín dụng cao hơn, được nới giới hạn về cho vay và có thêm dư địa tăng trưởng.

Ý kiến ( )
Đà Nẵng hướng đến trung tâm tài chính xanh đầu tiên của Asean

Đà Nẵng hướng đến trung tâm tài chính xanh đầu tiên của Asean

(VNF) - Theo ông Andy Khoo - CEO Terne Holdings Trung tâm Tài chính Quốc tế Đà Nẵng có thể chuyên sâu vào tài chính xanh.

Không phải khí hậu, chính trị sẽ định hình xu hướng tài chính bền vững 2025?

Không phải khí hậu, chính trị sẽ định hình xu hướng tài chính bền vững 2025?

(VNF) - Năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm đầy biến động của tài chính bền vững khi ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ, với sự phân hóa ngày càng gia tăng giữa các khu vực trên mọi phương diện, từ dòng vốn, các vụ kiện pháp lý đến quy định thị trường.

Từ trái phiếu xanh tới quỹ ESG: Dòng vốn xanh Việt Nam tiến một bước dài

Từ trái phiếu xanh tới quỹ ESG: Dòng vốn xanh Việt Nam tiến một bước dài

(VNF) - Sự phát triển của trái phiếu xanh và quỹ ESG đánh dấu một bước tiến quan trọng của thị trường vốn Việt Nam, phản ánh xu hướng toàn cầu về tài chính bền vững.

Nông nghiệp, điện sạch, vật liệu xây dựng được ưu tiên vay vốn xanh

Nông nghiệp, điện sạch, vật liệu xây dựng được ưu tiên vay vốn xanh

(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, 4 lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp; Năng lượng tái tạo và Vật liệu xây dựng sẽ được tiếp cận, vay vốn ưu đãi xanh của các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư và hợp tác với các đơn vị có chức năng phát hành trái phiếu xanh.

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

(VNF) - Để thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam vốn đang còn quá khiêm tốn, chuyên gia FiinRatings khuyến nghị ngoài ưu đãi về thuế, còn cần thêm nhiều chính sách khác như hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách.

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

(VNF) - Việc thiếu khung pháp lý, các quy định và tiêu chí xác định dự án xanh không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp "greenwashing" (tẩy xanh), gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.

Dòng vốn xanh: Ấm dần lên nhưng vẫn chưa đủ nhiệt

Dòng vốn xanh: Ấm dần lên nhưng vẫn chưa đủ nhiệt

(VNF) - Dù thị trường vốn xanh đang có dấu hiệu ấm lên nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ so với nhu cầu thực tế. Để “tăng nhiệt”, không chỉ cần cải cách chính sách, mà còn phải thay đổi tư duy, hành động của các tổ chức và doanh nghiệp.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

(VNF) - Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.