Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

Minh Tuệ - Thứ tư, 26/03/2025 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.

Loại trừ trách nhiệm EPR đối với một số nhóm nhà sản xuất

"Một trong những thay đổi quan trọng của Nghị định 05/2025/NĐ-CP vừa ban hành, đó là quy định rõ việc loại trừ trách nhiệm EPR đối với một số nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì. Trong đó bao gồm nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm...", ông Nguyễn Văn Phan (Văn phòng EPR) cho biết tại Hội thảo tập huấn triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) diễn ra mới đây.

Theo ông Phan, trước khi có quy định về EPR, phần lớn bao bì sau khi sử dụng được thải trực tiếp ra môi trường. Tuy nhiên, khi Việt Nam đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, nhất khi áp dụng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các nhà sản xuất bắt buộc phải tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường.

Ông Phan cho hay Nghị định số 05/2025/NĐ-CP vừa ban hành, trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu được quy làm 2 nội dung. Đối với trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất các sản phẩm săm lốp, dầu nhớt, pin, ắc quy và một số loại bao bì có trách nhiệm tái chế từ ngày 01/01/2024; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện và điện tử có trách nhiệm tái chế từ ngày 01/01/2025; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm phương tiện giao thông có trách nhiệm tái chế từ ngày 01/01/2027.

Đối với trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải, nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm pin dùng một lần, tã lót, kẹo cao su, thuốc lá,… một số sản phẩm nhựa tổng hợp và bao bì thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải từ ngày 01/01/2022. Bao bì, pin sạc - ắc quy, dầu nhớt, săm lốp, sản phẩm điện, điện tử, phương tiện giao thông nằm trong nhóm danh mục bắt buộc phải đóng góp EPR. Trong đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì chịu ảnh hưởng chính.

Ông Phan cũng cho biết một trong những thay đổi quan trọng của Nghị định 05 vừa ban hành, đó là quy định rõ việc loại trừ trách nhiệm EPR đối với một số nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm; nhà sản xuất bao bì mà bao bì đó được chính nhà sản xuất đó thu hồi, đóng gói để tiếp tục đưa ra thị trường với tỷ lệ bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc.

Theo ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), thời điểm các nhà sản xuất, nhập khẩu phải đăng ký, kê khai kế hoạch tái chế và kê khai số tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, hỗ trợ xử lý chất thải là trước ngày 31/3 hằng năm.

Theo đó, việc đăng ký, kê khai, báo cáo việc thực hiện trách nhiệm sẽ được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống thông tin EPR Quốc gia thay vì nộp bản giấy, giúp việc thực hiện chế độ kê khai, báo cáo thuận lợi, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Ai chịu trách nhiệm kê khai, chịu chi phí tái chế?

Liên quan đến việc thực hiện tái chế vỏ chai, đại diện cho doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long đã có kiến nghị về việc cần có thêm căn cứ và hướng dẫn đối tượng thực hiện tái chế vỏ chai. Giải đáp vấn đề này, đại diện Văn phòng EPR cho biết khi sản phẩm có bao bì, doanh nghiệp tra cứu và phải chịu trách nhiệm tái chế theo danh mục. Theo đó, danh mục sản phẩm, bao bì được tái chế kèm theo tỉ lệ tái chế và quy cách tái chế.

Trả lời đại diện Sabeco, Văn phòng EPR cũng cho biết đối với việc xác định trách nhiệm kê khai, chịu chi phí tái chế của chủ thể cần căn cứ vào đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa đưa ra thị trường. Theo đó với đơn vị được thuê gia công sản xuất và sản phẩm được đưa ra thị trường thì đơn vị đó không phải thực hiện về EPR.

Bên cạnh đó, về việc kê khai trên hệ thống EPR, văn phòng EPR cũng cho hay theo Nghị định 05, tính đến ngày 31/3, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện trách nhiệm kê khai và tái chế cho năm 2024. Nếu tỷ lệ thu hồi của doanh nghiệp cao hơn tỷ lệ bắt buộc, thì không cần kê khai, với sản phẩm chai thủy tinh là 15%.

"Nếu doanh nghiệp thu hồi tái chế nhiều hơn 15% thì đương nhiên loại trừ khỏi đối tượng khỏi trách nhiệm kê khai và thực hiện EPR, cũng như không cần báo cáo kết quả thực hiện. Ngược lại, nếu thấp hơn, thì phải thực hiện trách nhiệm mở rộng như thu hồi, xay, nghiền… vỏ chai. Theo tinh thần của Nghị định 05, là tăng cường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Do đó, chi phí tái chế đa vật liệu mềm sẽ cao hơn.Nếu doanh nghiệp có vật liệu, bao bì thuộc vùng chuyển giao giữa 2 Thông tư, thì cần kê khai đầy đủ, theo cả 2 mục (đơn và đa vật liệu mềm). Nhưng chi phí sẽ đóng ở mức cao hơn, theo các quy định mới.", đại diện văn phòng EPR thông tin.

Ông Đào Nguyên Khánh, Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam cũng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét tích hợp công nghệ đồng tái chế xi măng trong cơ chế EPR. Ngành xi măng đã triển khai công nghệ đồng xử lý chất thải xi măng, sử dụng chất thải từ ngành công nghệ chất đốt khác trong thu hồi năng lượng, vật chất từ chất thải, được một số quốc gia trên thế giới công nhận công nghệ này.

Ông Lê Ngọc Giang, đại diện Văn phòng EPR, cho biết, Quy định 08/2022/NĐ-CP Bộ Nông nghiệp và Môi trường chưa có nội dung như đề xuất. Nhưng, hiện Bộ được Chính phủ giao sửa đổi và trao cơ hội hoàn thiện nội dung chính sách về EPR nếu doanh nghiệp, tổ chức đề xuất đầy đủ nội dung, trình báo cáo phân tích đánh giá tác động theo góc nhìn khoa học theo quy định văn bản pháp luật.

Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế

Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế

Kinh tế xanh  - 7h
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc sản xuất bao bì đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và xử lý rác thải bao bì tạo ra lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây biến đổi khí hậu.
Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế

Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc sản xuất bao bì đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và xử lý rác thải bao bì tạo ra lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây biến đổi khí hậu.

Không chôn lấp chất thải rắn được phân loại có thể tái chế?

Không chôn lấp chất thải rắn được phân loại có thể tái chế?

(VNF) - Đề xuất không được phép chôn lấp các loại chất thải rắn có khả năng tái chế sau khi được phân loại và các loại sản phẩm, bao bì phải được tái chế theo quy định.

Tái chế 5.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày: Lúng túng vì thiếu hướng dẫn chi tiết

Tái chế 5.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày: Lúng túng vì thiếu hướng dẫn chi tiết

(VNF) - Gây tác động tiêu cực đến môi trường, từ đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ô nhiễm nhựa đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi các giải pháp hiệu quả từ cấp cá nhân, cộng đồng đến chính phủ và doanh nghiệp.

Ý kiến ( )
Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

(VNF) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Trong đó, đáng chú ý, Bộ đã đề xuất thành lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam

Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam

(VNF) - Đài NHK thông tin, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các công ty tư nhân sẽ thực hiện các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ USD

Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.

Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'

Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'

(VNF) - Theo ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia, Việt Nam, Cambodia, Lào của IFC, việc triển khai tài chính xanh ở Việt Nam còn chậm do nhiều hạn chế.

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

Thị trường tín chỉ carbon: Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội

Thị trường tín chỉ carbon: Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội

(VNF) - Việc phát triển thị trường carbon cũng như tín chỉ carbon tại Việt Nam được đánh giá sẽ tạo ra cơ hội mới nhưng lại đang gặp nhiều thách thức. Các doanh nghiệp sẽ phải có tầm nhìn dài hạn về tiềm năng của thị trường carbon để đón trước những xu thế và bắt kịp tạo thành cơ hội.

Huy động vốn xanh: Ngân hàng chưa tỏ, doanh nghiệp khó thông

Huy động vốn xanh: Ngân hàng chưa tỏ, doanh nghiệp khó thông

(VNF) - Ngay cả các ngân hàng cũng đang gặp lúng túng khi chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xanh, dẫn đến khó khăn trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.

'Gã khổng lồ' TPG chi 2,2 tỷ USD mua công ty năng lượng mặt trời

'Gã khổng lồ' TPG chi 2,2 tỷ USD mua công ty năng lượng mặt trời

(VNF) - TPG Rise Climate - chi nhánh đầu tư về khí hậu của Tập đoàn TPG thông báo sẽ mua lại Altus Power với giá 2,2 tỷ USD trong một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt, bao gồm cả nợ. Được biết, TPG hiện diện từ Việt Nam từ khá sớm.

Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển thị trường tín chỉ carbon

Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển thị trường tín chỉ carbon

(VNF) - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi yêu cầu ngành chứng khoán thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới, dịch vụ mới hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.