Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD
(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.
- 'Tiền hiện có rất nhiều, vấn đề là làm thế nào để tiếp cận được' 17/09/2024 02:30
Thống kê tại châu Á, nhu cầu đầu tư của các quỹ đầu tư ESG tăng rất mạnh trong những năm gần đây, tổng tài sản có quy mô lên đến 58.000 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với 10 năm trước. Tuy nhiên, Việt Nam đang đi sau các nước trong khu vực, khi chỉ mới có một quỹ đầu tư ESG, thấp hơn các nước lân cận như Malaysia hay Thái Lan vốn đang bùng nổ rất mạnh trong những năm gần đây.
Bà Bùi Thị Thao Ly, Giám đốc Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán Shinhan Việt Nam cho biết, đầu tư xanh, đầu tư có trách nhiệm đang trở thành xu hướng thì mức độ công bố thông tin ESG của các doanh nghiệp niêm yết và việc nâng cao thực hành báo cáo phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội lớn hơn trong việc tiếp cận dòng vốn ngoại.
Theo bà Bùi Thị Thao Ly, dữ liệu ESG có lẽ là rào cản rất lớn với các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Hiện tại chỉ có 3% các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE có thông tin về các phân tích, đánh giá mức độ thực hành ESG. Có 44% doanh nghiệp Việt Nam cam kết thực hiện và có kế hoạch thực hiện ESG.
Đáng chú ý, việc chủ động thực hành báo cáo thông tin ESG sẽ giúp doanh nghiệp niêm yết tiếp cận đến quỹ ESG toàn cầu với quy mô lớn, ước tính 30.000 tỷ USD vào 2025 và lên đến 40.000 tỷ USD vào năm 2050.
Ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc CTCP Quản lý quỹ HD (HDCapital) cũng cung cấp con số ấn tượng, hiện có khoảng 140.000 tỷ USD đang chảy vào các quỹ đầu tư ESG trên toàn cầu. Con số này gấp 5 lần GDP của Mỹ. Đây là lượng vốn khổng lồ và có thể làm thay đổi bức tranh của một ngành. Theo ông Long, hoạt động IR (Quan hệ nhà đầu tư) không chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư mà nó là chìa khóa để tối ưu hóa giá trị cổ đông và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực ngân hàng, theo đại diện VietinBank, đơn vị này đã ký biên bản hợp tác thu xếp 1 tỷ USD cho các dự án phát triển bền vững. Ngân hàng cam kết Gói tiền gửi xanh, tài chính xanh trị giá 5.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho phát triển bền vững.
Tổng dự nợ tín dụng xanh của VietinBank đạt 42.300 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng dư nợ tín dụng, gần 1.000 khách hàng. Không chỉ hỗ trợ tài chính cho các dự án xanh mà còn khuyến khích các đối tác, nhà cung cấp và khách hàng tham gia vào chuỗi cung ứng xanh.
Ngân hàng ACB có gói tín dụng xanh triển khai đầu năm nay hơn 2.000 tỷ đồng và đã giải ngân hết, dự kiến sẽ gia hạn thêm để giúp các khách hàng của ACB tiếp tục chuyển đổi xanh. Gói tín dụng này không chỉ dành cho các doanh nghiệp xanh, mà còn hướng đến các doanh nghiệp, lĩnh vực chưa xanh để hướng đến xanh hơn, như cải thiện hệ thống xử lý nước thải, không khí, đưa vào dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng lượng hơn. Các doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí xanh của ACB có thể được vay vốn ưu đãi.
Vì sao nhà đầu tư nên chọn ít nhất 1 cổ phiếu ESG trong danh mục đầu tư?
- Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị 10/08/2024 07:00
- Dòng chảy 'Tài chính xanh' trên Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024 02/08/2024 11:40
- Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm 18/05/2024 03:00
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.