'Cấy gen xanh' vào đô thị Hà Nội: Cần ưu tiên làm sạch các dòng sông
(VNF) - Theo các chuyên gia, khi phát triển đô thị xanh tại TP. Hà Nội, cần chọn các vấn đề nóng, ưu tiên thực hiện trước. Trong đó, việc làm sạch sông Tô Lịch là ví dụ điển hình.
- Nhịp sống muôn màu tại khu đô thị xanh phía Đông Hà Nội 14/05/2024 11:16
Hà Nội với quy mô dân số gần 10 triệu người, diện tích hơn 3.300 km2, là một trong 20 thành phố có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới. Cùng sự phát triển nhanh chóng, thành phố đối mặt với thách thức lớn về ô nhiễm không khí, nguồn nước, ùn tắc giao thông...
Tại Diễn đàn Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững, ông Hà Minh Hải, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết TP được định hướng trở thành đô thị thông minh, xanh, sạch, đẹp, an toàn và xử lý cơ bản ô nhiễm nước ở các hệ thống sông, hồ, theo Nghị quyết 15/2022 của Bộ Chính trị. Chiến lược tăng trưởng xanh đã được cụ thể hóa vào quy hoạch Hà Nội tới 2030, tầm nhìn 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến 2045, tầm nhìn 2065, cùng với Luật Thủ đô sửa đổi.
"Bốn từ khóa xanh, số, thông minh, bền vững được 'cấy gen' vào các quy hoạch", ông Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo TP. Hà Nội, quy hoạch Thủ đô đang được thành phố trình Thủ tướng, trong đó xác định môi trường là một trong 4 đột phá, bên cạnh các yếu tố như thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Trong đó, bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm là hành động cấp bách.
"Đây là điều mới, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tới chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô", ông Hải nói.
Theo PGS.TS Bùi Thị An, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo. Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, theo PGS.TS Bùi Thị An, lãnh đạo TP. Hà Nội cần chỉ đạo về việc nâng cao nhận thức ở tất cả các cấp lãnh đạo, cộng đồng bao gồm cả người dân và doanh nghiệp.
Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, Hà Nội cần chọn các vấn đề nóng, ưu tiên thực hiện trước, không dàn trải để tập trung nhân lực, nguồn lực giải quyết từng vấn đề. Và câu chuyện với sông Tô Lịch mà TP. Hà Nội đã và đang lựa chọn, thực hiện trong thời gian qua là một ví dụ điển hình.
“Làm sạch các dòng sông Hà Nội là ước mơ của rất nhiều thế hệ, của những người đã sinh ra, gắn bó với Hà Nội. Chúng tôi chỉ mong rằng các dòng sông như sông Tô Lịch sớm trở lại màu trong xanh, sạch và cá trắng bơi dưới nước để tất cả những người dân hai bên bờ sông. Trong môi trường có rất nhiều vấn đề người ta vẫn phải làm nhưng theo tôi, dòng sông này cần được ưu tiên”, bà An nhấn mạnh.
Cùng với đó, theo nữ chuyên gia, Hà Nội cũng cần minh bạch phương án từng giai đoạn, bao gồm cả vấn đề kinh phí, đơn vị thực hiện… để các nhà khoa học, giới chuyên môn có thể giám sát, phản biện.
Cũng liên quan đến việc làm sạch sông Tô Lịch, TS. Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam chia sẻ: “Những ngày gần đây, tôi thấy lãnh đạo Hà Nội có những hành động rất quyết tâm về bảo vệ môi trường, trong đó có việc làm sạch sông Tô Lịch. Tôi hy vọng đến năm 2035, sông Tô Lịch sẽ lại xanh, sạch như hồi năm 1935. Có thể với nhiều người đây là những suy nghĩ viển vông, nhưng với những gì mà Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua thì bản thân tôi và rất nhiều chuyên gia, người dân có thể kỳ vọng".
Cũng theo TS. Hoàng Dương Tùng, phát triển đô thị xanh cần được nhìn nhận dưới góc độ riêng của từng đô thị. Thời gian qua, mặc dù TP đã triển khai rất nhiều các biện pháp nhằm đảm bảo môi trường tại Thủ đô, nhưng có thể nói những biện pháp này vẫn chưa đủ để xây dựng và phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững.
Do đó, TS nhấn mạnh cần xác định rõ các mục tiêu phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững phù hợp với từng quận, huyện. Cụ thể, tại các huyện xa trung tâm – khu vực nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều nông nghiệp thì giao thông không phải là vấn đề trong công tác xanh hóa đô thị, vấn đề cần chú ý hơn là tình trạng đốt rơm.
Ngoài ra, ông Tùng cũng cho hay TP. Hà Nội cần tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, cơ chế, công tác thu gom rác thải; cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa về công tác đẩy mạnh cơ giới hóa, điều chỉnh đơn giá, định mức thu gom vệ sinh môi trường theo cơ chế thị trường để đảm bảo hoạt động sản xuất, đời sống của những công nhân vệ sinh môi trường; công khai các thông tin, chỉ số về chất lượng môi trường, chất lượng không khí… đề người dân cùng nắm được, từ đó có trách nhiệm hơn trong công tác đảm bảo môi trường.
‘Thiên đường’ của người yêu thể thao trong đô thị xanh lớn nhất miền Bắc
‘Thiên đường’ của người yêu thể thao trong đô thị xanh lớn nhất miền Bắc
(VNF) - 5h sáng anh Vũ Việt Thành (33 tuổi) xỏ giày, chạy vài vòng quanh tuyến đường ven hồ dưới chân tòa nhà anh sống. Nhìn anh Thành chạy từng bước dài, không ai nghĩ anh mới vượt qua cửa tử cách đây không lâu.
Quảng Nam: Lên kế hoạch tái khởi động Khu đô thị xanh Anvie
(VNF) - UBND thị xã Điện Bàn đã có tờ trình đề nghị phê duyệt danh mục dự án Khu đô thị xanh Anvie Hà My, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Eurowindow River Park: An cư lý tưởng tại đô thị xanh đa tiện ích
(VNF) - Trong bối cảnh giá căn hộ neo cao, Eurowindow River Park tọa lạc ngay trung tâm Đông Anh đang được người mua ở thực và giới đầu tư săn đón nhờ mức giá hợp lý, nhiều tiện ích vượt trội và tiềm năng tăng giá.
AI trong kỷ nguyên xanh: Tối ưu hoá năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường
(VNF) - Sức mạnh tổng hợp giữa AI và công nghệ xanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố từ nhận thức, nguồn lực.
Công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02 năm 2025 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.
Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
(VNF) - Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh
(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.
Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025
(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh
(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.
Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi
(VNF) - Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh
(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…
Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án điện tái tạo, mở cửa phát triển điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cho rằng, từ nay đến 2030 không còn nhiều thời gian, Việt Nam cần có quy trình rõ ràng, chi tiết để các nhà đầu tư thực hiện.