Thiếu pháp lý tín dụng xanh: Doanh nghiệp khó vay, ngân hàng khó cấp

Hải Đường - Thứ ba, 22/10/2024 08:35 (GMT+7)

(VNF) - Khoảng trống pháp lý cho tín dụng xanh gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án bền vững. Trong khi đó, các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi không có cơ sở pháp lý rõ ràng để phân loại và cấp vốn cho các dự án chuyển đổi xanh.

Khoảng trống pháp lý cho tín dụng xanh

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh đang trở thành xu hướng toàn cầu, các quốc gia đều đặt mục tiêu giảm thiểu phát thải và thúc đẩy phát triển bền vững. Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc với cam kết đạt mục tiêu Netzero vào năm 2050. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, nền kinh tế Việt Nam cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức tài chính thông qua các hình thức tín dụng xanh.

Như ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) đã nói tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024: “Doanh nghiệp làm bất cứ điều gì cũng cần vốn, và việc đầu tư vào các dự án giảm phát thải cũng không ngoại lệ.”

Theo ông Quỳnh, các tổ chức tài chính hiện đã nhận thức được vai trò của mình trong việc khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình bền vững. Tuy nhiên, họ vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp để thúc đẩy các hoạt động cấp tín dụng, phát hành trái phiếu xanh theo các tiêu chuẩn ESG, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để thực thi các dự án bền vững.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA)

Các ngân hàng quốc tế đều có cam kết về chuyển đổi xanh trên toàn cầu. Do đó, các chi nhánh của họ tại Việt Nam cũng phải thực hiện mục tiêu này trong hoạt động kinh doanh, cũng như khi cung cấp tài chính cho doanh nghiệp. Không chỉ các ngân hàng thương mại, các cơ quan, tổ chức tài chính như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hay Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi xanh. Đơn cử, ADB đã cam kết cung cấp 100 tỷ USD tài trợ khí hậu trong giai đoạn 2019-2030.

Đối với các ngân hàng nội địa, Việt Nam hiện vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng cho chuyển đổi xanh, dẫn đến việc các ngân hàng chưa thể cam kết cụ thể về lượng vốn dành cho tín dụng xanh, hay tích hợp những cam kết này vào kế hoạch kinh doanh.

Ông Doãn Tuấn Anh, Phó giám đốc Ban Khách hàng Doanh nghiệp nước ngoài của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chia sẻ rằng, một trong những thách thức lớn nhất của các ngân hàng trong nước là việc phân loại dự án. Theo ông, rất khó để các cơ quan quản lý hay Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy chuẩn rõ ràng để đo lường và đánh giá mức độ "xanh" của dự án, từ đó hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay tín dụng xanh.

Mặc dù còn nhiều thách thức, ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho rằng chuyển đổi xanh là xu hướng toàn cầu mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Ông khẳng định sự hỗ trợ tài chính cho quá trình này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

Gemadept, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có phát thải cao, cũng cho biết rằng thiếu vốn xanh là thách thức lớn đối với họ khi tiến hành chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, công ty đã chứng minh việc huy động vốn tín dụng xanh là khả thi, khi đã nhận được khoản vay từ HSBC để phát triển các dự án bền vững.

Khoảng trống pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Không chỉ thiếu quy định pháp lý cho tín dụng xanh, Việt Nam cũng đang gặp khó khăn trong việc xây dựng khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon – một công cụ quan trọng để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Luật sư Nguyễn Thành Nghiệp đã chỉ ra bốn thách thức lớn về pháp lý trong việc phát triển thị trường này tại Việt Nam.

Thách thức đầu tiên là việc xác định tín chỉ carbon có được coi là tài sản hay không. Nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải quyết, chẳng hạn như việc đăng ký, thế chấp, và giao dịch tín chỉ carbon sẽ diễn ra như thế nào.

Thứ hai, vấn đề đo đạc, báo cáo và thẩm định tín chỉ carbon cũng gặp nhiều khó khăn. Việt Nam hiện có nhiều tiêu chuẩn về các hoạt động này, nhưng từ góc độ quản lý, quy trình báo cáo và thẩm định vẫn chưa rõ ràng. Theo luật sư Nghiệp, hiện chỉ có các cơ quan quản lý tham gia vào quá trình thẩm định, trong khi đó vẫn còn nhiều cơ hội cho các đơn vị tư nhân tham gia vào các hoạt động báo cáo.

Luật sư Nguyễn Thành Nghiệp

Thứ ba, việc phân bổ tín chỉ carbon và phương thức thực hiện giao dịch vẫn còn nhiều vướng mắc. Câu hỏi liệu có nên thực hiện phân bổ qua đấu thầu hay không vẫn chưa được trả lời, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch tài chính cho các dự án xanh.

Cuối cùng, hệ thống giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam vẫn chưa được triển khai. Luật sư Nghiệp cho rằng cần thiết phải có một hệ thống lưu ký tập trung để xác định rõ ràng nhà phát hành và chủ sở hữu tín chỉ carbon.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh cũng đồng quan điểm với luật sư Nghiệp về việc thiếu khung pháp lý gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển của thị trường tín chỉ carbon. Ông nhấn mạnh rằng với cam kết đạt Netzero vào năm 2050, Việt Nam cần xây dựng một khung pháp lý và kế hoạch hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu này. Cần có các công cụ đo lường chính xác lượng phát thải hiện tại và khả năng hấp thụ để đáp ứng các cam kết quốc tế.

Nắn dòng tín dụng xanh đến các 'mầm xanh' kinh tế

Nắn dòng tín dụng xanh đến các 'mầm xanh' kinh tế

Tài chính xanh  - 7h
(VNF) - Dù đã được khuyến khích và triển khai từ nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng khi chưa đến được với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), nơi rất cần sự hỗ trợ để thúc đẩy chuyển đổi xanh và bền vững.
'Tín dụng xanh chưa bao giờ là con đường dễ đi'

'Tín dụng xanh chưa bao giờ là con đường dễ đi'

(VNF) - Theo ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với rất nhiều tiềm năng song vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc khiến Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển bền vững.

VietinBank: Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh

VietinBank: Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh

(VNF) - Ngày 8/8/2024 vừa qua, tại “Lễ Công bố và Vinh danh Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2024”, VietinBank đã vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024” (Vietnam Outstanding Banking Awards 2024), hạng mục “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tổ chức dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

BAC A BANK hai năm liền nhận giải thưởng ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh

BAC A BANK hai năm liền nhận giải thưởng ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh

(VNF) - Với triết lý kinh doanh hướng đến các giá trị phát triển bền vững, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) đã được vinh danh “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” trong khuôn khổ “Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam 2024 - Vietnam Outstanding Banking Awards 2024” do Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp tổ chức.

Ý kiến ( )
Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

(VNF) - Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

'Thúc đẩy tài chính xanh là ưu tiên dài hạn của UBCKNN'

'Thúc đẩy tài chính xanh là ưu tiên dài hạn của UBCKNN'

(VNF) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương khẳng định việc thúc đẩy tài chính xanh và tài chính bền vững là ưu tiên dài hạn của UBCKNN. Trong đó, phát triển thị trường vốn xanh là một trong những mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.

Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị

Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi để đủ điều kiện huy động vốn xanh. Tuy nhiên, trong quá trình này, DN phải đối mặt với không ít khó khăn, thậm chí là ngay từ khi khâu chuẩn bị.

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam: Sẽ sớm thoát cảnh 'chợ chiều'?

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam: Sẽ sớm thoát cảnh 'chợ chiều'?

(VNF) - Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính bắt đầu chú trọng đến việc phát hành trái phiếu xanh như một phương tiện để tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển của kênh huy động vốn này tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'

Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'

(VNF) - Mặc dù nhiều văn bản thúc đẩy tài chính xanh đã được ban hành nhưng nguồn vốn dành cho phát triển bền vững này hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn, nguyên nhân là do “ba thiếu”: Thiếu cơ chế, thiếu ưu đãi và thiếu nhân lực.

Quỹ nội tìm cách dẫn vốn ngoại vào doanh nghiệp xanh

Quỹ nội tìm cách dẫn vốn ngoại vào doanh nghiệp xanh

(VNF) - Ông Quan Đức Hoàng, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Amber, Chủ tịch Quỹ A+ đánh giá, dư địa cho quỹ đầu tư xanh tại Việt Nam đang ngày càng rộng mở, mang lại cơ hội thu hút nguồn vốn lớn cho các dự án xanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để khai thác tối đa cơ hội này, doanh nghiệp cần “hiểu mình”, “hiểu người”.

'Tín dụng xanh chưa bao giờ là con đường dễ đi'

'Tín dụng xanh chưa bao giờ là con đường dễ đi'

(VNF) - Theo ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với rất nhiều tiềm năng song vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc khiến Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển bền vững.

'Tiền hiện có rất nhiều, vấn đề là làm thế nào để tiếp cận được'

'Tiền hiện có rất nhiều, vấn đề là làm thế nào để tiếp cận được'

(VNF) - Không phải cứ "xanh hóa" là kêu gọi được đầu tư, vì cốt lõi trong kinh doanh vẫn là lợi nhuận, doanh nghiệp cần chứng minh rằng họ có thể mang lại lợi nhuận đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Các chuyên gia nhấn mạnh: “Tiền hiện có rất nhiều, vấn đề là làm thế nào để tiếp cận được”.