Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán
(VNF) - Việt Nam được đánh giá đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh và tài chính xanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn vốn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Hơn 91 tỷ USD cho ứng phó biến đối khí hậu
Tại cuộc họp kỹ thuật “Thúc đẩy tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", ông Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Thích ứng biến đổi khí hậu và Trung hòa carbon, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cho biết trên phạm vi toàn cầu, quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể. Việt Nam cũng đối mặt với nhu cầu tài chính rất lớn để thực hiện các cam kết khí hậu và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
"Trong giai đoạn 2021-2030, các báo cáo của Chính phủ cho thấy Việt Nam dự kiến cần khoảng 54,99 - 91,65 tỷ USD để tài trợ cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu", ông Quang Anh cho hay.
Đồng thời, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật, gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tháng 11 năm 2022, Việt Nam cần khoảng 21,7 tỷ USD để thực hiện giảm phát thải 15,8% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước và cần khoảng 86,8 tỷ USD từ hỗ trợ từ quốc tế để đạt mức giảm phát thải 43,5% vào năm 2030.
Hiện nay, hai sản phẩm tài chính xanh đã được luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường là tín dụng xanh và tài chính xanh. Theo ông Lại Văn Mạnh, chuyên gia Viện Chiến lược, Chính sách NN&MT (Bộ NN&MT), công cụ tín dụng xanh được các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Trong khi đó, trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành. Về bản chất, đây đều là các khoản vay xanh, huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường.
Chia sẻ về thực tiễn triển khai tài chính xanh từ phía ngân hàng, ông Trình Quỳnh Thành, đại diện Ngân hàng BIDV cho biết trong những năm gần đây, nhu cầu tài chính xanh tăng lên nhanh chóng, xuất phát từ sự nâng cao nhận thức về sản xuất, kinh doanh xanh. Mặt khác là từ các quy định pháp luật và yêu cầu từ thị trường quốc tế. Dư nợ tín dụng xanh năm 2024 của BIDV chiếm 4,09% tổng dư nợ, tương ứng hàng chục nghìn tỷ đồng và đã tăng 7,2% so với năm 2023. Các khoản vay xanh đến từ các doanh nghiệp dệt may, dự án công trình xanh, sản xuất và cung cấp nước sạch, phát triển năng lượng sạch, lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi theo các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh môi trường.
Thông tin tại hội thảo diễn ra trước đó, ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng UOB Việt Nam cũng đánh giá Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh, nỗ lực cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Các tổ chức tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua các chính sách hỗ trợ và cung cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường. Hiện tại, các ngân hàng Việt Nam đã cấp khoảng 650.000 tỷ đồng tín dụng xanh, trong đó gần 45% được phân bổ cho các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, tỷ trọng của tài chính xanh trong tổng dư nợ cho vay vẫn còn hạn chế và nguồn vốn dài hạn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Cần hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo tính nhất quán
Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero, ông Lim Dyi Chang cho rằng cần có một cách tiếp cận đa chiều nhằm hỗ trợ nền kinh tế dịch chuyển từ mô hình truyền thống sang nền kinh tế xanh. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh và thực hành bền vững. Việc ban hành hướng dẫn rõ ràng, cung cấp các ưu đãi và xây dựng môi trường pháp lý ổn định sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, quản lý chất thải và hạ tầng xanh.
Để đảm bảo nguồn vốn cho quá trình này, đại diện Ngân hàng UOB Việt Nam cũng cho hay các tổ chức tài chính cần tiếp tục mở rộng các kênh tài trợ xanh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp bền vững và năng lượng tái tạo. Việc thúc đẩy các hình thức huy động vốn như trái phiếu xanh và tín dụng ESG sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên phạm vi toàn quốc.
Bà Đặng Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường nhận định, dư nợ tín dụng xanh của Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong khi các giao dịch trái phiếu xanh chưa có thị trường thứ cấp, chủ yếu là các giao dịch không được công bố rộng rãi.
Qua khảo sát và đánh giá của các chuyên gia, bà Hạnh cho hay để thúc đẩy tài chính xanh tại Việt Nam, giải pháp trọng yếu là xây dựng chiến lược tổng thể về tài chính xanh, đảm bảo sự nhất quán với Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Trong đó xác định vai trò của các bên liên quan và thành lập cơ quan đầu mối quốc gia để điều phối việc thực hiện tăng trưởng xanh.
Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh việc xây dựng Danh mục phân loại xanh và cơ chế cập nhật định kỳ cần đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với xu thế phát triển công nghệ carbon thấp; hoàn thiện hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Mặt khác, nhà nước cần thiết lập một nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia để theo dõi và công bố thông tin về các sản phẩm tài chính xanh rộng rãi.
"Đây là những nền tảng căn bản giúp hệ thống tài chính xanh có thể hoạt động ổn định, trở thành đòn bẩy cho các dự án xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam", bà Hạnh nói.
Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

Thiếu cơ chế gắn 'nhãn xanh' cho vật liệu, khó phát triển công trình xanh
(VNF) - Theo các chuyên gia, bên trong một công trình xanh, việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là một yêu cầu bắt buộc. Các vật liệu này phải đảm bảo các yếu tố như là tiêu tốn ít năng lượng, có nguồn gốc tự nhiên…
Sắp áp hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho DN nhiệt điện, thép, xi măng
(VNF) - Theo dự thảo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, giai đoạn 2025-2026 dự kiến có 150 cơ sở thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR
(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.
Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR
(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.
Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
(VNF) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Trong đó, đáng chú ý, Bộ đã đề xuất thành lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam
(VNF) - Đài NHK thông tin, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các công ty tư nhân sẽ thực hiện các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ USD
Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt
(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.
Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'
(VNF) - Theo ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia, Việt Nam, Cambodia, Lào của IFC, việc triển khai tài chính xanh ở Việt Nam còn chậm do nhiều hạn chế.
7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh
(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.
Thị trường tín chỉ carbon: Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội
(VNF) - Việc phát triển thị trường carbon cũng như tín chỉ carbon tại Việt Nam được đánh giá sẽ tạo ra cơ hội mới nhưng lại đang gặp nhiều thách thức. Các doanh nghiệp sẽ phải có tầm nhìn dài hạn về tiềm năng của thị trường carbon để đón trước những xu thế và bắt kịp tạo thành cơ hội.
Huy động vốn xanh: Ngân hàng chưa tỏ, doanh nghiệp khó thông
(VNF) - Ngay cả các ngân hàng cũng đang gặp lúng túng khi chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xanh, dẫn đến khó khăn trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.
'Gã khổng lồ' TPG chi 2,2 tỷ USD mua công ty năng lượng mặt trời
(VNF) - TPG Rise Climate - chi nhánh đầu tư về khí hậu của Tập đoàn TPG thông báo sẽ mua lại Altus Power với giá 2,2 tỷ USD trong một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt, bao gồm cả nợ. Được biết, TPG hiện diện từ Việt Nam từ khá sớm.

