'Bình đẳng giới là thành phần trọng yếu của ESG'

Minh Tuệ - Chủ nhật, 19/01/2025 10:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, bình đẳng giới không chỉ là giá trị xã hội, mà còn là đòn bẩy mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và nâng cao lợi thế cạnh tranh, là thành phần trọng yếu trong bộ ba ESG, đánh giá tính bền vững và tác động xã hội của doanh nghiệp.

Thành phần trọng yếu trong bộ ba ESG

Theo nhận định của các chuyên gia, những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc. Theo đó, tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động tại Việt Nam thuộc loại cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng bình đẳng giới trong môi trường làm việc có thể đóng góp vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2019 tại hơn 12.000 doanh nghiệp thuộc 70 quốc gia cho thấy các doanh nghiệp thực hiện các chính sách đa dạng giới có khả năng ghi nhận sự cải thiện trong kết quả kinh doanh cao hơn 31% so với các doanh nghiệp không thực hiện. Ngoài ra, một nghiên cứu của McKinsey cũng cho thấy các công ty đa dạng về giới có khả năng hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ 15%.

Các ý kiến đều nhấn mạnh bình đẳng giới, đa dạng giới giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân tài dồi dào hơn, tăng cường khả năng sáng tạo và đổi mới, cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên và nhờ đó tiết kiệm chi phí cho công tác tuyển dụng. Đội ngũ nhân sự đa dạng cũng cho phép doanh nghiệp tiếp cận, thấu hiểu tệp khách hàng rộng hơn, nhờ đó góp phần tăng doanh thu và hình ảnh thương hiệu.

Chia sẻ tại sự kiện diễn ra mới đây, bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm BSA cho hay bình đẳng giới là thành phần trọng yếu của chữ S (Social - xã hội) trong bộ ba ESG (Environmental (môi trường) - Social (xã hội) - Governance (quản trị)) mà các thị trường lớn trên thế giới đang luật hóa và áp dụng ngày càng khắt khe đối với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Việc chuẩn bị sớm những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh khỏi tình trạng bất lợi do tụt hậu, từ đó có lợi thế trong việc duy trì vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo TS. Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, thực thi bình đẳng đẳng giới không chỉ là sự tuân thủ quy định luật pháp mà hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro và tạo giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có môi trường làm việc tôn trọng sự đa dạng, có những chính sách và đãi ngộ hợp lý sẽ giúp tạo điều kiện để nhân sự phát huy năng lực, tăng năng suất làm việc, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp và xã hội.

Ảnh minh họa.

Nữ giới vẫn bị “bỏ lại phía sau”

Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù chiếm khá cao trong lực lượng lao động, tuy nhiên nữ giới vẫn thường bị “bỏ lại phía sau” trong tuyển dụng, đào tạo, tiền lương, bổ nhiệm, thăng tiến… tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tình trạng mất cân đối này không chỉ hạn chế cơ hội phát triển của phụ nữ, mà còn gây bất công về thu nhập, bởi các công việc văn phòng thường có mức lương thấp hơn so với các vị trí quản lý và kỹ thuật.

Nhiều ý kiến cũng nhìn nhận khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, các công ty sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc áp dụng các tiêu chuẩn bình đẳng giới tại nơi làm việc. Đơn cử như chương trình Tăng tốc tài chính khí hậu (CFA) của Chính phủ Anh, yêu cầu tất cả các ứng viên phải thể hiện khả năng giải quyết bình đẳng giới và hòa nhập xã hội (GESI). Bên cạnh đó, Đạo luật chuỗi cung ứng của Đức, có hiệu lực từ tháng 1/2023 và các yêu cầu sắp tới của EU về chuẩn mực xã hội trong kinh doanh sẽ sớm trở thành bắt buộc đối với các công ty muốn vào thị trường châu Âu.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, việc nâng cao nhận thức nhằm thay đổi tư duy về bình đẳng giới cho các doanh nhân khởi nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp startup hoạt động hiệu quả hơn mà nó còn góp phần nâng cao năng lực, vị thế của doanh nghiệp đó cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các doanh nghiệp mới khởi nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của bình đẳng giới trong sự phát triển của doanh nghiệp mình. Điều đó được thể hiện qua tỷ lệ nam nữ lao động trong các doanh nghiệp này còn chênh lệch cao; nam nữ chưa thực sự bình đẳng về lương thưởng và phúc lợi; còn nhiều bất cập về các chính sách phát triển nhân sự, tuyển dụng…

Ông Lê Quang Bình, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội ECUE cũng là người điều hành Phong trào thúc đẩy bình đẳng giới VGEM đánh giá, vấn đề bình đẳng giới ở nơi làm việc rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm tương ứng. Theo đó, bình đẳng giới về kinh tế là một trong những vấn đề thách thức vì không chỉ đơn giản ở tỷ lệ nam nữ trong lực lượng lao động hoặc trong lãnh đạo, mà còn là công bằng trong trả lương, trong môi trường làm việc an toàn không có quấy rối hoặc kỳ thị. Điều này liên quan đến văn hóa và giá trị của công ty. Bình diện chung, trong cùng một công ty, các công việc văn phòng, dịch vụ thường được cho là phù hợp với nữ hơn và có tỉ lệ phụ nữ cao hơn. Ngược lại, các công việc mang tính kỹ thuật và quản lý lại được coi là phù hợp với nam và có tỉ lệ nam giới cao hơn. Theo chiều dọc thì càng lên nấc thang quản lý cao hơn thì tỉ lệ phụ nữ lại giảm đi, kể cả ở các doanh nghiệp có đa số tỉ lệ là nữ.

Ông Bình cũng cho rằng ở Việt Nam, sự quan tâm đối với bình đẳng giới nơi làm việc đã phát triển đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, theo ông Bình, cần có các quy định pháp quy cụ thể để đảm bảo bình đẳng giới trong việc làm và quan hệ lao động, đặc biệt là về cơ hội và đối xử công bằng. Các nhà tuyển dụng phải cung cấp cơ hội bình đẳng cho tất cả người lao động bất kể giới tính trong tuyển dụng, trả lương, đào tạo và thăng tiến… Ngoài ra, Bộ luật Lao động khuyến khích các nhà tuyển dụng thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhân viên nữ, như cung cấp kỳ nghỉ thai sản lên đến 6 tháng và bố trí thời gian cho việc cho con bú trong giờ làm việc.

“Ngay từ khi mới thành lập các startup nên phát triển sự đa dạng giới tính để giúp thu hút, giữ chân và tối ưu hóa nguồn nhân lực trong tổ chức. Văn hóa đa dạng giới tính sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái thành quả tốt hơn và góp phần vào lan tỏa giá trị trong xã hội. Khi xu hướng hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì bình đẳng giới ở nơi làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của doanh nghiệp”, ông Bình khẳng định.

Chủ tịch Tập đoàn BRG: ‘Khẳng định cam kết bình đẳng giới và quyền của phụ nữ tại doanh nghiệp’

Chủ tịch Tập đoàn BRG: ‘Khẳng định cam kết bình đẳng giới và quyền của phụ nữ tại doanh nghiệp’

Thị trường  - 7h
(VNF) - Đầu tháng 12 vừa qua, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG đã dẫn đầu đoàn công tác của tập đoàn tham dự Hội nghị Hội đồng Toàn cầu vì Phụ nữ (WAW!) 2022, được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.
Chủ tịch Tập đoàn BRG: ‘Khẳng định cam kết bình đẳng giới và quyền của phụ nữ tại doanh nghiệp’

Chủ tịch Tập đoàn BRG: ‘Khẳng định cam kết bình đẳng giới và quyền của phụ nữ tại doanh nghiệp’

(VNF) - Đầu tháng 12 vừa qua, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG đã dẫn đầu đoàn công tác của tập đoàn tham dự Hội nghị Hội đồng Toàn cầu vì Phụ nữ (WAW!) 2022, được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.

Báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới: Nỗi khổ của dân làm luật

Báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới: Nỗi khổ của dân làm luật

(VNF) – Nhiều lĩnh vực không “dính dáng” đến vấn đề giới nhưng theo quy định, hồ sơ dự thảo luật đều phải có báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật.

Bình đẳng giới thực chất: Chặng đường phía trước liệu còn xa?

Bình đẳng giới thực chất: Chặng đường phía trước liệu còn xa?

(VNF) - Hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam sẽ không chỉ là hô hào “hình thức” mà sẽ chuyển sang một giai đoạn thực chất hơn với những mục tiêu rất cụ thể theo các tiêu chí đánh giá của quốc tế, ví dụ như mục tiêu 1 “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị”

Ý kiến ( )
Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện

Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện

(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.

Cấm xe mô tô chạy xăng từ 2030, bắt buộc chuyển sang dùng xe điện?

Cấm xe mô tô chạy xăng từ 2030, bắt buộc chuyển sang dùng xe điện?

(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điểm lại và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025 với chủ đề “Hành trình bứt phá chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam”. Báo cáo một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông là một bước quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Sớm áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô, xe máy tại Hà Nội và TP.HCM

Sớm áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô, xe máy tại Hà Nội và TP.HCM

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần nghiên cứu áp dụng nhanh hơn, sớm hơn quy chuẩn về khí thải ô tô, xe máy tại các đô thị ô nhiễm cao như Hà Nội và TP.HCM.

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư điện tái tạo, KCN tại Việt Nam

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư điện tái tạo, KCN tại Việt Nam

(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhiều tập đoàn hàng đầu của quốc đảo sư tử đã bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh và phát triển khu công nghiệp.

Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt

Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt

(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

(VNF) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Trong đó, đáng chú ý, Bộ đã đề xuất thành lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng

Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng

(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đẩy mạnh triển khai mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng; khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; bổ sung việc xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng.

Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.

Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam

Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam

(VNF) - Đài NHK thông tin, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các công ty tư nhân sẽ thực hiện các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ USD