'Tín dụng xanh chưa bao giờ là con đường dễ đi'

Khánh Tú - Thứ năm, 26/09/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với rất nhiều tiềm năng song vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc khiến Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển bền vững.

Tín dụng xanh Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu

Theo Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam (CCDR) của World Bank, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12 - 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới 1 triệu người rơi vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đang trở thành mối đe dọa, vai trò của tín dụng xanh ngày càng rõ nét hơn, trở thành kênh cung ứng tài chính quan trọng cho một nền kinh tế bền vững.

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh tổng cộng gần 637 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Trong nửa đầu năm 2024, nhiều ngân hàng cũng đã tích cực trong cuộc đua cấp tín dụng xanh. Mới đây nhất, vào 9/7, ngân hàng HSBC đã công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Tập đoàn Leader Energy tại Việt Nam. Trước đó, vào tháng 5/2024, HSBC cũng đã ký khoản vay liên kết bền vững đầu tiên với một doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực cảng và logistics và hoàn tất khoản tín dụng xã hội đầu tiên cho một tập đoàn công nghệ sinh học vào tháng 6 năm nay.

Ngoài HSBC, Ngân hàng UOB Việt Nam cũng đã ký kết thỏa thuận tài trợ thương mại xanh với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex). Hay như Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng ký kết thỏa thuận với IFC về tư vấn chuyển đổi ngân hàng xanh, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tín dụng xanh Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính về thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam, ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam, cho biết: “Là một trong những nền kinh tế có phát thải carbon cao nhất châu Á cùng cam kết đã đưa ra tại COP26, Việt Nam đang đứng trước áp lực phải chuyển đổi nhanh chóng. Mặc dù chưa phải là quốc gia đi đầu về tài chính xanh, nhưng thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với rất nhiều tiềm năng khi dư nợ cấp tín dụng xanh của hệ thống có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm”.

Song, cũng theo ông Ahmed Yeganeh, Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển bền vững và tài chính xanh. “Tài chính xanh, tín dụng xanh chưa bao giờ là con đường dễ đi. Thực tế chỉ ra rằng dù nhu cầu tín dụng xanh ở Việt Nam rất lớn nhưng tỷ lệ tín dụng xanh/tổng dư nợ nền kinh tế lại chưa đến 5%, tức còn cách khá xa mục tiêu 10% vào cuối năm 2025”, ông nói.

Vì sao vẫn “nghẽn”?

Đứng ở góc độ một ngân hàng tích cực tham gia hỗ trợ thu xếp nguồn vốn tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho các dự án bền vững của Việt Nam, đại diện HSBC Việt Nam cho rằng vẫn còn tồn tại một số lý do khiến nguồn vốn tín dụng xanh vẫn chưa thực sự phát triển theo đúng tiềm năng vốn có.

“Đầu tiên, Việt Nam còn thiếu khung pháp lý, chưa có hệ thống phân loại chi tiết, nhất là định nghĩa ‘xanh’ và ‘bền vững’ còn đang mơ hồ, chưa rõ ràng. Việc thiếu khung pháp lý, tiêu chuẩn phát triển bền vững chung buộc các ngân hàng phải dựa vào hệ thống đánh giá nội bộ riêng, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong quản trị của các ngân hàng. Đồng thời, vì Việt Nam chưa ban hành các tiêu chuẩn phát triển bền vững chính thức nên các tổ chức tài chính thường phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, trong khi các tiêu chuẩn này thường quá cao, khó để các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được đầy đủ”, đại diện HSBC Việt Nam cho hay.

Chẳng hạn như HSBC tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về các dự án xanh và bền vững, phù hợp với các nguyên tắc quốc tế của Hiệp hội thị trường Cho vay Châu Á Thái Bình Dương. Các tiêu chuẩn của HSBC yêu cầu quản trị chặt chẽ và rà soát liên tục để đánh giá lại việc sử dụng nguồn vốn. Vì thế, trước khi có thể tiếp cận các khoản vay xanh từ HSBC, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều yêu cầu và tiêu chí khắt khe, ông nói.

Chưa kể, sự thiếu vắng các quy định rõ ràng cũng khiến doanh nghiệp do dự trong việc thực hiện các dự án bền vững quy mô lớn bởi những dự án này thường liên quan đến các quy trình tài chính phức tạp.

Cũng theo Giám đốc toàn quốc Khối dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp HSBC, trong xu thế toàn cầu chuyển sang phát triển bền vững và thực hành kinh doanh có trách nhiệm, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm đến ESG và tài chính bền vững. Tuy vậy, dù các doanh nghiệp này đang cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để mở ra các nguồn vốn xanh quốc tế, nhưng qua thực tế triển khai, việc thực hành, theo dõi dữ liệu ESG của các doanh nghiệp Việt nhìn chung vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khởi.

Ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam.

“Để tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh, việc công bố thông tin ESG là rất quan trọng. Nhưng đáng tiếc đây lại là một thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp về ESG thực sự vẫn còn sơ khai. Cũng đã có nhiều công ty niêm yết chú trọng đến việc cung cấp thông tin về hiệu quả và chiến lược ESG trong báo cáo thường niên nhưng thông tin vẫn còn cơ bản và chưa được kiểm chứng bởi bên thứ ba. Ngoài ra, chỉ có số rất ít doanh nghiệp tuyên bố đã đạt được các chứng chỉ quốc tế. Đây cũng là một rào cản để thu hút đầu tư”, ông nói.

Theo đại diện của HSBC, “những thách thức kể trên đòi hỏi các hành động quyết liệt hơn từ phía các cơ quan quản lý và Chính phủ. Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn và giám sát cộng đồng doanh nghiệp trong nước, giúp họ học hỏi, hiểu và thực hành tính bền vững một cách đúng đắn. Đồng thời, việc ban hành khung pháp lý, quy định ESG chính thức cũng sẽ góp phần tăng thêm tính minh bạch, cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư”.

Ông Ahmed Yeganeh khẳng định HSBC có thể hỗ trợ Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp trong nước nói riêng với những kiến thức, công cụ và dịch vụ cần thiết trong quá trình chuyển đổi ESG. “Tận dụng những kinh nghiệm từ các thị trường quốc tế, chúng tôi không chỉ cung cấp nguồn vốn mà còn cung cấp dịch vụ, thông tin chuyên sâu và công cụ cần thiết cho quá trình chuyển đổi của khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam”, ông nói.

Trên thực tế, vào tháng 11/2022, HSBC đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), hỗ trợ Bộ xây dựng phương pháp tiếp cận thực tế trong việc hiện thực hóa các chiến lược cho phù hợp với các mục tiêu phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam, cũng như xây dựng cơ cấu để mở ra các nguồn tài chính quốc tế nhằm hỗ trợ các mục tiêu này, đại diện HSBC cho hay.

Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị

Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi để đủ điều kiện huy động vốn xanh. Tuy nhiên, trong quá trình này, DN phải đối mặt với không ít khó khăn, thậm chí là ngay từ khi khâu chuẩn bị.

'Cần một chính sách đột phá để phát triển tài chính xanh'

'Cần một chính sách đột phá để phát triển tài chính xanh'

(VNF) - Ngày 06/08/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance tổ chức buổi tọa đàm “Triển vọng phát triển Tài chính xanh” và ra mắt Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024.

Khơi dòng tài chính xanh, hiện thực hóa mục tiêu lớn

Khơi dòng tài chính xanh, hiện thực hóa mục tiêu lớn

(VNF) - World Bank ước tính để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 như đã cam kết tại các Hội nghị COP 26, 27 và 28, Việt Nam cần huy động khoảng 368-380 tỷ USD, tương đương 6,8% GDP hàng năm cho đến năm 2040. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc phát triển kinh tế xanh, tài chính xanh đóng vai trò là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực quan trọng.

Ý kiến ( )
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"

Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch tín chỉ carbon. Tương tự chứng khoán, các khách hàng, nhà đầu tư sẽ đăng nhập, kết nối qua các công ty này, thay vì trực tiếp tới hệ thống giao dịch.

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.

Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán

Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán

(VNF) - Việt Nam được đánh giá đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh và tài chính xanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn vốn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.

Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

(VNF) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Trong đó, đáng chú ý, Bộ đã đề xuất thành lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam

Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam

(VNF) - Đài NHK thông tin, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các công ty tư nhân sẽ thực hiện các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ USD