Sắp áp hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho DN nhiệt điện, thép, xi măng
(VNF) - Theo dự thảo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, giai đoạn 2025-2026 dự kiến có 150 cơ sở thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
- Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối 20/03/2025 10:00
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm quy định chi tiết quy định của Luật Bảo vệ môi trường, phù hợp với tình hình thực hiện thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo 3 giai đoạn: 2025-2026, 2027-2028, 2029-2030.
Theo đó, trong giai đoạn đầu phân bổ cho các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng. Dự kiến có 150 cơ sở được phân bổ hạn ngạch trong giai đoạn đầu, chiếm khoảng 40% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, dự thảo Nghị định đã từng bước cập nhật tình hình quốc tế, thực tiễn, kinh nghiệm đã có; thể hiện cam kết của Việt Nam với các thỏa thuận quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính; nhận được sự quan tâm rất lớn của doanh nghiệp trong nước cũng như các đối tác thương mại, tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, đây là nghị định mang tính chất kỹ thuật, còn nhiều biến động, thay đổi, vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải quán triệt hệ thống luật pháp chuyên ngành, thỏa thuận quốc tế, đồng thời đưa ra định hướng, nguyên tắc khung có kiểm soát với tư duy "sandbox" để tiếp tục cập nhật những vấn đề kỹ thuật có thể còn biến động.
"Đây là lĩnh vực mới, cần có thủ tục hành chính mới để thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng phải đơn giản, gọn nhẹ nhất có thể. Các đồng chí cần nghiên cứu, tính toán kỹ phương án phân cấp, trước hết là giao cho các bộ, ngành quản lý lĩnh vực", Phó Thủ tướng nói và lưu ý "nội dung, khái niệm, thuật ngữ, kỹ thuật soạn thảo của dự thảo Nghị định phải khoa học, rõ ràng, dễ hiểu để doanh nghiệp, người dân nắm rõ, thực hiện được.
Phó Thủ tướng cũng nêu rõ, Nghị định một mặt thực hiện chủ trương chung từng bước thực hiện đầu tư công nghệ, quản lý và tăng cường các biện pháp hấp thụ để giảm phát thải; mặt khác là để hàng hóa của Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Vì vậy, quy định về tiêu chuẩn, phương pháp, chính sách phải tương thích với thông lệ quốc tế, đồng thời bám sát tiêu chuẩn của từng thị trường, từng lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, từng loại hình doanh nghiệp, "không dàn hàng ngang, mà linh hoạt, đa dạng theo từng thị trường, từ tiêu chuẩn cao nhất, chặt chẽ nhất đến thông thoáng nhất".
Bên cạnh đó, Nghị định phải phân cấp, giao cho các bộ, ngành xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hạn ngạch, tín chỉ carbon; điều kiện hình thành, cơ chế hoạt động của các tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập thực hiện đo đạc, thống kê, thẩm định, công nhận, báo cáo… các số liệu liên quan đến phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon được sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức, đối tác quốc tế.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cũng cho biết tinh thần thiết kế, xây dựng dự thảo nghị định là "vừa chạy, vừa xếp hàng", vừa làm, vừa cập nhật, bổ sung những vấn đề mới để bắt kịp sự thay đổi trong nước và quốc tế.
"Nghị định xây dựng theo hướng giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội, phân theo ngành, lĩnh vực và xuyên biên giới, kiểm soát theo đối tượng phát thải, giải pháp để giảm phát thải và tạo tín chỉ carbon. Các bộ, ngành sẽ làm trước, tổng kết, rút kinh nghiệm trước khi phân cấp cho địa phương", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chia sẻ.
Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối
(VNF) - Thị trường carbon giữ vai trò cốt lõi trong hành trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội tài chính từ tín chỉ carbon và thu hút dòng vốn đầu tư xanh, doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.
Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.
Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt
(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.
Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng
(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.
Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện
(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.
Cấm xe mô tô chạy xăng từ 2030, bắt buộc chuyển sang dùng xe điện?
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điểm lại và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025 với chủ đề “Hành trình bứt phá chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam”. Báo cáo một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông là một bước quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt
(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Châu Âu lùi thời hạn giảm khí thải, doanh nghiệp ôtô dễ thở
(VNF) - Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết cơ quan này vừa mới đề xuất cho phép các nhà sản xuất ô tô thực hiện mục tiêu phát thải CO2 mới cho ô tô con và xe tải nhỏ vào năm 2027 thay vì ngay trong năm nay.
Ngân hàng lớn của Mỹ hủy mục tiêu Net Zero vì 'ngoài tầm kiểm soát'
(VNF) - Wells Fargo - ngân hàng lớn tại Mỹ với tổng tài sản 1.900 tỷ USD, đã thông báo hủy bỏ mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 cho toàn bộ danh mục cho vay của mình.
Châu Âu nới lỏng quy định báo cáo bền vững, doanh nghiệp 'thở phào'
(VNF) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố kế hoạch nới lỏng các quy định về báo cáo bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) với các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc, theo Reuters.
Lý do nào khiến HSBC lùi mục tiêu Net Zero thêm 20 năm?
(VNF) - HSBC mới đây đã có thông báo lùi mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) trong hoạt động và chuỗi cung ứng từ năm 2030 đến năm 2050, tức chậm hơn 20 năm so với kế hoạch ban đầu.
EU áp rào cản xanh, Thủ tướng yêu cầu triển khai kế hoạch hành động
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu (EU).

