Bao kẹo cao su và những đồ uống đóng chai không phải tái chế

Anh Phan - Chủ nhật, 19/01/2025 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định mới là sự điều chỉnh chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), trong đó bao bì của kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai sẽ không phải thực hiện trách nhiệm tái chế như quy định trước đây.

Theo quy định cũ, một số mặt hàng phải thực hiện đồng thời cả hai trách nhiệm là thu gom, xử lý và tái chế (kẹo cao su) hoặc phải thực hiện tái chế đối với bao bì đã thu gom và sử dụng lại (vỏ chai bia, chai nước 19l). Quy định này là không phù hợp và gây khó cho nhà sản xuất, nhập khẩu. Cụ thể, điều này dẫn đến bất hợp lý khi một sản phẩm phải gánh hai nghĩa vụ.

Chính vì vậy, Nghị định số 05/2025/NĐ-CP đã sửa đổi và quy định rõ, nhà sản xuất, nhập khẩu kẹo cao su không phải thực hiện trách nhiệm tái chế đối với bao bì thương phẩm của kẹo cao su. Mặt hàng này chỉ phải thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý theo đúng quy định.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ, nhà sản xuất, nhập khẩu đã đưa ra thị trường bao bì nhưng bao bì đó được chính nhà sản xuất đó thu hồi, đóng gói để tiếp tục đưa ra thị trường thì nhà sản xuất, nhập khẩu không phải thực hiện trách nhiệm tái chế đối với bao bì này.

Cùng với đó, việc xác định doanh nghiệp có phải thực hiện trách nhiệm tái chế sẽ căn cứ theo doanh thu của các các sản phẩm có bao bì phải tái chế chứ không phải là doanh thu các sản phẩm khác hay tính theo giá trị nhập khẩu.

Về thời điểm thực hiện trách nhiệm tái chế, Nghị định số 05/2025/NĐ-CP nêu rõ, việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì sẽ thực hiện sau khi kết thúc năm và thực hiện theo số thực tế đã sản xuất, nhập khẩu và đưa ra thị trường chứ không phải thực hiện từ đầu nằm giống như quy định trước đây.

Như vậy, nhà sản xuất, nhập khẩu đã tổ chức tái chế (thực hiện trách nhiệm tái chế đối với các sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm 2024) theo số kế hoạch đã đăng ký trong năm 2024 thì được bảo lưu khối lượng đã tái chế để tính vào kết quả tái chế trong năm 2025.

Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức đóng góp tài chính thì thực hiện đóng tiền 1 lần trước ngày 20 tháng 4 của năm kê khai.

Một trong những điểm mới của Nghị định số 05/2025/NĐ-CP là quy định về quy cách tái chế, theo đó, quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế phù hợp cho từng sản phẩm, bao bì chứ không yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì như trước đây.

Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định dựa trên vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom, mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội. Trong ba năm đầu tiên, tỷ lệ tái chế bắt buộc sẽ được quy định cụ thể và tăng dần mỗi ba năm một lần nhằm đạt được mục tiêu tái chế quốc gia.

Nhà sản xuất, nhập khẩu có thể tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại của nhà sản xuất, nhập khẩu khác để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Tuy nhiên, phế liệu nhập khẩu, bao bì từ chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp, hoặc sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc.

Nghị định cũng yêu cầu các doanh nghiệp tự kiểm tra và báo cáo kết quả bảo vệ môi trường trước khi thực hiện sản xuất. Chính phủ cũng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường để cải thiện khả năng truy cập và tìm kiếm thông tin của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và cộng đồng.

Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

Chuyển đổi xanh  - 7h
(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
DN thua lỗ nhưng cổ phiếu tăng sốc: Đầu cơ đổ tiền vào AAV, ai hưởng lợi?

DN thua lỗ nhưng cổ phiếu tăng sốc: Đầu cơ đổ tiền vào AAV, ai hưởng lợi?

(VNF) - Sau nhiều phiên “làm mưa làm gió”, cổ phiếu AAV đã kết thúc xu hướng tăng bằng 3 phiên nằm sàn. Đáng nói, đà tăng phi mã của mã này trong thời gian ngắn giúp 2 thành viên chủ chốt của doanh nghiệp có thêm hàng trăm tỷ đồng.

AAV Group: Doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, cổ phiếu rẻ như 'trà đá'

AAV Group: Doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, cổ phiếu rẻ như 'trà đá'

(VNF) - Công ty cổ phần AAV Group (AAV) mới công bố báo cáo tài chính Quý IV/2023. Theo đó, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 72,7 tỷ đồng, giảm gần 424 tỷ đồng so với năm 2022. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm mạnh so với năm 2022, đạt âm 17 tỷ đồng.

Vi phạm về khoáng sản, AAV Group buộc phải nộp lại hơn 12 tỷ đồng

Vi phạm về khoáng sản, AAV Group buộc phải nộp lại hơn 12 tỷ đồng

(VNF) - Quyết định xử phạt của UBND TP Chí Linh buộc Công ty cổ phần AAV Group phải nộp lại hơn 12 tỷ đồng, bằng trị giá khoáng sản có được do vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Ý kiến ( )
Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng

Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng

(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đẩy mạnh triển khai mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng; khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; bổ sung việc xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng.

Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.

Việt Nam sẽ 'vẽ bản đồ' tài nguyên năng lượng tái tạo

Việt Nam sẽ 'vẽ bản đồ' tài nguyên năng lượng tái tạo

(VNF) - Phân bố tiềm năng tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được thể hiện trên nền bản đồ địa hình với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.

Sản phẩm xanh khó tiếp cận thị trường, doanh nghiệp cầu cứu chính sách

Sản phẩm xanh khó tiếp cận thị trường, doanh nghiệp cầu cứu chính sách

(VNF) - Mặc dù xu hướng tiêu dùng xanh đang gia tăng, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều rào cản.

Lo ngại giảm lợi nhuận, 'gã khổng lồ' BP muốn bỏ mục tiêu năng lượng tái tạo

Lo ngại giảm lợi nhuận, 'gã khổng lồ' BP muốn bỏ mục tiêu năng lượng tái tạo

(VNF) - Tập đoàn dầu khí BP (Anh) dự kiến sẽ công bố bỏ mục tiêu tăng công suất điện tái tạo, chuyển trọng tâm trở lại nhiên liệu hóa thạch, theo Reuters.

Chôn chất thải nguy hại: Phải cách khu dân cư ít nhất 1km

Chôn chất thải nguy hại: Phải cách khu dân cư ít nhất 1km

(VNF) - Theo quy định của Thông tư 02/2025, giá trị khoảng cách an toàn môi trường cơ sở từ bãi chôn lấp chất thải nguy hại đến công trình gần nhất của khu dân cư là 1000m...

VCCI: Miễn 100% phí trước bạ với xe điện để thúc đẩy chuyển đổi xanh

VCCI: Miễn 100% phí trước bạ với xe điện để thúc đẩy chuyển đổi xanh

(VNF) - Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam ủng hộ đề xuất về việc tiếp tục áp dụng mức lệ phí trước bạ 0% đối với ô tô điện chạy pin đến hết ngày 28/2/2027.

Công nghệ 'lão hóa ngược' pin của Trung Quốc: Dùng 18 năm, hiệu suất vẫn còn 96%

Công nghệ 'lão hóa ngược' pin của Trung Quốc: Dùng 18 năm, hiệu suất vẫn còn 96%

(VNF) - Các nhà khoa học tại Đại học Phúc Đán (Fudan), Thượng Hải vừa công bố một công nghệ đột phá có thể kéo dài tuổi thọ pin lithium-ion lên đến 60.000 chu kỳ sạc-xả – gấp hàng chục lần so với pin thông thường. Công nghệ này không chỉ mở ra kỷ nguyên pin xanh bền vững hơn, mà còn có tiềm năng thay đổi ngành xe điện, điện thoại thông minh và lưu trữ năng lượng toàn cầu.

Xanh hóa và số hóa nông nghiệp: Lợi đủ đường nhưng cần 'cầm tay chỉ việc'

Xanh hóa và số hóa nông nghiệp: Lợi đủ đường nhưng cần 'cầm tay chỉ việc'

(VNF) - Xanh hóa và số hóa nông nghiệp giúp lợi nhuận gia tăng rõ rệt. Tuy nhiên, nông dân ngại thay đổi nên cần hỗ trợ, tập huấn theo kiểu "cầm tay chỉ việc".