Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

Khánh Tú - Thứ bảy, 05/04/2025 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"

Dù đã manh nha phát triển trong những năm qua, dấn ấn của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam vẫn chưa thực sự đậm nét. Song, với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh".

Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Phan Duy Hưng, Giám đốc phân tích cao cấp, Khối xếp hạng tín nhiệm và nghiên cứu, Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating).

Nhận định của ông về tình hình thị trường trái phiếu xanh hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Hiện tại, điểm nghẽn lớn nhất của thị trường này tại Việt Nam là gì, thưa ông?

Ông Phan Duy Hưng: Trong năm 2024, thị trường trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững tại Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, với quy mô phát hành đang lưu hành đạt gần 1,1 tỷ USD – tăng trưởng khoảng 25% so với cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung đã tạo nền tảng để các định chế tài chính và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, phát triển hạ tầng, lần đầu tiên tham gia vào kênh phát hành trái phiếu xanh, trong đó có thể kể đến một số ngân hàng thương mại như BIDV, HDBank, Vietcombank, hay các doanh nghiệp phi tài chính như IDI và HB-XM.

Ông Phan Duy Hưng, Giám đốc phân tích cao cấp, Khối xếp hạng tín nhiệm và nghiên cứu, VIS Rating.

Thành công của các đợt phát hành trái phiếu xanh thời gian qua có thể được lý giải bởi ba nguyên nhân chính, bao gồm sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau giai đoạn khủng hoảng; các tổ chức phát hành cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn xanh quốc tế; và sự tham gia đa dạng hơn của các đơn vị trong nước vào thị trường tài chính bền vững.

Tuy nhiên hiện tại, thị trường trái phiếu và tài chính xanh của Việt Nam đang gặp một số điểm nghẽn chính.

Đầu tiên, việc phát hành trái phiếu xanh và bền vững thường đòi hỏi các điều kiện bổ sung, đặc biệt là về khung phát hành, tiêu chí xanh và quy trình công bố minh bạch. Điều này khiến quá trình phát hành kéo dài hơn và chi phí ban đầu cao hơn – đặc biệt đối với các tổ chức phát hành lần đầu. Trong ngắn hạn, đây là rào cản đáng kể; song về lâu dài, việc tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn mới, mở rộng cấu trúc tài chính và nâng cao tính minh bạch trước nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, hệ thống phân loại xanh quốc gia (green taxonomy) vẫn đang trong quá trình xây dựng và chưa chính thức ban hành. Việc thiếu một bộ khung chuẩn hóa khiến cả bên phát hành lẫn nhà đầu tư gặp khó trong việc xác định tính đủ điều kiện của các dự án xanh. Đồng thời, khi tham gia thị trường quốc tế, các đơn vị phát hành cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt liên quan đến nguy cơ “tẩy xanh” (greenwashing). Nhà đầu tư ngày càng kỹ tính và yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe, bao gồm cả đánh giá độc lập và thông tin xác thực về cam kết bền vững của tổ chức phát hành.

Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có đưa ra Dự thảo Khung phân loại Trái phiếu và Tín dụng xanh, trong đó có những điểm đáng chú ý là quy trình xác nhận dự án thuộc Danh mục phân loại xanh và Yêu cầu đối với tổ chức xác nhận độc lập. Ông đánh giá như thế nào về những thay đổi trong Dự thảo này? Theo ông, liệu khung này có thực sự giúp thị trường phát triển bền vững hơn hay có nguy cơ trở thành một rào cản hành chính cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh?

Ông Phan Duy Hưng: Những thay đổi nổi bật trong dự thảo Danh mục phân loại xanh (taxonomy) gần nhất lấy ý kiến vào tháng 2/2025 tập trung vào tiêu chí kỹ thuật, quy trình xác nhận dự án và tiêu chuẩn cho tổ chức xác nhận độc lập. Những chỉnh sửa nói trên hướng đến tăng tính minh bạch, khả thi trong tiêu chí phân loại, đồng thời giữ vững nguyên tắc không phát sinh thủ tục hành chính không cần thiết nhưng vẫn bảo đảm cơ chế kiểm soát hiệu quả cho thị trường trái phiếu và tín dụng xanh. Khi được ban hành chính thức, hệ thống phân loại này sẽ là công cụ hỗ trợ giúp hướng dẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư áp dụng vào thực tế thị trường trong nước.

Đầu tiên, danh mục dự án xanh cùng tiêu chí kỹ thuật đã được rà soát, cập nhật; tiêu chí sàng lọc nay chi tiết hơn, quy định cụ thể các ngưỡng về quy chuẩn kỹ thuật và/hoặc chứng chỉ tiêu chuẩn quốc gia/quốc tế mà dự án cần đạt được, đồng thời tách riêng mục tiêu bảo vệ môi trường và lợi ích môi trường của từng loại dự án​.

Các quy chuẩn tài liệu và hồ sơ chứng minh dự án cũng được chi tiết hơn, giúp các bên liên quan tham khảo để chuẩn bị tài liệu cần thiết và chuẩn hóa thủ tục phát hành công cụ xanh trên thị trường. Ngoài ra, bổ sung quy định nếu dự án xanh đã được cấp vốn nhưng về sau không còn đáp ứng tiêu chí, thì tổ chức tín dụng hoặc cơ quan quản lý trái phiếu sẽ xử lý theo quy định (đảm bảo việc sử dụng vốn xanh luôn được kiểm soát chặt chẽ)​.

Dự thảo mới cũng khuyến khích việc xác nhận dự án xanh tự nguyện thay vì bắt buộc trong giai đoạn đầu của thị trường. Dự thảo quy định, các dự án xanh, trừ trường hợp đăng ký hưởng ưu đãi tín dụng xanh hoặc trái phiếu xanh từ chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước, sẽ thực hiện xác nhận trên cơ sở tự nguyện khi có đề nghị từ chủ đầu tư hoặc nhà phát hành​. Việc xác nhận dự án xanh sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì thẩm định khi nhận hồ sơ đề nghị, hoặc có thể thuê tổ chức độc lập đủ năng lực thực hiện

Dự thảo lần này cũng thu gọn danh mục phân loại xanh từ 80 dự án dàn trải về còn 47 dự án thuộc danh mục phân loại xanh, với điều kiện và tiêu chí rõ ràng hơn và khớp với các ngành nghề thực tế tại Việt Nam. Đây rõ ràng là tín hiệu “xanh” cho tài chính xanh, trái phiếu xanh.

​Ông vừa đề cập đến nguy cơ greenwashing (tẩy xanh). Trên thực tế, một số doanh nghiệp có thể "gắn mác xanh" cho dự án để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mà không thực sự tạo ra tác động môi trường tích cực. Theo ông, cần có cơ chế nào để ngăn chặn hiện tượng greenwashing trong thị trường trái phiếu xanh?

Ông Phan Duy Hưng: xảy ra khi các công ty hoặc tổ chức phát hành đưa ra tuyên bố sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc không có căn cứ xác đáng để chứng minh các đặc điểm xanh và bền vững của trái phiếu. Đối với các lo ngại về hiện tượng “greenwashing”, chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư đang ngày nhận thức được vấn đề này và yêu cầu thực hiện nhiều đánh giá chặt chẽ đối với các tiêu chí xanh mà tổ chức phát hành công bố.

Cơ quan quản lý các nước cũng đưa ra các hệ thống phân loại xanh (taxonomy) của riêng mình, thiết lập các tiêu chuẩn cho thị trường nội địa, tăng cường giám sát tuân thủ của tổ chức phát hành và giải quyết các hành vi sai lệch hoặc khai báo không trung thực.

Ngoài việc tổ chức phát hành thực hiện minh bạch hơn về mặt công bố thông tin, nhà đầu tư còn dựa vào các đánh giá từ bên thứ ba để xác thực và kiểm tra các cam kết xanh của tổ chức phát hành, đặc biệt là giai đoạn sau khi trái phiếu được phát hành thành công.

Đánh giá ban đầu trước khi phát hành có thể giúp xác nhận mục đích và quy trình thực hiện các mục tiêu xanh và bền vững của tổ chức phát hành. Tuy nhiên, để đồng thời đảm bảo nhà phát hành thực hiện đúng cam kết, các đánh giá định kỳ sau phát hành được sẽ giúp theo dõi hiệu quả thực hiện các mục tiêu xanh của tổ chức phát hành trong suốt thời gian trái phiếu lưu hành.

Thị trường tài chính xanh đang đón nhiều "tín hiệu xanh" mới.

Để đảm bảo dòng vốn được sử dụng đúng mục đích xanh và bền vững, ICMA khuyến nghị tổ chức phát hành thực hành theo các thông lệ tốt nhất bao gồm: Duy trì một tài khoản riêng để ghi nhận số tiền huy động từ trái phiếu xanh, thiết lập hệ thống nội bộ phù hợp để ghi nhận việc phân bổ vốn cho các dự án và tài sản xanh cụ thể, đồng thời công bố báo cáo định kỳ về cách thức phân bổ và sử dụng nguồn vốn này

Việc mở cửa cho các tổ chức quốc tế tham gia mạnh hơn vào thị trường đánh giá các tiêu chuẩn xanh có thể giúp nâng cao độ tin cậy và chuẩn mực. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Phan Duy Hưng: Hiện tại, Việt Nam chưa có quy định chính thức về tiêu chí lựa chọn tổ chức đánh giá trái phiếu xanh. Đối với các giao dịch huy động vốn xanh trên thị trường quốc tế, tổ chức phát hành có thể tham khảo thêm ý kiến đánh giá của các tổ chức cung cấp dịch vụ quốc tế.

Tuy nhiên, đối với các giao dịch phát hành trái phiếu/khoản vay xanh và bền vững cho các nhà đầu tư trong nước, tổ chức phát hành/nhà đầu tư có thể dựa vào ý kiến đánh giá xanh của đơn vị cung cấp dịch vụ trong nước. Chẳng hạn như tại VIS Rating, chúng tôi đã triển khai cung cấp dịch vụ “Ý kiến của bên thứ hai” (Second Party Opinion – SPO) trong đó áp dụng các chuẩn mực quốc tế và được điều chỉnh phù hợp với thị trường Việt Nam, mang đến các kết quả đánh giá khách quan và minh bạch.

Sự kết hợp giữa kinh nghiệm quốc tế và sự hiểu biết sâu sắc về thị trường nội địa sẽ giúp những đơn vị cung cấp dịch vụ trong nước dễ dàng đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài chính Việt Nam.

Trong 5 - 10 năm tới, ông hình dung thị trường tài chính xanh tại Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nào? Đâu là chìa khóa để phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam trong dài hạn, thưa ông?

Ông Phan Duy Hưng: Thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đang dần chuyển mình từ giai đoạn khởi đầu sang giai đoạn phát triển bền vững và chuyên sâu hơn. Quá trình này sẽ gắn liền với việc thiết lập các chuẩn mực rõ ràng, khung pháp lý đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên tham gia thị trường.

Để tiếp tục phát triển thị trường tài chính bền vững tại Việt Nam, có ba bài học chính từ kinh nghiệm khu vực mà Việt Nam có thể áp dụng, bao gồm: (1) Tiêu chuẩn hóa, (2) Hỗ trợ từ chính sách và (3) Xây dựng năng lực của các bên tham gia.

Thứ nhất, việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn chung về phát hành và công bố thông tin sẽ thúc đẩy thị trường làm quen với các tiêu chuẩn mới chặt chẽ hơn và gia tăng niềm tin vào chất lượng phát hành trái phiếu bền vững. Hệ thống phân loại xanh (Taxonomy) sắp ban hành của Việt Nam sẽ hướng dẫn và tạo sự đồng bộ giữa các bên tham gia về định nghĩa và thông lệ tốt nhất trên thị trường tài chính bền vững. Bên cạnh đó, việc duy trì chuẩn hóa đồng bộ theo các nguyên tắc quốc tế sẽ giúp thu hút nhà đầu tư quốc tế vào thị trường tài chính bền vững của Việt Nam.

Thứ hai, chính sách của Chính phủ và các biện pháp hỗ trợ sẽ là động lực giúp các ngành và doanh nghiệp thực hiện các thay đổi chiến lược để chuyển đổi mô hình kinh doanh ít phát thải carbon hơn. Các ưu đãi nhằm hỗ trợ tổ chức phát hành giảm một phần chi phí phát hành trái phiếu xanh và các đánh giá độc lập sẽ giúp thúc đẩy quy mô của thị trường trái phiếu xanh.

Thứ ba, việc phát triển một hệ sinh thái gắn kết và phối hợp chặt chẽ – bao gồm cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế, cơ quan tư vấn và đơn vị cung cấp dịch vụ – sẽ là yếu tố then chốt để chia sẻ thông tin, thiết lập thông lệ thị trường tốt nhất, giải quyết các điểm nghẽn của thị trường trong nước, và xây dựng nền tảng vững chắc để tài chính bền vững phát triển mạnh mẽ hơn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán

Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán

(VNF) - Việt Nam được đánh giá đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh và tài chính xanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn vốn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'

Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'

(VNF) - Theo ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia, Việt Nam, Cambodia, Lào của IFC, việc triển khai tài chính xanh ở Việt Nam còn chậm do nhiều hạn chế.

Nhìn thế giới, tìm lối đi cho tài chính xanh

Nhìn thế giới, tìm lối đi cho tài chính xanh

(VNF) - Trong kỷ nguyên kinh tế xanh, kinh doanh không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn vì bảo vệ môi trường và rộng hơn là kinh doanh có trách nhiệm. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, thị trường tài chính xanh hiện nay vẫn tồn tại nhiều rào cản, trong đó việc thiếu khung pháp lý và tiêu chí phân loại xanh đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khi tham gia vào hành trình này.

Ý kiến ( )
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.