Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

Minh Tuệ - Thứ tư, 01/01/2025 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

Theo quy định trách nhiệm mở rộng (EPR) của nhà sản xuất tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022) và Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định 08/2022/NĐ-CP), các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm theo quy định từ ngày 1/1/2025.

Cụ thể, theo Điều 77 và Phụ lục XXII Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các sản phẩm điện – điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế gồm: tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động; điều hòa không khí cố định, di động; máy tính bảng, máy tính xách tay; ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác; bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng; máy giặt, máy sấy; máy ảnh, máy quay phim; thiết bị âm thanh (loa, amply); máy tính để bàn; máy in, photocopy; điện thoại di động; tấm quang năng.

Tuy nhiên, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện – điện tử sẽ không phải thực hiện trách nhiệm tái chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau: sản xuất sản phẩm, bao bì để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất sản phẩm, bao bì; sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm (không vì mục đích thương mại). Cùng với đó, nhà sản xuất bao bì có doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng; nhà nhập khẩu bao bì có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng cũng sẽ không phải thực hiện trách nhiệm tái chế.

Về hình thức thực hiện, nhà sản xuất, nhập khẩu điện – điện tử được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm theo một trong hai hình thức: tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì. Nhà sản xuất, nhập khẩu chỉ được chọn một trong hai hình thức này; nếu chọn tổ chức tái chế thì không thực hiện đóng góp tài chính; nếu lựa chọn đóng góp tài chính thì không thực hiện tổ chức tái chế.

Nếu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, nhà sản xuất, nhập khẩu điện – điện tử có thể chọn: tự thực hiện tái chế; thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế; Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế hoặc kết hợp cả 3 cách thức nêu trên.

Cũng theo quy định được đưa ra, trường hợp lựa chọn tổ chức tái chế thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải đăng ký và báo cáo kết quả tái chế hoặc ủy quyền cho tổ chức trung gian đăng ký và báo cáo kết quả tái chế hằng năm. Trường hợp lựa chọn đóng góp tài chính thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải kê khai và đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế.

Chính thức thực hiện trách nhiệm tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025.

Về vấn đề thời hạn báo cáo kết quả tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế, theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nếu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế thì nhà sản xuất, nhập khẩu đăng ký kế hoạch tái chế hằng năm và báo cáo kết quả tái chế của năm trước về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/3 hằng năm; trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu ủy quyền toàn bộ cho bên được ủy quyền thì bên được ủy quyền có trách nhiệm đăng ký, báo cáo thay cho nhà sản xuất, nhập khẩu.

Nếu lựa chọn đóng tài chính, nhà sản xuất, nhập khẩu cũng phải tự kê khai và gửi bản kê khai số tiền trước ngày 31/3 hằng năm. Việc kê khai số tiền đóng góp tài chính được tính theo khối lượng sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu sản phẩm, bao bì của năm liền trước.

Trước ngày 20/4 hằng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu nộp tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế một lần vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc có thể lựa chọn nộp tiền thành hai lần: lần thứ nhất nộp tối thiểu 50% tổng số tiền trước ngày 20/4 và lần thứ hai nộp số tiền còn lại trước ngày 20/10 cùng năm.

Trường hợp khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu cao hơn so với kê khai thì phải nộp số tiền cho phần chênh lệch trong kỳ kê khai của năm tiếp theo; trường hợp khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế sản xuất và đưa ra thị trường hoặc nhập khẩu thấp hơn so với kê khai thì được trừ số tiền đã nộp cho phần chênh lệch trong kỳ kê khai của năm tiếp theo.

Trước đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra quy định EPR với 2 trách nhiệm là trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải và trách nhiệm tái chế bao bì, sản phẩm của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Trong đó, trách nhiệm tái chế đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, áp dụng cho các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm). Như vậy, từ ngày 1/1/2025, việc áp dụng EPR đã được mở rộng hơn khi bổ sung thêm quy định về trách nhiệm tái chế với sản phẩm điện, điện tử.

Thị trường pin tái chế 18,7 tỷ USD tiềm năng thu hút 'ông lớn' General Motors

Thị trường pin tái chế 18,7 tỷ USD tiềm năng thu hút 'ông lớn' General Motors

Tài chính quốc tế  - 7h
(VNF) - Trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt và chi phí tăng cao, pin tái chế đang trở thành "viên kim cương" mà các nhà sản xuất xe điện và nhiều quốc gia quan tâm.
Thị trường pin tái chế 18,7 tỷ USD tiềm năng thu hút 'ông lớn' General Motors

Thị trường pin tái chế 18,7 tỷ USD tiềm năng thu hút 'ông lớn' General Motors

(VNF) - Trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt và chi phí tăng cao, pin tái chế đang trở thành "viên kim cương" mà các nhà sản xuất xe điện và nhiều quốc gia quan tâm.

Apple muốn sản xuất iPhone từ vật liệu tái chế

Apple muốn sản xuất iPhone từ vật liệu tái chế

CEO Apple Tim Cook vừa tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng mục tiêu dài hạn của Apple là không phải sử dụng bất kỳ nguồn vật liệu nào trên Trái đất để sản xuất iPhone.

SK Geocentric đầu tư 55 triệu USD vào công ty tái chế chất thải nhựa của Mỹ

SK Geocentric đầu tư 55 triệu USD vào công ty tái chế chất thải nhựa của Mỹ

SK Geocentric thông báo đã mua lại cổ phần của PureCycle Technologies Inc., một công ty tái chế nhựa tại Florida, thông qua một đợt chào bán quyền gần đây, nhưng không tiết lộ chi tiết về số cổ phần.

Ý kiến ( )
Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.

Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh

Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh

(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.

Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi

Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi

(VNF) - Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…

Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng

Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng

(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án điện tái tạo, mở cửa phát triển điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cho rằng, từ nay đến 2030 không còn nhiều thời gian, Việt Nam cần có quy trình rõ ràng, chi tiết để các nhà đầu tư thực hiện.

Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

(VNF) - Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy gần 2/3 các nhà máy điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc.

 Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?

Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?

(VNF) - Quy hoạch điện VIII đã đưa ra tầm nhìn đầy tham vọng cho ngành điện gió ngoài khơi đến năm 2030 tại Việt Nam. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần nhanh chóng triển khai những giải pháp đột phá và quyết liệt hơn. Đây là thời điểm quyết định!

'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'

'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'

(VNF) - Ông Darryl J. Dong - Đại diện Cấp cao Phụ trách Văn phòng TP.HCM, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng: Việc thiếu các quy định rõ ràng không chỉ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn mà còn làm “đại bàng” – tập đoàn lớn rời đi. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Nhiều tập đoàn lớn đã đến Việt Nam với mong muốn đầu tư, nhưng vì thiếu các quy định cụ thể nên họ đã quyết định rút lui.

Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'

Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện ngoài khơi vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ chế chính sách, dẫn đến nguy cơ không đảm bảo tốc độ phát triển các dự án.