Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Trong phiên giao dịch 15/5, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu tích cực khi vượt cản với khối lượng lớn thì cổ đông của Công ty cổ phần AAV Group (HNX: AAV) tiếp tục “khóc ròng” khi cổ phiếu AAV suýt lại “nằm sàn” như phiên giao dịch trước đó.
Đáng nói, trước khi điều chỉnh giảm và chịu cảnh nằm sàn, cổ phiếu AAV đã tạo ra đà tăng phi mã với 10 phiên trần tím. Diễn biến khó lường của mã này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp kinh doanh lao dốc xuyên suốt 6 kỳ, còn cổ phiếu vẫn thuộc diện cảnh báo.
Khép lại quý I/2024, kết quả kinh doanh của AAV Group tiếp tục sa sút. Cụ thể, doanh thu thuần chỉ đạt vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng, "bốc hơi" 98,2% so với quý I/2023. Trong đó, doanh thu bán hàng là 1,1 tỷ đồng (giảm 98,3%) và doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư là 49,8 triệu đồng.
Giá vốn hàng bán giảm 99,3%, từ mức 65,8 tỷ đồng xuống còn 451 triệu đồng song vẫn là quá cao so với khoản doanh thu ít ỏi mang về. Sau khi trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của AAV Group chỉ còn 749 triệu đồng, giảm 68,3% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 86%, đạt xấp xỉ 129 triệu đồng. Bù lại, chi phí tài chính (toàn bộ đều là chi phí lãi vay) đã được tiết giảm mạnh mẽ, ở mức 98,7%, chỉ còn 32 triệu đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm lần lượt 6,1% và 17%, xuống mức 299 triệu đồng và 3,8 tỷ đồng.
Dù đã nỗ lực cắt giảm chi phí, AAV Group vẫn ghi nhận mức lỗ ròng hơn 3,34 tỷ đồng trong quý I/2024, tương đương mức lỗ cùng kỳ năm 2023, qua đó xác lập chuỗi 6 quý thua lỗ liên tiếp.
Chuỗi ngày kinh doanh bết bát của AAV Group bắt đầu từ quý IV/2022. Đây cũng là quý thua lỗ đầu tiên và nặng nề nhất của doanh nghiệp này khi lợi nhuận âm 6,7 tỷ đồng. Mặc dù thoát lỗ trong năm 2022 song bước sang năm 2023, AAV không thể vực dậy mà phải 'ngậm ngùi' báo lỗ hơn 17 tỷ đồng. Đây cũng là lý do khiến cho cổ phiếu AAV đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh báo hồi đầu tháng Tư vừa qua.
Điểm qua về tình hình tài chính, tại ngày 31/3, tổng tài sản của AAV Group đạt 909 tỷ đồng. Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận ở mức 417 tỷ đồng, chiếm tới 70% tài sản ngắn hạn và 45,8% tổng tài sản của doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gần một nửa phần tài sản của AAV Group đang nằm ở ngoài doanh nghiệp địa ốc này. Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả tính đến cuối tháng 3/2024 là 132,9 tỷ đồng, giảm 3,8% so với đầu năm. Trong đó, Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 82,1 tỷ đồng và nợ dài hạn chiếm 50,7 tỷ đồng.
Trở lại với tình hình kinh doanh của AAV Group, trong báo cáo về biện pháp và lộ trình khắc phục cổ phiếu vào diện cảnh báo gửi HNX, doanh nghiệp cho biết sẽ tích cực tìm kiếm các hoạt động kinh doanh mới tiềm năng và hiệu quả để tăng doanh thu và từ đó tăng thêm lợi nhuận, bù lỗ cho năm 2023. Cùng với đó, AAV sẽ theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thiện thủ tục pháp lý của các dự án Khu dân cư phía Đông đường Yết Kiêu, phường Cộng Hòa, TP. Chí Linh, thi công một số hạng mục còn lại để sản phẩm đủ điều kiện huy động vốn theo quy định; đồng thời hoàn thiện thủ tục về xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản dự án Khu dân cư phía Đông, đường Trần Hưng Đạo để tăng doanh thu bù đắp lợi nhuận cho công ty.
Với những giải pháp đó, AAV Group dự kiến mang về 100 tỷ đồng doanh thu và 5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế vào quý II tới đây, phấn đấu đến hết quý III hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh đề ra để bù đắp hết lỗ.
Đáng nói, vướng mắc của AAV Group chủ yếu nằm ở pháp lý dự án bất động sản và đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Tại dự án Khu dân cư phía Đông đường Yết Kiêu (TP. Chí Linh, Hải Dương), do chưa được phê duyệt điều chỉnh cũng như giải phóng mặt bằng, dự án hiện chưa đủ điều kiện huy động vốn theo quy định. Trong khi đó, tại dự án Khu dân cư phía Đông đường Trần Hưng Đạo (đổi tên từ dự án Khu dân cư Sân Golf), nhà đầu tư vẫn đang trong quá trình xin gia hạn thời gian thực hiện dự án để triển khai các bước tiếp theo. Tại dự án Côn Sơn Resort, AAV Group cho biết tập đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan có thẩm quyền triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Còn tại dự án bất động sản “tâm linh”, Công viên nghĩa trang Hoa Lạc Viên, doanh nghiệp đang tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong bối cảnh tình hình kinh doanh khả quan, AAV Group tiếp tục phải đối diện với thách thức khi có sự xáo trộn nhân sự cấp cao ngay tại thời điểm cuối quý I. Cuối tháng 3/2024, ông Phạm Quang Khánh có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT. Lý do xin nghỉ được ông Khánh đưa ra là do "điều kiện cá nhân". Sau đó, AAV đã bổ nhiệm ông Phạm Thanh Tùng vào 'ghế nóng'.
Trước những khó khăn 'chồng chất' mà AAV Group phải giải quyết, theo giới quan sát, đà tăng của cổ phiếu AAV trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ dòng tiền “đầu cơ” hay vì yếu tố nội tại doanh nghiệp.
Với đà tăng phi mã trong khoảng 3 tuần giao dịch, Chủ tịch Nguyễn Thanh Tùng và cựu Chủ tịch Phạm Quang Khánh là những người hưởng lợi nhiều nhất khi nắm giữ tới gần 30% cổ phần của AAV Group. Đà tăng 140% của cổ phiếu AAV từ ngày 22/4 - 9/5 đã giúp tài sản của 2 vị lãnh đạo tăng lên hàng trăm tỷ đồng.
Xét về cơ cấu cổ đông, ngoài hai cổ đông lớn là cựu Chủ tịch và Chủ tịch, hơn 70% cổ phần còn lại hiện đang nằm trong tay nhà đầu tư cá nhân. Với phần lớn cổ phần nằm trong tay cổ đông nhỏ lẻ, việc cổ phiếu AAV biến động bất thường trong giai đoạn vừa qua cũng là điều dễ hiểu bởi lớp nhà đầu tư này thường xuyên mua bán và có xu hướng “lướt sóng”.
Hiện tại, nhà đầu tư nhỏ lẻ trót “đu đỉnh” cổ phiếu AAV đang phải chịu khoản lỗ gần 30% chỉ sau 4 ngày. Dưới lăng kính kỹ thuật, mã này đang trong trạng thái “quá bán” và có xu hướng tiến về các mốc hỗ trợ Fibonacci 0,5 và Fibonacci 0,68, tương ứng vùng giá 5.090 đồng và 4.590 đồng. Tại các vùng giá trên, cổ phiếu AAV có thể xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật trước khi có diễn biến mới.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.