'Chưa tới 1/4 CFO tại Đông Nam Á quan tâm ESG'
(VNF) - Nghiên cứu mới nhất của Deloitte cho thấy chỉ có khoảng 23% CFO tại Đông Nam Á đang kết hợp các yếu tố ESG vào trong mô hình hoạt động mặc dù đã công nhận rộng rãi về tầm quan trọng của chúng.
- DN đón xu hướng mới: Tích hợp ESG và đầu tư công nghệ sạch 04/02/2025 07:00
Chương trình Giám đốc tài chính Đông Nam Á của Deloitte gần đây đã công bố kết quả có được từ nghiên cứu mới nhất của Chương trình nghị sự Giám đốc tài chính Đông Nam Á 2025 (SEA CFO Agenda 2025). Nghiên cứu bao gồm một cuộc khảo sát với 190 CFO tại 7 khu vực địa lý trên khắp Đông Nam Á – cụ thể là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – cùng các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 11 CFO Đông Nam Á được thực hiện vào nửa cuối năm 2024.
ESG gặp rào cản
Kết quả nghiên cứu cho biết trong khi các cuộc trao đổi của Deloitte với các CFO tại Đông Nam Á đều ghi nhận sự hiểu biết chung về tầm quan trọng và tính cấp bách ngày càng tăng của các ưu tiên về ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị), thì kết quả khảo sát lại cho thấy chỉ có chưa đến một phần tư (23%) số người được hỏi cho biết đang tích hợp các vấn đề đáng lưu ý về khí hậu và/hoặc ESG vào mô hình hoạt động của họ, với phần lớn CFO chỉ đang trong giai đoạn thăm dò hoặc thử nghiệm.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mục tiêu tăng trưởng doanh thu (82%) là ưu tiên hàng đầu trong các ưu tiên chiến lược của các CFO tại Đông Nam Á, cao hơn hẳn mục tiêu kiểm soát chi phí (71%) và mục tiêu đạt hiệu quả tài chính (70%), bất chấp những lo ngại kéo dài của các yếu tố rủi ro từ bên ngoài, chẳng hạn như suy thoái kinh tế cũng như lạm phát và lãi suất.
Theo các chuyên gia Deloitte, các lý do khả thi để diễn giải thực tế này bao gồm các rào cản liên quan đến nguồn lực và năng lực nhân sự (80%), khó khăn trong việc đo lường tác động của ESG (78%) và các ưu tiên cạnh tranh (69%).
"Mặc dù những hạn chế về nhân lực và khó khăn trong việc đo lường tác động là những thách thức đã được lường trước trong lĩnh vực ESG, điểm đáng chú ý là số lượng đáng kể những cuộc thảo luận giữa Deloitte và các CFO tại Đông Nam Á về những thách thức trong việc quản lý những đánh đổi và hy sinh không thể tránh khỏi phát sinh từ việc thúc đẩy các ưu tiên về khí hậu và ESG. Những thách thức này đặc biệt rõ rệt trong lĩnh vực mua sắm do các chiến lược tìm nguồn cung ứng tuân thủ ESG thường đi kèm với chi phí cao hơn và có thể cần được bù đắp thông qua các chương trình tối ưu hóa chi phí khác", báo cáo nêu.
Báo cáo của Deloitte cũng cho thấy, từ quan điểm của người phải đưa ra các quyết định tài chính, các hành động chính mà CFO tại Đông Nam Á đang thực hiện bao gồm tiến hành đánh giá rủi ro ESG (40%), báo cáo về các sáng kiến ESG cho các bên liên quan (40%) và thiết lập các chỉ số hiệu suất ESG (33%). Chỉ một phần thiểu số (16%) đang điều chỉnh phân bổ vốn với các mục tiêu ESG – một kết quả thể hiện rõ các thách thức nói trên trong việc đo lường tác động ESG.
“Hiển nhiên là các CFO tại Đông Nam Á biết rằng ESG và sự thành công dài hạn về mặt tài chính không phải là hai phạm trù đối lập. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, họ phải đối mặt với những thách thức rất thực tế trong việc thúc đẩy các mục tiêu ESG và các mục tiêu tài chính. Để hỗ trợ tổ chức của họ đạt được sự cân bằng phù hợp, các CFO tại Đông Nam Á có thể xem xét triển khai thẻ điểm cân bằng và triển khai các phân tích chi phí – lợi ích để đồng nhất các mục tiêu tài chính và ESG”, ông Ho Kok Yong, lãnh đạo chương trình CFO, Deloitte châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói.
“Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là cho dù các số liệu có thể là rất quan trọng, chúng cũng không phải là tất cả. Các CFO tại Đông Nam Á nên tránh việc tập trung quá mức vào các chỉ số tài chính ngắn hạn vì điều đó sẽ chỉ làm suy yếu khả năng tài chính dài hạn”, ông nói thêm.

Thách thức trong việc hợp lý hóa các khoản đầu tư AI
Khảo sát của Deloitte cũng cho thấy nhìn chung, các CFO tại Đông Nam Á kỳ vọng công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa sẽ đóng vai trò lớn hơn trong hoạt động của tổ chức của họ. Hơn một nửa (59%) số người được hỏi dự kiến sẽ tích hợp nhiều công nghệ tự động hóa hoặc kỹ thuật số hơn vào hoạt động và hơn một phần ba (34%) dự kiến sẽ tăng mức đầu tư vào kỹ thuật số của họ trong năm tới.
Một tỷ lệ đáng kể các CFO tại Đông Nam Á mà Deloitte đã phỏng vấn cũng chia sẻ rằng tổ chức của họ đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng (Centers of Excellence - CoEs) và/hoặc các nhóm chuyên trách để giám sát việc thử nghiệm các dự án sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, do hầu hết các tổ chức chỉ đang ở giai đoạn đầu của hành trình AI, các dự án này chủ yếu là các ứng dụng có rủi ro thấp nhằm nâng cao năng suất bằng cách tự động hóa một phần các tác vụ thủ công.
Bên cạnh đó, do thiếu vắng các dự án hấp dẫn cũng như gặp khó trong việc định lượng các lợi ích liên quan, các CFO tại Đông Nam Á phải đối mặt với những thách thức trong việc hợp lý hóa các khoản đầu tư AI. Các mối quan tâm khác liên quan đến AI cũng bao gồm các vấn đề về rủi ro và quản trị (45%), cũng như các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật (27%).
Cụ thể trong công tác tài chính, các CFO tại Đông Nam Á xem xét các yếu tố liên quan đến nhân lực và lòng tin – kỹ năng chuyên môn và và khả năng sử dụng thuần thục AI (78%); rủi ro áp dụng (55%) và văn hóa và lòng tin (45%) – là những mối quan tâm hàng đầu của họ liên quan đến việc sử dụng AI.
Những phát hiện này cho thấy sự công nhận phổ biến của các CFO tại Đông Nam Á, rằng phán đoán và hành động của con người vẫn là yếu tố tiên quyết trong việc áp dụng thành công các AI đáng tin cậy – và việc phát triển các kỹ năng và khả năng của nhân sự trong việc áp dụng thuần thục AI nên là trọng tâm trong tương lai để không chỉ sử dụng các công cụ AI một cách hiệu quả mà còn xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro đi kèm.
DN đón xu hướng mới: Tích hợp ESG và đầu tư công nghệ sạch

'Bình đẳng giới là thành phần trọng yếu của ESG'
(VNF) - Theo các chuyên gia, bình đẳng giới không chỉ là giá trị xã hội, mà còn là đòn bẩy mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và nâng cao lợi thế cạnh tranh, là thành phần trọng yếu trong bộ ba ESG, đánh giá tính bền vững và tác động xã hội của doanh nghiệp.
Quỹ ngoại chuộng đầu tư theo ESG, vì sao DN Việt vẫn đứng bên rìa cuộc chơi?
(VNF) - Việc thực hiện ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp), thực hiện chuyển đổi xanh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp đạt được phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam được nhìn nhận đang đi sau các nước trong khu vực như Malaysia hay Thái Lan trong vấn đề này.
DN đón xu hướng mới: Tích hợp ESG và đầu tư công nghệ sạch
(VNF) - Theo ông Phạm Đăng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy, kinh tế xanh là chìa khoá quan trọng giúp Việt Nam không chỉ vượt qua các thách thức của kỷ nguyên mới mà còn trở thành điểm sáng trên bản đồ phát triển bền vững toàn cầu.
Phó Thủ tướng 'lệnh' Hà Nội và TP. HCM thu hồi phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát
(VNF) - Hà Nội và TP. HCM được yêu cầu thực hiện lộ trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng, tổ chức các biện pháp điều tiết phương tiện giao thông hợp lý, thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ, nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu giải pháp về khu vực phát thải thấp tại địa phương, triển khai khi có đủ điều kiện
Góp 1 triệu cây phủ xanh huyện đảo Trường Sa
(VNF) - Chương trình nhằm tri ân những người lính đảo và đồng bào ta đang ngày đêm bám biển thông qua mục tiêu trồng một triệu cây xanh, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường chính quy, xanh, sạch, đẹp trên đảo Trường Sa
Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch tín chỉ carbon. Tương tự chứng khoán, các khách hàng, nhà đầu tư sẽ đăng nhập, kết nối qua các công ty này, thay vì trực tiếp tới hệ thống giao dịch.
Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế
(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.
Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.
Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán
(VNF) - Việt Nam được đánh giá đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh và tài chính xanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn vốn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR
(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.

