Đối mặt nguy cơ bị áp thuế carbon: Việt Nam cần hành động gì?

Anh Phan - Thứ hai, 14/04/2025 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi số lượng các quốc gia áp dụng thuế carbon nhiều hơn và công cụ kiểm chứng carbon hoàn chỉnh hơn thì Việt Nam cần có những sự chuẩn bị để bắt kịp với xu thế toàn cầu.

Cuối năm ngoái, ông John Podesta – đặc phái viên khí hậu của chính phủ Mỹ cho biết Washington đang cân nhắc xây dựng một hệ thống định giá carbon áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu. Theo ông, chính phủ Mỹ lo ngại rằng các mặt hàng có mức phát thải cao trong quá trình sản xuất, khi được đưa vào thị trường Mỹ, sẽ tạo ra bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước vốn đang phải tuân thủ những tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn.

Mối lo ngại này được đặt ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), đánh thuế carbon đối với hàng nhập khẩu thuộc sáu ngành có mức phát thải lớn gồm: xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen.

Hiện nay, các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu và Mỹ chủ yếu là thiết bị điện tử lắp ráp, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sắt thép… Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia tính đến việc áp thuế carbon và các công cụ kiểm kê phát thải ngày càng hoàn thiện, theo các chuyên gia, Việt Nam cần sớm có bước chuẩn bị để thích ứng với xu hướng này, tránh bị động trong thương mại toàn cầu.

Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Ánh Minh – Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN, Chủ tịch điều hành Pacific Group, để làm rõ hơn vấn đề này.

- Chính quyền ông Trump được đánh giá có lập trường cứng rắn về thương mại. Mới đây, ông Trump từng tuyên bố sẽ áp dụng thuế quan lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Vậy liệu rằng tín chỉ carbon có thể bị xem như một "hàng hóa" và chịu thuế quan tương tự không, thưa ông?

Ông Lê Ngọc Ánh Minh: Quan điểm của chính quyền TT Trump thì chúng ta cũng đã thấy rõ, ông ưu tiên đánh thuế để bảo hộ thương mại, đặc biệt là với hàng hóa nhập khẩu. Điều này có thể khiến môi trường thương mại trở nên khắt khe hơn với hàng hóa từ các nước như Việt Nam.

Tín chỉ carbon thì có lẽ khó bị đánh thuế trực tiếp. Tín chỉ carbon thực chất là công cụ của thị trường môi trường, không phải là hàng hóa truyền thống như nông sản hay dệt may, nên về nguyên tắc thì rất khó bị áp thuế trực tiếp. Nó không nằm trong danh mục đánh thuế nhập khẩu kiểu thông thường. Nhưng nếu hàng hóa Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn về carbon – ví dụ như hàm lượng phát thải trong sản xuất – thì khả năng cao là sẽ phải chịu mức thuế cao hơn khi vào thị trường Mỹ.

Nói cách khác, không đáp ứng tiêu chuẩn xanh thì sẽ gặp bất lợi về thuế quan, và đó chính là rào cản mà doanh nghiệp cần chủ động vượt qua.

- Nếu Mỹ và các quốc gia áp dụng thuế carbon, Việt Nam sẽ phải làm gì để tránh bị đánh thuế cao đối với hàng hóa xuất khẩu?

Ông Lê Ngọc Ánh Minh: Điều đầu tiên, là phải nâng cao năng lực đo lường phát thải carbon. Doanh nghiệp muốn tham gia thị trường carbon hay xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường lớn thì cần xây dựng hệ thống MRV – tức là đo lường, báo cáo và thẩm định một cách minh bạch, rõ ràng. Có vậy mới chứng minh được mình thực sự giảm phát thải.

Tiếp theo là câu chuyện năng lượng. Muốn sản phẩm có dấu chân carbon thấp thì phải chuyển dần sang dùng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Hiện tại, điện từ than vẫn chiếm gần 50%, con số này cần giảm để cải thiện hình ảnh môi trường cho hàng hóa Việt Nam.

Ngoài ra, tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán song phương với Mỹ để thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn carbon. Ví dụ như chứng chỉ REC cho năng lượng sạch – nếu được Mỹ công nhận, sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp trong nước.

Và một hướng khác cũng đáng cân nhắc là làm việc trực tiếp với các bang của Mỹ có chính sách khí hậu tiên tiến, chẳng hạn như California. Nếu làm tốt, chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu tín chỉ carbon sang những nơi này.

- Theo ông, liệu rằng dòng vốn đầu tư Mỹ vào lĩnh vực kinh tế xanh tại Việt Nam có bị suy giảm không?

Ông Lê Ngọc Ánh Minh: Xét về ngắn hạn là có. Dòng vốn từ liên bang Mỹ vào dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp bền vững tại Việt Nam có thể giảm do ưu tiên của TT Trump cho dầu khí. Nhưng dài hạn thì các quỹ đầu tư tư nhân Mỹ (BlackRock, Goldman Sachs) vẫn quan tâm đến ESG, đặc biệt nếu Việt Nam có chính sách hấp dẫn.

Chúng ta có lợi thế cạnh tranh là chi phí lao động thấp, tiềm năng điện mặt trời, điện gió lớn nên vẫn thu hút nhà đầu tư lớn từ Mỹ vì người đi đầu tư thì họ quan tâm nơi đầu tư có tiềm năng sinh lời thôi, chúng ta vẫn có thể thu hút nhà đầu tư dù chính sách Mỹ thay đổi. Nếu Việt Nam có chính sách rõ ràng, minh bạch và hấp dẫn, thì vẫn có cơ hội thu hút được dòng vốn này. Với nhà đầu tư, điều họ quan tâm nhất vẫn là khả năng sinh lời. Dù chính sách ở Mỹ có thay đổi, nhưng nếu Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn thì dòng vốn đầu tư vẫn sẽ tìm đến.

Ảnh minh họa.

- Theo ông,Việt Nam nên chuẩn bị chiến lược gì để thu hút các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh nếu chính sách của ông Trump không ưu tiên lĩnh vực này?

Ông Lê Ngọc Ánh Minh: Miễn giảm thuế cho các dự án năng lượng sạch, hỗ trợ vốn đối ứng – đó là những chính sách thiết thực mà Việt Nam có thể đẩy mạnh để thu hút thêm đầu tư, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đẩy nhanh chuyển dịch xanh.

Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà đầu tư Mỹ vẫn e ngại, không phải là thiếu ưu đãi, mà là quá trình triển khai quy định ở Việt Nam. Đây chính là thời điểm để chúng ta cải cách mạnh mẽ. Ví dụ cụ thể là khung pháp lý cho hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cần rõ ràng hơn. Việt Nam cũng nên cho phép doanh nghiệp Mỹ ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) với các nhà phát triển dự án. Hiện nay, các quy định chi tiết về DPPA đã ban hành, vấn đề còn lại là thực thi cho rốt ráo, đừng để nhà đầu tư "nản lòng". Còn khi triển khai chính sách, quy định tốt, có sự hỗ trợ tốt của ban ngành thì nhà đầu tư mà nhìn thấy cơ hội làm ăn tốt thì họ sẽ vào thôi.

Việt Nam đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và cho thấy sự kiên định với cam kết này. Đây là cơ hội lớn để chúng ta xây dựng thương hiệu quốc gia – cụ thể là hình ảnh Việt Nam như một trung tâm sản xuất “xanh” của Đông Nam Á. Điều này không chỉ cần chính sách mà còn cần truyền thông tốt, quảng bá rộng rãi ra thế giới. Kết hợp với các hiệp định như RCEP để mở rộng thị trường, Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút những nhà đầu tư dài hạn, kể cả trong bối cảnh ông Trump – nếu tái đắc cử – không ưu tiên kinh tế xanh.

Ngoài ra, Việt Nam nên thúc đẩy hợp tác trực tiếp với các bang và doanh nghiệp Mỹ. Ví dụ, tập đoàn Walmart có thể ký hợp đồng thu mua nông sản carbon thấp từ Việt Nam – đó là hướng đi rất khả thi.

Dù chính quyền Trump có thể không ưu tiên kinh tế xanh, Việt Nam vẫn có cơ hội thông qua việc thích ứng với thuế carbon nhằm giảm phát thải trong chuỗi cung ứng. Chúng ta không nên để phụ thuôc vào một bên cho nên buộc phải đa dạng hóa đối tác, Về thị trường Mỹ thì chúng ta có thể tập trung vào thị trường tư nhân và các tiểu bang có chính sách khí hậu mạnh. Và nó cũng là dịp tốt xây dựng chính sách để nâng cấp công nghiệp bền vững, hấp dẫn nhà đầu tư dài hạn.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

Kinh tế xanh  - 7h
(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.
Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

(VNF) - Thị trường carbon giữ vai trò cốt lõi trong hành trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội tài chính từ tín chỉ carbon và thu hút dòng vốn đầu tư xanh, doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

(VNF) - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trước mắt áp dụng cho 6 mặt hàng là xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen (từ tháng 10/2023) và sẽ chính thức áp dụng tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào EU từ năm 2026.

Áp lực CBAM: Thuế carbon và sự ứng phó của Việt Nam

Áp lực CBAM: Thuế carbon và sự ứng phó của Việt Nam

(VNF) - Từ ngày 1/1/2026, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ chính thức áp dụng. Theo đó, EU sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường này. Mức thuế dựa trên độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.

Ý kiến ( )
Tương lai xe động cơ xăng trong cuộc đua xanh hoá thị trường xe máy Việt

Tương lai xe động cơ xăng trong cuộc đua xanh hoá thị trường xe máy Việt

(VNF) - Mặc dù vẫn giữ vị thế lớn, thị trường xe máy Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của xe điện. Các thương hiệu như VinFast, Yadea đang chiếm ưu thế, tạo thách thức lớn cho xe xăng trong bối cảnh xu hướng "xanh hoá" ngày càng rõ nét.

LEGO: Câu chuyện bền vững của nhà máy tỷ USD tại Việt Nam

LEGO: Câu chuyện bền vững của nhà máy tỷ USD tại Việt Nam

(VNF) - LEGO từng cho biết, mục tiêu đến năm 2032, sẽ sản xuất các sản phẩm LEGO từ vật liệu có thể tái tạo và tái chế – một định hướng được xem là trọng điểm trong chiến lược môi trường của doanh nghiệp.

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.