DN đón xu hướng mới: Tích hợp ESG và đầu tư công nghệ sạch
(VNF) - Theo ông Phạm Đăng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy, kinh tế xanh là chìa khoá quan trọng giúp Việt Nam không chỉ vượt qua các thách thức của kỷ nguyên mới mà còn trở thành điểm sáng trên bản đồ phát triển bền vững toàn cầu.
Xu thế tất yếu trong kỷ nguyên mới
Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, kinh tế xanh đã trở thành xu thế tất yếu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Đối với Việt Nam – một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng tại khu vực Đông Nam Á, chuyển đổi sang kinh tế xanh không chỉ là trách nhiệm trong việc chung tay với cộng đồng quốc tế, mà còn mở ra cơ hội lớn để nâng cao vị thế và xây dựng một nền kinh tế bền vững hơn.
Ông Phạm Đăng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy, khẳng định với VietnamFinance: "Kinh tế xanh chính là chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam không chỉ vượt qua các thách thức trong kỷ nguyên mới mà còn trở thành điểm sáng trên bản đồ phát triển bền vững toàn cầu".

Theo lãnh đạo Vũ Phong Energy, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong tiến trình chuyển đổi xanh. Trước đây, chuyển đổi xanh thường được xem là nhiệm vụ mang tính khuyến khích hoặc chỉ phổ biến trong các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, sự thay đổi đã diễn ra mạnh mẽ nhờ các chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh từ quốc tế và trong nước, như Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) của EU và Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Đặc biệt, cam kết của Việt Nam tại COP26 về mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050 đã tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Đăng An, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của kinh tế xanh và coi đây là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững. Các hoạt động ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) ngày càng được triển khai mạnh mẽ, bao gồm đầu tư vào năng lượng tái tạo, ứng dụng các quy trình sản xuất bền vững và đạt được các chứng nhận xanh quốc tế.
Ông Phạm Đăng An nhận định: "Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng tất yếu để giải quyết thách thức môi trường mà còn mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Với các chính sách và cam kết phát triển bền vững, Việt Nam đang thu hút sự chú ý từ các quỹ đầu tư xanh trên toàn cầu".
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, đặc biệt là tiềm năng từ các nguồn năng lượng tái tạo. Ví dụ, năng lượng mặt trời có tiềm năng lớn nhờ số giờ nắng cao: miền Bắc từ 1.500-1.700 giờ/năm, miền Trung và miền Nam từ 2.000-2.600 giờ/năm. Điều này giúp cho việc phát triển điện mặt trời mái nhà trở nên khả thi hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, lực lượng lao động trẻ và năng động là nguồn nhân lực lý tưởng để tiếp cận và ứng dụng các xu hướng công nghệ mới. Các cơ quan chức năng cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như Nghị định 135/2024/NĐ-CP về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Những nỗ lực này phản ánh quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy kinh tế xanh và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Chúng ta có thể cảm nhận rõ rệt nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy kinh tế xanh. Chính phủ đã tích cực triển khai các chính sách và chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế xanh và hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững theo các cam kết quốc tế.
Chung tay phát triển kinh tế xanh
Để khai thác tối đa các lợi thế nêu trên, ông Phạm Đăng An nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, đặc biệt là theo đuổi mục tiêu SDG 17 về hợp tác vì các mục tiêu phát triển bền vững. Việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến và thu hút đầu tư quốc tế sẽ là đòn bẩy quan trọng trong hành trình chuyển đổi xanh.
Bên cạnh đó, việc đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về kinh tế xanh là một yếu tố không thể thiếu. Cùng với đó, Chính phủ cũng cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc giảm phát thải và chuyển đổi xanh.
Theo ông Phạm Đăng An, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh. Nhiều doanh nghiệp đã tiên phong chuyển đổi mô hình kinh doanh, áp dụng công nghệ sạch và đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm phát thải mà còn nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu.
Một chiến lược quan trọng mà các doanh nghiệp cần triển khai là tích hợp ESG vào kế hoạch kinh doanh, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như GRI, hướng tới phát triển bền vững. Ngoài ra, đầu tư vào công nghệ sạch và năng lượng tái tạo như điện mặt trời mái nhà sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí năng lượng, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Việc tham gia các chương trình chứng nhận quốc tế về môi trường và phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế. Đồng thời, hợp tác với các tổ chức quốc tế cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực chuyển đổi xanh.
“Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xanh, cần có sự đồng hành và hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Các chính sách khuyến khích đầu tư xanh, cùng với việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam,” ông Phạm Đăng An nhấn mạnh.
Tập đoàn Malaysia với chiến lược đầu tư xanh vào Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh: Câu chuyện từ ngân hàng Hàn Quốc
(VNF) - Biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, thúc đẩy nhu cầu phát triển kinh tế xanh. Chính phủ nhiều quốc gia đang tích cực thúc đẩy các hoạt động tài chính xanh, tạo nguồn lực để các doanh nghiệp “xanh hóa”. Ngay chính bản thân các tổ chức tài chính cung cấp vốn xanh cũng phải tự “xanh hóa” để đáp ứng các tiêu chuẩn mới.
Khuôn khổ pháp lý kinh tế xanh: Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường
(VNF) - Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLAW, đánh giá cao những nỗ lực xây dựng chính sách phát triển kinh tế xanh của Chính phủ nhưng công bằng mà nói, khuôn khổ pháp lý tăng trưởng xanh của Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường.
Nhận diện 'tẩy xanh': 'Bom nổ chậm' của kinh tế xanh
(VNF) - Từ việc mang cho các sản phẩm không thực sự thân thiện với môi trường một chiếc “mặt nạ xanh” đến việc gian lận để vượt qua các kỳ kiểm tra, hành vi “tẩy xanh” đang ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận diện hơn.
Phó Thủ tướng 'lệnh' Hà Nội và TP. HCM thu hồi phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát
(VNF) - Hà Nội và TP. HCM được yêu cầu thực hiện lộ trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng, tổ chức các biện pháp điều tiết phương tiện giao thông hợp lý, thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ, nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu giải pháp về khu vực phát thải thấp tại địa phương, triển khai khi có đủ điều kiện
Góp 1 triệu cây phủ xanh huyện đảo Trường Sa
(VNF) - Chương trình nhằm tri ân những người lính đảo và đồng bào ta đang ngày đêm bám biển thông qua mục tiêu trồng một triệu cây xanh, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường chính quy, xanh, sạch, đẹp trên đảo Trường Sa
Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch tín chỉ carbon. Tương tự chứng khoán, các khách hàng, nhà đầu tư sẽ đăng nhập, kết nối qua các công ty này, thay vì trực tiếp tới hệ thống giao dịch.
Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế
(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.
Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.
Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán
(VNF) - Việt Nam được đánh giá đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh và tài chính xanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn vốn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR
(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.

