Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

Minh Tuệ - 06/03/2025 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.

Thị trường carbon tại Việt Nam đang đón nhận những thông tin tích cực. Ngay đầu năm nay, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định duyệt đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Đề án nêu rõ, Việt Nam sẽ chủ động thành lập, phát triển thị trường carbon theo mô hình tập trung, đảm bảo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát của nhà nước. Việc này nhằm tăng chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, nâng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Theo đó, từ tháng 6/2025 đến hết năm 2028, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ được vận hành thí điểm. Ba năm sau, sàn sẽ được vận hành chính thức. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) được giao xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch carbon trong nước theo các tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng.

Hàng hóa trên thị trường carbon tại Việt Nam chia làm hai loại: hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận. Mỗi hàng hóa sẽ được cấp mã số duy nhất, đảm bảo không trùng lặp. Chủ thể khi tham gia giao dịch có tài khoản lưu ký. Việc đăng ký, cấp mã số được thực hiện tập trung để đảm bảo dữ liệu được thống nhất, đồng bộ. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) sẽ cung ứng dịch vụ lưu ký, thanh toán. Việc thanh toán tự động trên cơ sở kết quả giao dịch do HNX gửi, theo nguyên tắc chuyển giao hàng hóa đồng thời với thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán.

Đây là một bước ngoặt đối với thị trường carbon tại Việt Nam. Trên thực tế, tại Việt Nam, thị trường tín chỉ carbon đã manh nha từ nhiều năm trước. Tuy vậy, nhà đầu tư trong nước vẫn còn hạn chế về nhận thức và hiểu biết về thị trường carbon, cơ chế hoạt động, cũng như tiềm năng lợi nhuận từ việc mua bán tín chỉ carbon.

Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Ánh Minh – Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN, Chủ tịch điều hành Pacific Group, để làm rõ hơn vấn đề này.

- Việc vận hành thị trường carbon đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

Ông Lê Ngọc Ánh Minh: Về cơ bản, việc vận hành thị trường carbon tạo động lực cho doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính. Thị trường carbon thiết lập cơ chế mua bán hạn ngạch phát thải, buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm lượng khí thải để tuân thủ quy định hoặc tận dụng cơ hội kinh doanh từ việc bán lại hạn ngạch dư thừa. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh và quy trình sản xuất ít phát thải, tạo nguồn tài chính mới cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thu lợi từ việc bán tín chỉ carbon nếu họ thực hiện các dự án giảm phát thải hiệu quả. Đây là nguồn thu nhập bổ sung, hỗ trợ tái đầu tư vào các giải pháp bền vững.

Thêm nữa, thị trường carbon cũng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng hình ảnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế về trách nhiệm môi trường, việc tham gia xuất khẩu và hợp tác với các đối tác toàn cầu thuận lợi. Đồng thời giúp thúc đẩy đổi mới công nghệ vì để giảm phát thải, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí dài hạn. Khi các quốc gia áp dụng các chính sách carbon nghiêm ngặt hơn, doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường carbon sẽ dễ dàng thích nghi với các quy định quốc tế, tránh rủi ro về thuế carbon.

Tựu trung, đây không chỉ là công cụ giảm phát thải, kiếm thêm tiền mà còn là cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Ông Lê Ngọc Ánh Minh Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN.

- Tại Việt Nam, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện đã manh nha từ khoảng năm 2017 với sự hiện diện của khá nhiều nhà đầu tư ngoại. Theo ông, nhà đầu tư trong nước đã sẵn sàng cho cuộc chơi này hay chưa?

Theo tôi, các nhà đầu tư trong nước vẫn còn hạn chế về nhận thức và hiểu biết về thị trường carbon, cơ chế hoạt động, cũng như tiềm năng lợi nhuận từ việc mua bán tín chỉ carbon mà đôi khi dễ bị thổi phồng. Điều này đòi hỏi các chương trình tuyên truyền, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Đầu tư vào các dự án carbon đòi hỏi nguồn vốn lớn và công nghệ tiên tiến để đảm bảo hiệu quả giảm phát thải. Nhiều doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể gặp khó khăn về tài chính và công nghệ để tham gia thị trường này. Việt Nam có tiềm năng lớn về các dự án giảm phát thải, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, lâm nghiệp và quản lý chất thải. Nếu được hỗ trợ đúng mức, nhà đầu tư trong nước có thể tận dụng cơ hội này để phát triển các dự án carbon và thu lợi từ việc bán tín chỉ carbon. Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật kết hợp việc các tổ chức quốc tế cung cấp kiến thức, nguồn lực để thúc đẩy sự tham gia của nhà đầu tư trong nước.

- Với cam kết Net Zero đầy tham vọng của các Chính phủ cùng với xu hướng giảm phát thải của những doanh nghiệp lớn, việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon gần như trở thành câu chuyện bắt buộc. Để có thể đem bán tín chỉ carbon trên thị trường, doanh nghiệp cần phải chú ý những gì, thưa ông?

Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng. Thứ nhất là đánh giá và đo lường phát thải. Để đo lường phát thải thì doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đo lường, báo cáo và kiểm tra (MRV - Measurement, Reporting, Verification) để xác định lượng khí thải hiện tại và tiềm năng giảm phát thải. Xác định dự án giảm phát thải gồm các dự án có thể bao gồm chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, cải tiến quy trình sản xuất, trồng rừng, hoặc quản lý chất thải hiệu quả.

Thứ hai là tuân thủ tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận, doanh nghiệp phải lựa chọn tiêu chuẩn. Tín chỉ carbon cần được chứng nhận bởi các tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, như Verified Carbon Standard (VCS), Gold Standard, hoặc các tiêu chuẩn khác phù hợp với loại hình dự án. Và sau đó là tiến hành quy trình chứng nhận, doanh nghiệp phải trải qua quy trình kiểm định độc lập để đảm bảo dự án đáp ứng các tiêu chí về tính minh bạch, bền vững và hiệu quả giảm phát thải.

Thứ ba là định giá tín chỉ carbon. Chúng ta cần xác định yếu tố ảnh hưởng đến giá. Giá tín chỉ carbon phụ thuộc vào loại dự án, quy mô, vị trí địa lý, tiêu chuẩn chứng nhận và nhu cầu thị trường. Ví dụ, tín chỉ từ dự án năng lượng tái tạo thường có giá cao hơn so với dự án trồng rừng. Rồi xác định cơ chế định giá: Giá có thể được xác định thông qua thị trường tự nguyện hoặc thị trường tuân thủ (compliance market). Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để đưa ra mức giá cạnh tranh.

Thứ tư là phải đầu tư, chuẩn bị chi phí tham gia thị trường. Tính sơ thì gồm chi phí bắt đầu làm như chi phí xây dựng dự án, đầu tư công nghệ và chi phí đo lường, báo cáo, chi phí chứng nhận, chi phí kiểm định và chứng nhận tín chỉ carbon từ các tổ chức độc lập. Tiếp đến là chi phí vận hành, duy trì hệ thống MRV, quản lý dự án và báo cáo định kỳ. Thường thì các công ty tư vấn chuyên nghiệp làm các mảng khác tương đồng khi triển khai cái này họ sẽ nắm rõ.

Thứ năm là chuẩn bị nhân lực và quản trị. Doanh nghiệp cần đội ngũ có kiến thức về quản lý carbon, đo lường phát thải và hiểu biết về thị trường carbon. Có thể hợp tác với các chuyên gia tư vấn, tổ chức quốc tế hoặc đơn vị chứng nhận để đảm bảo dự án đạt chuẩn. Doanh nghiệp cần theo dõi các xu hướng toàn cầu về giảm phát thải và nhu cầu mua tín chỉ carbon từ các tập đoàn lớn hoặc quốc gia có cam kết Net Zero. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tính minh bạch trong việc đo lường và báo cáo phát thải để tạo niềm tin cho người mua.

Một quá trình tạo lập phức tạp như vậy, doanh nghiệp cần tính toán cân nhắc thận trọng xem có nên tham gia mảng này hay không? Theo tôi, những doanh nghiệp có chuyên môn căn bản hoặc ngành nghề tương đồng thì làm sẽ thuận lợi, còn doanh nghiệp không có xuất phát điểm của ngành tương đồng thì có thể hợp tác với đối tác có sẵn chuyên môn để vừa làm vừa học bí quyết.

- Có ý kiến cho rằng trong tương lai, tín chỉ carbon sẽ trở thành một loại tiền tệ trên sân chơi tài chính khí hậu toàn cầu, là “tài sản chiến lược” của các quốc gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Theo tôi, đó là một nhận định có cơ sở và phản ánh xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Tín chỉ carbon như một loại “tiền tệ”, nó là một hàng hóa có giá trị trao đổi trên trường quốc tế. Có thể mua bán tín chỉ để bù đắp phát thải hoặc để đạt mục tiêu phát thải, nó ngày càng trở nên thanh khoản tốt như các loại tiền tệ hoặc tài sản tài chính và nó được chuẩn hóa qua các tiêu chuẩn chứng nhận như VCS, Gold Standard có thể so sánh và trao đổi trên toàn cầu.

Xét về “tài sản chiến lược” thì các quốc gia có thể sử dụng tín chỉ carbon như một công cụ để đạt được các mục tiêu khí hậu theo Thỏa thuận Paris. Tín chỉ carbon cũng có thể trở thành nguồn thu nhập quốc gia thông qua xuất khẩu tín chỉ hoặc thuế carbon. Tín chỉ carbon giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý về phát thải, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập mới từ việc bán tín chỉ. Sở hữu tín chỉ carbon cũng là cách để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xanh, thu hút nhà đầu tư và khách hàng quan tâm đến trách nhiệm môi trường. Các tổ chức quốc tế có thể sử dụng tín chỉ carbon để hỗ trợ các dự án phát triển bền vững, thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xét về rủi ro, có thể kể đến rủi ro về giá cả, giá tín chỉ carbon có thể biến động mạnh do các yếu tố như chính sách quốc gia, nhu cầu thị trường và tiến triển của công nghệ giảm phát thải. Rủi ro tiếp theo là tính minh bạch và gian lận. Việc đảm bảo tính minh bạch và ngăn chặn gian lận trong thị trường carbon là thách thức lớn, đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý.

Một yếu tố nữa cần được lưu tâm là sự chênh lệch giữa các quốc gia. Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta dễ gặp khó khăn trong việc tham gia thị trường carbon do thiếu nguồn lực và công nghệ cũng như việc truyền thông làm sao cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hiểu để tuân thủ việc giảm phát thải, việc mua bán hạn ngạch, mua bán tín chỉ để thực hiện mục tiêu giảm phát thải tiến tới Net Zero vào năm 2050. Chứ hiện nay thì việc truyền thông nói rất nhiều về ‘lợi nhuận’, ‘tiền kiếm nhiều’ từ việc bán tín chỉ carbon. Điều này rất dễ gây ngộ nhận là dễ kiếm tiền lớn từ trên trời rơi xuống chứ không tập trung vào việc giảm phát thải là việc khó và rất nhiều thách thức.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Thị trường tín chỉ carbon: Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội

Thị trường tín chỉ carbon: Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội

Đầu tư 49 ngày trước
(VNF) - Việc phát triển thị trường carbon cũng như tín chỉ carbon tại Việt Nam được đánh giá sẽ tạo ra cơ hội mới nhưng lại đang gặp nhiều thách thức. Các doanh nghiệp sẽ phải có tầm nhìn dài hạn về tiềm năng của thị trường carbon để đón trước những xu thế và bắt kịp tạo thành cơ hội.
Cùng chuyên mục
Thêm 23 doanh nghiệp 'rót' 1,1 tỷ USD đầu tư vào Bắc Ninh

Thêm 23 doanh nghiệp 'rót' 1,1 tỷ USD đầu tư vào Bắc Ninh

31/03/25 16:28 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 31/3, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp, với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

DN Trung Quốc động thổ 2 dự án công nghệ cao 640 triệu USD tại Bắc Ninh

DN Trung Quốc động thổ 2 dự án công nghệ cao 640 triệu USD tại Bắc Ninh

30/03/25 18:05 (GMT+7)

(VNF) - Hai doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc cùng động thổ 2 dự án công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 640 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II trong ngày 30/3.

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

30/03/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.

Thủ tướng: Khởi công đường sắt tốc độ cao trong năm 2026

Thủ tướng: Khởi công đường sắt tốc độ cao trong năm 2026

30/03/25 09:59 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt và các dự án trọng điểm quốc gia.

Hải Phòng: Ba vị trí dự kiến xây khu thương mại tự do nối với Cảng Lạch Huyện

Hải Phòng: Ba vị trí dự kiến xây khu thương mại tự do nối với Cảng Lạch Huyện

30/03/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Những vị trí Hải Phòng đề xuất thành lập khu thương mại tự do đều kết nối với các cảng biển chiến lược.

Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

29/03/25 19:38 (GMT+7)

(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ bắc qua sông Sài Gòn

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ bắc qua sông Sài Gòn

29/03/25 19:35 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 29/3, TP. HCM tổ chức lễ khởi công dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, kết nối công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).

Bộ Công thương làm việc với NĐT Thái vướng vào dự án điện gió, điện mặt trời đang 'bế tắc'

Bộ Công thương làm việc với NĐT Thái vướng vào dự án điện gió, điện mặt trời đang 'bế tắc'

29/03/25 15:40 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công thương quyết định thành lập tổ công tác để trao đổi, làm việc với các nhà đầu tư (NĐT) Thái Lan về vướng mắc của các dự án điện gió, điện mặt trời

Thu hút đầu tư vào Quảng Nam: 'Lấy công dẫn dắt tư'

Thu hút đầu tư vào Quảng Nam: 'Lấy công dẫn dắt tư'

29/03/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2025, Quảng Nam tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những dự án quan trọng, có tính đột phá và lan tỏa, đồng thời thu hút đầu tư ngoài ngân sách theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.

Hơn 231.000 tỷ đồng đầu tư ‘rót’ vào Bình Định

Hơn 231.000 tỷ đồng đầu tư ‘rót’ vào Bình Định

28/03/25 16:15 (GMT+7)

(VNF) - Tỉnh Bình Định đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.

TP.HCM: Lên lịch tiến độ làm 355km metro trong 10 năm tới

TP.HCM: Lên lịch tiến độ làm 355km metro trong 10 năm tới

28/03/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - TP. HCM dự kiến việc lựa chọn nhà thầu thi công cho tuyến metro số 2 (bến Thành- Tham Lương) sẽ diễn ra vào tháng 10/2025 và khởi công vào tháng 12/2025, đồng thời bổ sung tuyến metro kết nối đến huyện Cần Giờ (tuyến metro 12) vào danh mục dự án để thực hiện theo nghị quyết số 188 của Quốc hội.

Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính

Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính

28/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.

Quảng Ninh: Cần 34.500 tỷ đầu tư xây dựng gần 30 cảng biển

Quảng Ninh: Cần 34.500 tỷ đầu tư xây dựng gần 30 cảng biển

28/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Với việc quy hoạch tới gần 30 bến cảng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh cần hơn 34.500 tỷ đồng để đầu tư phát triển cảng biển.

Đầu tư gần 700 tỷ đồng nâng cấp công viên lớn nhất Đà Nẵng

Đầu tư gần 700 tỷ đồng nâng cấp công viên lớn nhất Đà Nẵng

28/03/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Công viên 29 tháng 3 được đầu tư 673 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo và có điểm nhấn với kiến trúc “chiếc nhẫn hoà bình” nằm trên mặt hồ.

Đầu tháng 4/2025, thi công Đường Tây Thăng Long đoạn qua Vinhomes Wonder City

Đầu tháng 4/2025, thi công Đường Tây Thăng Long đoạn qua Vinhomes Wonder City

27/03/25 13:45 (GMT+7)

(VNF) - Lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo thi công tuyến đường Tây Thăng Long đoạn 2,1km từ nút giao đường tỉnh 422 tới Tây Tựu đi qua Vinhomes Wonder City. Dự kiến chậm nhất tuyến đường này bắt đầu thi công vào ngày 6/4.

Đầu tư gần 11.000 tỷ đồng phát triển cảng biển Quảng Ngãi

Đầu tư gần 11.000 tỷ đồng phát triển cảng biển Quảng Ngãi

27/03/25 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Theo quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Quảng Ngãi đến năm 2030 cần khoảng 10.830 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 7.960 tỷ đồng.

Long An dành 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM

Long An dành 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM

27/03/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An đã có chủ trương triển khai và cam kết đảm bảo cân đối vốn ngân sách địa phương cho dự án đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua tỉnh Long An.

Quảng Ngãi: Thủy điện nghìn tỷ 4 lần gia hạn chưa hẹn ngày về đích

Quảng Ngãi: Thủy điện nghìn tỷ 4 lần gia hạn chưa hẹn ngày về đích

26/03/25 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Dự án thủy điện Trà Phong tại Quảng Ngãi có vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, tiếp tục được điều chỉnh tiến độ hoàn thành đến IV/2026.

DABACO: Đại gia chăn nuôi đầu tư cảng cạn 8,2ha ở Bắc Ninh

DABACO: Đại gia chăn nuôi đầu tư cảng cạn 8,2ha ở Bắc Ninh

26/03/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Bắc Ninh vừa bổ sung một cảng cạn mới rộng gần 82.000m² tại xã Tân Chi, huyện Tiên Du. Dự án do Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) làm chủ đầu tư.

Vingroup dự tính rót 30 tỷ USD làm loạt dự án điện tái tạo và điện LNG

Vingroup dự tính rót 30 tỷ USD làm loạt dự án điện tái tạo và điện LNG

25/03/25 15:11 (GMT+7)

(VNF) - Vingroup cam kết thực hiện dự án giai đoạn 2025-2030 là 25.500 MW (tổng mức đầu tư khoảng 25-30 tỷ USD) điện năng lượng tái tạo và điện LNG.

Cực hút Cần Giờ: Hơn 20 tỷ USD biến vùng biển bùn thành siêu đô thị

Cực hút Cần Giờ: Hơn 20 tỷ USD biến vùng biển bùn thành siêu đô thị

25/03/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn tới, Cần Giờ đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn vào lĩnh vực hạ tầng, logistics, bất động sản và giao thông đô thị.

Nhóm tập đoàn hàng đầu Singapore đổ hàng tỷ USD vào bất động sản Việt Nam

Nhóm tập đoàn hàng đầu Singapore đổ hàng tỷ USD vào bất động sản Việt Nam

25/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm gần đây, Singapore duy trì vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và chính sách thu hút đầu tư cởi mở, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore.

Làm cao tốc nối Lạng Sơn - Thái Nguyên, cần hơn 29.000 tỷ đồng

Làm cao tốc nối Lạng Sơn - Thái Nguyên, cần hơn 29.000 tỷ đồng

25/03/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đề xuất bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cần 152.000 tỷ mở rộng 1.144km cao tốc Bắc – Nam lên 6 làn xe

Cần 152.000 tỷ mở rộng 1.144km cao tốc Bắc – Nam lên 6 làn xe

24/03/25 19:12 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144 km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Tin khác
Đầu tư 56.200 tỷ làm đường dài 33km nối sân bay Gia Bình với Hà Nội

Đầu tư 56.200 tỷ làm đường dài 33km nối sân bay Gia Bình với Hà Nội

(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và kết nối cầu Kênh Vàng đi Hải Dương qua tỉnh Bắc Ninh dài trên 33km, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 56.200 tỷ đồng.

Thêm 23 doanh nghiệp 'rót' 1,1 tỷ USD đầu tư vào Bắc Ninh

Thêm 23 doanh nghiệp 'rót' 1,1 tỷ USD đầu tư vào Bắc Ninh

DN Trung Quốc động thổ 2 dự án công nghệ cao 640 triệu USD tại Bắc Ninh

DN Trung Quốc động thổ 2 dự án công nghệ cao 640 triệu USD tại Bắc Ninh

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

Thủ tướng: Khởi công đường sắt tốc độ cao trong năm 2026

Thủ tướng: Khởi công đường sắt tốc độ cao trong năm 2026

Hải Phòng: Ba vị trí dự kiến xây khu thương mại tự do nối với Cảng Lạch Huyện

Hải Phòng: Ba vị trí dự kiến xây khu thương mại tự do nối với Cảng Lạch Huyện

Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ bắc qua sông Sài Gòn

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ bắc qua sông Sài Gòn

Bộ Công thương làm việc với NĐT Thái vướng vào dự án điện gió, điện mặt trời đang 'bế tắc'

Bộ Công thương làm việc với NĐT Thái vướng vào dự án điện gió, điện mặt trời đang 'bế tắc'

Thu hút đầu tư vào Quảng Nam: 'Lấy công dẫn dắt tư'

Thu hút đầu tư vào Quảng Nam: 'Lấy công dẫn dắt tư'

Hơn 231.000 tỷ đồng đầu tư ‘rót’ vào Bình Định

Hơn 231.000 tỷ đồng đầu tư ‘rót’ vào Bình Định

TP.HCM: Lên lịch tiến độ làm 355km metro trong 10 năm tới

TP.HCM: Lên lịch tiến độ làm 355km metro trong 10 năm tới

Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính

Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính

Quảng Ninh: Cần 34.500 tỷ đầu tư xây dựng gần 30 cảng biển

Quảng Ninh: Cần 34.500 tỷ đầu tư xây dựng gần 30 cảng biển

Đầu tư gần 700 tỷ đồng nâng cấp công viên lớn nhất Đà Nẵng

Đầu tư gần 700 tỷ đồng nâng cấp công viên lớn nhất Đà Nẵng

Đầu tháng 4/2025, thi công Đường Tây Thăng Long đoạn qua Vinhomes Wonder City

Đầu tháng 4/2025, thi công Đường Tây Thăng Long đoạn qua Vinhomes Wonder City

Đầu tư gần 11.000 tỷ đồng phát triển cảng biển Quảng Ngãi

Đầu tư gần 11.000 tỷ đồng phát triển cảng biển Quảng Ngãi

Long An dành 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM

Long An dành 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM

Quảng Ngãi: Thủy điện nghìn tỷ 4 lần gia hạn chưa hẹn ngày về đích

Quảng Ngãi: Thủy điện nghìn tỷ 4 lần gia hạn chưa hẹn ngày về đích

DABACO: Đại gia chăn nuôi đầu tư cảng cạn 8,2ha ở Bắc Ninh

DABACO: Đại gia chăn nuôi đầu tư cảng cạn 8,2ha ở Bắc Ninh

Vingroup dự tính rót 30 tỷ USD làm loạt dự án điện tái tạo và điện LNG

Vingroup dự tính rót 30 tỷ USD làm loạt dự án điện tái tạo và điện LNG

Cực hút Cần Giờ: Hơn 20 tỷ USD biến vùng biển bùn thành siêu đô thị

Cực hút Cần Giờ: Hơn 20 tỷ USD biến vùng biển bùn thành siêu đô thị

Nhóm tập đoàn hàng đầu Singapore đổ hàng tỷ USD vào bất động sản Việt Nam

Nhóm tập đoàn hàng đầu Singapore đổ hàng tỷ USD vào bất động sản Việt Nam

Làm cao tốc nối Lạng Sơn - Thái Nguyên, cần hơn 29.000 tỷ đồng

Làm cao tốc nối Lạng Sơn - Thái Nguyên, cần hơn 29.000 tỷ đồng

Cần 152.000 tỷ mở rộng 1.144km cao tốc Bắc – Nam lên 6 làn xe

Cần 152.000 tỷ mở rộng 1.144km cao tốc Bắc – Nam lên 6 làn xe