Tín dụng xanh: Vì sao các ngân hàng trong nước chưa dám cam kết?
(VNF) - Hoạt động tín dụng xanh hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó việc thiếu danh mục phân loại sẽ khiến hệ thống ngân hàng gặp vướng mắc khi cấp tín dụng xanh.
Sáng ngày 11/11, tại phiên chất vấn thuộc Chương trình Kỳ họp thứ 8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp thắc mắc của các đại biểu Quốc hội về vấn đề tín dụng xanh.
Đại biểu Lê Đào Xuân Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) nhận định rằng hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong các ngành cần chuyển đổi từ "nâu" sang "xanh" do tác động nghiêm trọng từ thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại thiếu thông tin và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn xanh.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình) cũng cho rằng việc triển khai tín dụng xanh vẫn gặp nhiều rào cản, trong khi Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, đòi hỏi hệ thống tín dụng cần gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xanh.
Cả hai đại biểu đã đặt vấn đề về các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp, đồng thời gắn hoạt động tín dụng với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xanh.
Trả lời các đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định rằng bảo vệ môi trường là một mục tiêu quan trọng trong phát triển bền vững, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. NHNN đã ban hành nhiều chỉ thị và văn bản khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vào cấp tín dụng xanh, triển khai các biện pháp quản lý rủi ro môi trường trong cấp tín dụng và hoàn thiện cơ chế chính sách để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh.
Ngành ngân hàng đã đề ra các kế hoạch hành động và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trong hệ thống nhằm triển khai các chương trình tín dụng đặc thù, góp phần tiết kiệm tài nguyên theo hướng tăng trưởng xanh. Gần đây nhất, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị triển khai chương trình 1 triệu ha lúa xanh.
Về kết quả thực hiện, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, so với năm 2017, số lượng tổ chức tín dụng tham gia tín dụng xanh đã tăng từ 5 lên 50, với dư nợ tín dụng xanh đạt khoảng 650.000 tỷ đồng. Trong đó, tín dụng xanh cho năng lượng tái tạo và năng lượng sạch chiếm 45%, còn tín dụng cho nông nghiệp xanh và sạch chiếm 30%.
Đặc biệt, dư nợ tín dụng kèm đánh giá rủi ro môi trường đã đạt 3,2 triệu tỷ đồng trong tổng gần 15 triệu tỷ đồng dư nợ toàn hệ thống. Tính từ năm 2017 đến 2023, tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh trung bình đạt khoảng 17%/năm. Dù chưa lớn, tốc độ này cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn hệ thống.
“Tuy nhiên, hoạt động tín dụng xanh vẫn đối diện nhiều khó khăn. Hệ thống ngân hàng cần hướng dẫn từ cơ quan chức năng về danh mục phân loại xanh để làm cơ sở cấp tín dụng. Thêm vào đó, các lĩnh vực xanh như năng lượng tái tạo đòi hỏi nguồn vốn lớn và dài hạn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng còn hạn chế về kiến thức tín dụng xanh,” Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.
Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt khi Chính phủ phê duyệt danh mục phân loại xanh. Từ danh mục này, NHNN sẽ hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong đánh giá rủi ro môi trường và cấp tín dụng xanh. Trước đó, NHNN đã ban hành thông tư cho các tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro môi trường khi cấp tín dụng, đồng thời theo dõi và điều chỉnh nếu gặp vướng mắc.
Các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng thương mại cũng nhận định rằng nhu cầu đầu tư vào các dự án giảm phát thải của doanh nghiệp rất lớn, đòi hỏi sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính thông qua các hình thức tín dụng xanh. Các tổ chức tài chính trong nước đã nhận thức được vai trò của mình trong việc khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình bền vững, song vẫn còn nhiều rào cản vì thiếu các tiêu chuẩn cụ thể để đo lường và đánh giá mức độ "xanh" của dự án.
Trong khi các ngân hàng quốc tế đã có những cam kết toàn cầu về chuyển đổi xanh, các ngân hàng trong nước lại chưa thể cam kết cụ thể về lượng vốn cho tín dụng xanh hay tích hợp cam kết này vào kế hoạch kinh doanh do khó khăn trong việc phân loại dự án.
Ngân hàng dè dặt tín dụng xanh, thích cho vay bất động sản
Thiếu pháp lý tín dụng xanh: Doanh nghiệp khó vay, ngân hàng khó cấp
(VNF) - Khoảng trống pháp lý cho tín dụng xanh gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án bền vững. Trong khi đó, các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi không có cơ sở pháp lý rõ ràng để phân loại và cấp vốn cho các dự án chuyển đổi xanh.
Nắn dòng tín dụng xanh đến các 'mầm xanh' kinh tế
(VNF) - Dù đã được khuyến khích và triển khai từ nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng khi chưa đến được với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), nơi rất cần sự hỗ trợ để thúc đẩy chuyển đổi xanh và bền vững.
'Tín dụng xanh chưa bao giờ là con đường dễ đi'
(VNF) - Theo ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với rất nhiều tiềm năng song vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc khiến Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển bền vững.
Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'
(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.
Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng
(VNF) - Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
'Thúc đẩy tài chính xanh là ưu tiên dài hạn của UBCKNN'
(VNF) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương khẳng định việc thúc đẩy tài chính xanh và tài chính bền vững là ưu tiên dài hạn của UBCKNN. Trong đó, phát triển thị trường vốn xanh là một trong những mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.
Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị
(VNF) - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi để đủ điều kiện huy động vốn xanh. Tuy nhiên, trong quá trình này, DN phải đối mặt với không ít khó khăn, thậm chí là ngay từ khi khâu chuẩn bị.
Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam: Sẽ sớm thoát cảnh 'chợ chiều'?
(VNF) - Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính bắt đầu chú trọng đến việc phát hành trái phiếu xanh như một phương tiện để tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển của kênh huy động vốn này tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'
(VNF) - Mặc dù nhiều văn bản thúc đẩy tài chính xanh đã được ban hành nhưng nguồn vốn dành cho phát triển bền vững này hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn, nguyên nhân là do “ba thiếu”: Thiếu cơ chế, thiếu ưu đãi và thiếu nhân lực.
Quỹ nội tìm cách dẫn vốn ngoại vào doanh nghiệp xanh
(VNF) - Ông Quan Đức Hoàng, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Amber, Chủ tịch Quỹ A+ đánh giá, dư địa cho quỹ đầu tư xanh tại Việt Nam đang ngày càng rộng mở, mang lại cơ hội thu hút nguồn vốn lớn cho các dự án xanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để khai thác tối đa cơ hội này, doanh nghiệp cần “hiểu mình”, “hiểu người”.
'Tín dụng xanh chưa bao giờ là con đường dễ đi'
(VNF) - Theo ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với rất nhiều tiềm năng song vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc khiến Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển bền vững.
'Tiền hiện có rất nhiều, vấn đề là làm thế nào để tiếp cận được'
(VNF) - Không phải cứ "xanh hóa" là kêu gọi được đầu tư, vì cốt lõi trong kinh doanh vẫn là lợi nhuận, doanh nghiệp cần chứng minh rằng họ có thể mang lại lợi nhuận đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Các chuyên gia nhấn mạnh: “Tiền hiện có rất nhiều, vấn đề là làm thế nào để tiếp cận được”.