Không chôn lấp chất thải rắn được phân loại có thể tái chế?
(VNF) - Đề xuất không được phép chôn lấp các loại chất thải rắn có khả năng tái chế sau khi được phân loại và các loại sản phẩm, bao bì phải được tái chế theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải rắn. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về môi trường và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ đối với bãi chôn lấp chất thải rắn.
Theo yêu cầu về lựa chọn địa điểm, vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn cũng như yêu cầu về thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn được quy định tại Dự thảo Thông tư, địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn phải nằm trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn không nằm trong vùng lũ, cấu trúc địa chất không ổn định, vùng biển xói lở và đáp ứng khoảng cách an toàn môi trường theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khu vực xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn phải có quỹ đất đảm bảo đủ diện tích, thể tích đáp ứng yêu cầu chôn lấp lượng chất thải rắn phát sinh tối thiểu từ 20 năm trở lên trong vùng quy hoạch.
Đáng chú ý, về yêu cầu thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải có hệ thống thu gom và xử lý khí bãi rác. Theo đó, bãi chôn lấp có quy mô nhỏ và vừa (nhỏ hơn 100.000 tấn/năm) đến hơn 200.000 tấn/năm bắt buộc phải có hệ thống thu gom khí bãi rác. Tuy nhiên, với bãi chôn lấp có quy mô nhỏ hơn 100.000 tấn/năm không bắt buộc phải có hệ thống xử lý khí bãi rác. Còn với bãi chôn lấp có quy mô trên 100.000 tấn đến 200.000 tấn phải xử lý hoặc đột bỏ. Đặc biệt, với bãi chôn lấp quy mô rất lớn (trên 200.000 tấn/năm) phải có hệ thống xử lý và thu hồi năng lượng.
Liên quan đến các chất thải rắn không được phép chôn lấp, Dự thảo Thông tư cho hay đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường, không được phép chôn lấp các loại chất thải có khả năng tái chế sau khi được phân loại và các loại sản phẩm, bao bì phải được tái chế theo quy định; các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường chứa các thành phần nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định.

Về vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân loại, ưu tiên lựa chọn tái sử dụng, tái chế nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp.
Chất thải nguy hại phải được phân loại để tách các loại chất thải nguy hại không được phép chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại và tiền xử lý (nếu cần thiết) trước khi chôn lấp.
Trước đó, Bộ TN&MT cũng đã ban hành Thông tư 35 có hiệu lực từ ngày 3/2 về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Một trong những nội dung đáng chú ý là người thu gom thủ công chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương hoặc giao chất thải không đúng chủng loại theo lịch trình đã công bố.
Đối với quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định bao gồm: các quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; các quy trình kỹ thuật vận hành trạm phân loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; và các quy trình kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Chính sách mới tháng 2: Phạt nặng vi phạm bảo hiểm, từ chối nhận chất thải không phân loại

Quảng Nam: Chủ nhà máy xử lý chất thải kêu ca khó khăn lên UBND tỉnh
(VNF) - Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP. Hội An, Quảng Nam có kế hoạch hoàn thành trong quý I/2025, nhưng đang gặp khó khăn.
Tái chế 5.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày: Lúng túng vì thiếu hướng dẫn chi tiết
(VNF) - Gây tác động tiêu cực đến môi trường, từ đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ô nhiễm nhựa đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi các giải pháp hiệu quả từ cấp cá nhân, cộng đồng đến chính phủ và doanh nghiệp.
Bao kẹo cao su và những đồ uống đóng chai không phải tái chế
(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Sớm áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô, xe máy tại Hà Nội và TP.HCM
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần nghiên cứu áp dụng nhanh hơn, sớm hơn quy chuẩn về khí thải ô tô, xe máy tại các đô thị ô nhiễm cao như Hà Nội và TP.HCM.
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư điện tái tạo, KCN tại Việt Nam
(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhiều tập đoàn hàng đầu của quốc đảo sư tử đã bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh và phát triển khu công nghiệp.
Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt
(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
(VNF) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Trong đó, đáng chú ý, Bộ đã đề xuất thành lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đẩy mạnh triển khai mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng; khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; bổ sung việc xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng.
Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt
(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.
Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam
(VNF) - Đài NHK thông tin, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các công ty tư nhân sẽ thực hiện các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ USD
'Thương hiệu Bạc Liêu là năng lượng sạch'
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà Bạc Liêu tiếp tục khai thác tiềm năng điện gió, điện mặt trời trong kỷ nguyên chuyển đổi xanh có liên quan vấn đề kinh tế carbon. Từ đó, thương hiệu Bạc Liêu là năng lượng sạch, sản phẩm Bạc Liêu sẽ là chứng chỉ tốt nhất đến với mọi khu vực trên thế giới.
Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.

