Chủ động chuyển 'nâu sang xanh', đón dòng tài chính xanh toàn cầu
Khánh Hồng -
Thứ hai, 25/11/2024 07:00 (GMT+7)
(VNF) - Dòng tài chính theo hướng xanh đang là xu hướng tất yếu diễn ra trên quy mô toàn cầu. Các DN Việt đang chủ động chuyển từ nâu sang xanh để đón dòng tài chính xanh đang toàn cầu.
Chuyển dịch từ nâu sang xanh
TS Lại Văn Mạnh - Trưởng Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho hay, sau Hội nghị COP26 đã có một hội nghị rất lớn của hơn 400 định chế tài chính quốc tế, cùng ký một cái bản cam kết sẽ chuyển dịch dòng tài chính của họ từ việc cho vay dự án nâu sang dự án xanh.
Đây là cam kết chính trị của các cái tổ chức quốc tế trên toàn cầu. Từ đó nó dẫn đến dòng vốn trên thị trường thế giới có xu hướng dịch chuyển sang những các dự án thân thiện với môi trường và các dự án mang lại lợi ích cho môi trường. Khi doanh nghiệp tiếp cận sẽ tạo ra lợi ích cạnh tranh, tăng thêm giá trị kinh doanh, tăng cường triển vọng kinh tế.
“Trong quá trình chúng tôi làm văn bản pháp luật, đặc biệt là xây dựng các tiêu chí xanh, rất nhiều doanh nghiệp bảo rằng: ‘Chúng tôi cần cái tiêu chí xanh hơn là cần ưu đãi’, vì thông qua các tiêu chí xanh đó mang lại giá trị cho doanh nghiệp và quả thực là đúng”, ông Mạnh nói.
Theo TS Lại Văn Mạnh, từ năm 2010, tài chính xanh trên thị trường quốc tế có xu hướng gia tăng. Mặc dù trong một vài năm gần đây tỷ trọng có giảm nhẹ nhưng tổng thể về mặt lượng thì đang tăng mạnh.
Ở Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng đã dành một khoản vay cho các dự án xanh. Một số doanh nghiệp, đơn vị cũng đã phát hành những gói trái phiếu.
“Chuyển dịch hoạt động đầu tư, dòng tài chính theo hướng xanh đang là xu hướng tất yếu diễn ra trên quy mô toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Quyết tâm chính trị, cam kết và hành động của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương tạo niềm tin cho nhà đầu tư tài chính xanh”, ông Mạnh nói.
Tuy nhiên, theo ông Mạnh, hạn chế của Việt Nam hiện nay là tín dụng xanh, trái phiếu xanh còn thấp; cơ cấu phân bổ cho các dự án bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích môi trường chưa phù hợp; hệ thống quy định pháp lý chưa đồng bộ, thiếu tập trung; nhiều quy định cũ chưa được sửa đổi kịp thời; chưa có đủ nguồn nhân lực về tài chính xanh…
TS Lại Văn Mạnh cũng cho hay, để tham gia vào thị trường tài chính xanh, hiện nay trên thế giới có một số cái công cụ như: tín dụng xanh, trái phiếu xanh, bảo hiểm xanh, quỹ đầu tư xanh, tín chỉ các-bon và các cái sản phẩm tài chính khác. Trong đó, thế giới đang bài luận và thống kê nhiều là tín dụng xanh và trái phiếu xanh.
Cần mô hình thí điểm
Ông Đoàn Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu như nước biển dâng, thiên tai, thời tiết cực đoan, các ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng tăng.
Vì vậy, thúc đẩy đầu tư xanh, thị trường tài chính xanh trở thành yếu tố quan trọng trong hành trình hướng đến mục tiêu Net Zero. Đến nay, đã có khoảng 140 quốc gia cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net Zero, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050 và cam kết thu hút các dòng tài chính xanh để phát triển năng lượng tái tạo, phát triển carbon thấp, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện các giải pháp bằng hành động thiết thực. Việt Nam đã xây dựng NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định) với quyết tâm giảm phát thải khí nhà kính 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) với sự hỗ trợ của quốc tế vào năm 2030.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cần ưu tiên thực hiện phát triển thị trường tài chính xanh và thị trường carbon.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp là xu hướng tất yếu và là tương lai của toàn cầu.
Trong xu hướng chuyển đổi xanh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động trước những rào cản xanh đặt ra bởi các thị trường quốc tế, đồng thời có cơ hội phát triển và lợi thế cạnh tranh khi sản xuất các sản phẩm xanh.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều thách thức về tài chính, công nghệ, thể chế, đặc biệt trong liên kết các bên đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm, đặc biệt là vai trò của Nhà nước trong thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Vì vậy, cần mô hình thí điểm, vai trò “dẫn dắt” của doanh nghiệp đầu ngành, cùng phối hợp với nhà nước, nhà khoa học, tổ chức quốc tế. Đồng thời, cần có đề án cụ thể, mô hình thí điểm tuy nhiên áp dụng theo hướng mở, có lộ trình từng bước và thực chất, hiệu quả, khả thi, không cầu toàn.
(VNF) - Một DN dệt may quyết định chấm dứt sản xuất mặt hàng khăn bông – sản phẩm từng gắn bó với hoạt động công ty suốt chiều dài 47 năm, mang thương hiệu quốc gia, hàng Việt Nam chất lượng cao và có tỷ trọng doanh thu hơn 20%. Cắt bỏ sản phẩm làm nên tên tuổi của mình, DN thể hiện quyết tâm xây dựng công ty xanh, sạch và phát triển bền vững.
(VNF) - Nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ mới, vật liệu mới cho sản xuất sản phẩm xanh, kinh tế xanh, tái tạo rừng tự nhiên, chuyển đổi năng lượng cũng như tiêu dùng xanh cần phải được phát triển theo hướng khuyến khích về lãi suất, kỳ hạn cho vay, điều kiện tín dụng, thuế, thưởng, phạt.
(VNF) - Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5 với chủ đề 'Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. HCM', đã nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia cho việc chuyển đổi hiệu quả công nghiệp.
(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.
(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.
(VNF) - Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
(VNF) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương khẳng định việc thúc đẩy tài chính xanh và tài chính bền vững là ưu tiên dài hạn của UBCKNN. Trong đó, phát triển thị trường vốn xanh là một trong những mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.
(VNF) - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi để đủ điều kiện huy động vốn xanh. Tuy nhiên, trong quá trình này, DN phải đối mặt với không ít khó khăn, thậm chí là ngay từ khi khâu chuẩn bị.
(VNF) - Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính bắt đầu chú trọng đến việc phát hành trái phiếu xanh như một phương tiện để tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển của kênh huy động vốn này tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
(VNF) - Mặc dù nhiều văn bản thúc đẩy tài chính xanh đã được ban hành nhưng nguồn vốn dành cho phát triển bền vững này hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn, nguyên nhân là do “ba thiếu”: Thiếu cơ chế, thiếu ưu đãi và thiếu nhân lực.
(VNF) - Ông Quan Đức Hoàng, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Amber, Chủ tịch Quỹ A+ đánh giá, dư địa cho quỹ đầu tư xanh tại Việt Nam đang ngày càng rộng mở, mang lại cơ hội thu hút nguồn vốn lớn cho các dự án xanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để khai thác tối đa cơ hội này, doanh nghiệp cần “hiểu mình”, “hiểu người”.
(VNF) - Theo ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với rất nhiều tiềm năng song vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc khiến Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển bền vững.