Từ trái phiếu xanh tới quỹ ESG: Dòng vốn xanh Việt Nam tiến một bước dài

Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Nghiên cứu Tín dụng và Dịch vụ Tài chính Xanh, FiinRatings - Thứ tư, 15/01/2025 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Sự phát triển của trái phiếu xanh và quỹ ESG đánh dấu một bước tiến quan trọng của thị trường vốn Việt Nam, phản ánh xu hướng toàn cầu về tài chính bền vững.

Bước phát triển vượt bậc của trái phiếu xanh

Trong xu thế toàn cầu về phát triển bền vững, thị trường vốn xanh Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực với sự gia tăng đáng kể về quy mô và chất lượng. Số liệu từ FiinRatings cho thấy, giai đoạn 2016-2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh, xã hội và bền vững của Việt Nam đã đạt khoảng 1,1 tỷ USD (gần 27 nghìn tỷ đồng). Con số này dù còn khiêm tốn, chỉ chiếm 1,8% tổng giá trị thị trường trái phiếu và thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Philippines (5-7%), nhưng đã phản ánh nỗ lực đáng ghi nhận của thị trường trong việc thúc đẩy tài chính xanh.

Năm 2024 đã chứng kiến bước phát triển vượt bậc của thị trường trái phiếu xanh với 4 giao dịch đạt tổng giá trị phát hành mới đạt gần 6,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 2% lượng phát hành từ đầu năm. Đặc biệt, hai thương vụ trái phiếu xanh đáng chú ý đã đánh dấu những cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của thị trường.

Ngoài hai lô trái phiếu xanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giá trị 3.000 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giá trị 2.000 tỷ đồng với kỳ hạn 2 năm, lần đầu tiên một số lô trái phiếu xanh phát hành bởi các doanh nghiệp phi tài chính, có thể kể đến.

Thứ nhất là lô trái phiếu xanh trị giá 1.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I phát hành vào tháng 11/2024. Đây không chỉ là trái phiếu xanh đầu tiên được phát hành bằng đồng nội tệ mà còn là trái phiếu xanh đầu tiên tại Châu Á được phát hành bởi một doanh nghiệp ngành thủy sản. Khung Trái phiếu Xanh của I.D.I được xây dựng với sự hỗ trợ chuyên môn của Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) và được FiinRatings đánh giá độc lập theo Nguyên tắc Trái phiếu Xanh của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA). Nguồn vốn từ trái phiếu này sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án thúc đẩy nuôi trồng và sản xuất cá tra bền vững, thân thiện với môi trường. 

Thứ hai là lô trái phiếu xanh 875 tỷ đồng của Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai phát hành tháng 12/2024. Trái phiếu xanh này có kỳ hạn 20 năm, đây là kỳ hạn dài nhất được phát hành bởi một tổ chức phi tài chính trên thị trường vốn Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Dự án này đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong việc khai thác nguồn nước bền vững, chuyển từ nước ngầm sang nước mặt, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh nguồn nước.

5 điểm đặc biệt của các lô trái phiếu xanh

Về các đặc điểm chính của các lô trái phiếu được phát hành thành công, đầu tiên, các lô trái phiếu xanh này đều được phát hành tuân thủ theo chuẩn quốc tế đó là bộ nguyên tắc trái phiếu xanh của ICMA và tất cả đều được xác nhận độc lập bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Việc xác nhận trái phiếu xanh không chỉ được thực hiện trước khi phát hành mà còn được thực hiện hàng năm sau khi phát hành. Điều này góp phần nhằm minh bạch hóa mục đích sử dụng vốn trái phiếu xanh và hạn chế tình trạng “rửa xanh” hay việc “tự phong” của các doanh nghiệp khi thực hiện phát hành trái phiếu xanh như đã xảy ra tại một số thị trường trên thế giới. 

Thứ hai, một số lô trái phiếu xanh có bảo lãnh thanh toán bởi các tổ chức quốc tế uy tín, có xếp hạng tín nhiệm rất cao như GuarantCo, cộng với minh bạch hóa thông tin qua hoạt động xếp hạng tín nhiệm nội địa, góp phần gia tăng niềm tin để thu hút sự nhiều định chế đầu tư xem xét và đầu tư vào những lô trái phiếu này. Điều này góp phần thực hiện chủ trương cải thiện chất lượng hàng hóa trái phiếu và qua đó góp phần thu hút sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước theo như định hướng của Chính phủ và các cơ quan quản lý thị trường. 

Thứ ba, các lô trái phiếu xanh trên đều có một đặc điểm chung là có kỳ hạn rất dài, lên đến 10 - 20 năm trong khi kỳ hạn bình quân trên thị trường chỉ khoảng 3 năm. Kỳ hạn 20 năm do Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình – Xuân Mai thuộc tập đoàn AquaOne phát hành là một trong số ít những lô trái phiếu có kỳ hạn dài nhất từ trước đến nay được ghi nhận trên thị trường vốn Việt Nam. Những lô trái phiếu này là những minh chứng của việc vai trò của thị trường trái phiếu trong việc khai thông nguồn vốn dài hạn cho đầu tư và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế của Việt Nam như chủ trương hiện nay của Chính phủ. 

Thứ tư, các lô trái phiếu đều được các nhà đầu tư tổ chức chủ yếu là các quỹ và các công ty bảo hiểm, tham gia mua và sở hữu với lãi suất ở mức khá thấp phù hợp với mức độ rủi ro theo xếp hạng tín nhiệm được công bố. Điều này khẳng định niềm tin của nhà đầu tư với sản phẩm trái phiếu đã từng bước được cải thiện nếu như các giao dịch trái phiếu được cấu trúc một cách phù hợp, minh bạch thông tin ở mức cao gắn với xếp hạng tín nhiệm.

Lãi suất danh nghĩa (chưa tính phí bảo lãnh và chi phí giao dịch) dao động từ 5,5% đến 6% và lợi ích đối với các tổ chức phát hành không chỉ là kỳ hạn dài mà là hầu hết là cơ chế lãi suất cố định cho suốt thời hạn lưu hành của trái phiếu. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro từ biến động lãi suất trên thị trường và có nguồn lực tập trung hoàn toàn vào việc triển khai dự án một cách hiệu quả và sử dụng vốn đúng mục đích đã đưa ra trong hồ sơ phát hành. 

Thứ năm, ngoài việc lô trái phiếu xanh có xác nhận đạt tiêu chuẩn xanh thì những một số lô trái phiếu xanh cũng đã được vị xếp hạng tín nhiệm. Đây là những lô trái phiếu đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam trong khi chúng ta biết rằng tỷ lệ trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm trong các thị trường TPDN trong khu vực ASEAN là 52% vào cuối 2021. Điều này góp phần minh bạch hóa sản phẩm trái phiếu cụ thể mà nhà đầu tư sở hữu chứ không chỉ đối với tổ chức phát hành nói chung.

Tài chính bền vững cần thêm lực đẩy chính sách

Song song với sự phát triển của trái phiếu xanh, một dấu ấn quan trọng khác của thị trường vốn bền vững là sự ra đời của Quỹ đầu tư cổ phiếu ESG Eastspring Investments Việt Nam (EVESG). Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép vào ngày 13/11/2024 và chính thức giao dịch từ 29/11/2024, EVESG đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư với quy mô tài sản hơn 1.400 tỷ đồng chỉ sau một tuần ra mắt. 

Điều khác biệt của EVESG nằm ở phương pháp tiếp cận ESG toàn diện và chuyên nghiệp. Quỹ áp dụng phương pháp đánh giá ESG độc quyền được thiết kế phù hợp với đặc thù thị trường Việt Nam, tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp xuyên suốt quy trình đầu tư. Từ khâu hình thành ý tưởng, nghiên cứu phân tích, cho đến xây dựng danh mục và quản trị rủi ro, các tiêu chí ESG đều được đặt lên hàng đầu.

Sự phát triển của trái phiếu xanh và quỹ ESG đánh dấu một bước tiến quan trọng của thị trường vốn Việt Nam, phản ánh xu hướng toàn cầu về tài chính bền vững. Việc ra đời các sản phẩm tài chính xanh không chỉ mở ra kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp mà còn tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư quan tâm đến phát triển bền vững.

Tuy nhiên, để thị trường tiếp tục phát triển bền vững, việc hoàn thiện khung pháp lý là điều cấp thiết. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng dự thảo khung phân loại trái phiếu xanh và tín dụng xanh. Theo đánh giá của FiinRatings, thị trường sẽ có sự phát triển đáng kể về số lượng và giá trị các quỹ đầu tư ESG trong thời gian tới, nhờ sự quan tâm ngày càng lớn từ phía các nhà đầu tư và khung pháp lý ngày càng hoàn thiện của cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, cần có các chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh và thành lập các quỹ đầu tư ESG. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính xanh sẽ giúp thu hút thêm dòng vốn đầu tư vào các dự án và doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh trong nền kinh tế.

Trong thời gian tới, với xu hướng đầu tư bền vững ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu, thị trường vốn xanh Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Sự thành công của các lô trái phiếu xanh và quỹ ESG tiên phong sẽ tạo tiền đề cho nhiều doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia vào thị trường này, góp phần thực hiện cam kết về phát triển bền vững và mục tiêu Net Zero của Việt Nam.

Cảnh báo 'phông bạt' với ESG: 'Biến người tài thành người tật'

Cảnh báo 'phông bạt' với ESG: 'Biến người tài thành người tật'

ESG Talk  - 7h
(VNF) - Ông Rajeev Peshawaria, Giám đốc điều hành Stewardship Asia Centre cho rằng, để phát triển bền vững, ESG là một khởi đầu quan trọng nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề sâu sắc và hệ thống mà chúng ta đang đối mặt.
Tập đoàn Nhựa Bình Thuận công bố báo cáo phát triển bền vững ESG

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận công bố báo cáo phát triển bền vững ESG

(VNF) - Tập đoàn Nhựa Bình Thuận mới đây đã công bố báo cáo phát triển bền vững ESG, đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành nhựa Việt Nam thực hiện báo cáo này

Trường Khoa học tự nhiên ra mắt Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh

Trường Khoa học tự nhiên ra mắt Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh

(VNF) - Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh ra đời nhằm mục tiêu hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm phát thải và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.

Ý kiến ( )
Không phải khí hậu, chính trị sẽ định hình xu hướng tài chính bền vững 2025?

Không phải khí hậu, chính trị sẽ định hình xu hướng tài chính bền vững 2025?

(VNF) - Năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm đầy biến động của tài chính bền vững khi ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ, với sự phân hóa ngày càng gia tăng giữa các khu vực trên mọi phương diện, từ dòng vốn, các vụ kiện pháp lý đến quy định thị trường.

Nông nghiệp, điện sạch, vật liệu xây dựng được ưu tiên vay vốn xanh

Nông nghiệp, điện sạch, vật liệu xây dựng được ưu tiên vay vốn xanh

(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, 4 lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp; Năng lượng tái tạo và Vật liệu xây dựng sẽ được tiếp cận, vay vốn ưu đãi xanh của các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư và hợp tác với các đơn vị có chức năng phát hành trái phiếu xanh.

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

(VNF) - Để thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam vốn đang còn quá khiêm tốn, chuyên gia FiinRatings khuyến nghị ngoài ưu đãi về thuế, còn cần thêm nhiều chính sách khác như hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách.

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

(VNF) - Việc thiếu khung pháp lý, các quy định và tiêu chí xác định dự án xanh không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp "greenwashing" (tẩy xanh), gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.

Dòng vốn xanh: Ấm dần lên nhưng vẫn chưa đủ nhiệt

Dòng vốn xanh: Ấm dần lên nhưng vẫn chưa đủ nhiệt

(VNF) - Dù thị trường vốn xanh đang có dấu hiệu ấm lên nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ so với nhu cầu thực tế. Để “tăng nhiệt”, không chỉ cần cải cách chính sách, mà còn phải thay đổi tư duy, hành động của các tổ chức và doanh nghiệp.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

(VNF) - Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

'Thúc đẩy tài chính xanh là ưu tiên dài hạn của UBCKNN'

'Thúc đẩy tài chính xanh là ưu tiên dài hạn của UBCKNN'

(VNF) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương khẳng định việc thúc đẩy tài chính xanh và tài chính bền vững là ưu tiên dài hạn của UBCKNN. Trong đó, phát triển thị trường vốn xanh là một trong những mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.

Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị

Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi để đủ điều kiện huy động vốn xanh. Tuy nhiên, trong quá trình này, DN phải đối mặt với không ít khó khăn, thậm chí là ngay từ khi khâu chuẩn bị.