60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

Minh Tuệ - Thứ bảy, 12/04/2025 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.

Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.

Nếu được thông qua, đây sẽ là loại thuế carbon toàn cầu đầu tiên trong lĩnh vực vận tải biển, với mức thu dự kiến dao động từ 60 đến 300 USD cho mỗi tấn CO2 phát thải. Hiện nay, vận tải biển chiếm khoảng 3% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu và là lĩnh vực đặc biệt khó kiểm soát do tính chất xuyên biên giới.

Việc định giá carbon được kỳ vọng sẽ là công cụ hiệu quả trong việc điều tiết phát thải khí nhà kính, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong quá trình chuyển đổi năng lượng, đồng thời khuyến khích sản xuất nhiên liệu thay thế.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Brazil và Saudi Arabia lại muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon, cho phép các tàu ít phát thải bán tín chỉ cho các tàu khác. Các nhà phê bình lo ngại điều này có thể giúp các chủ tàu giàu có "mua sự tuân thủ" mà không thực sự giảm phát thải.

Mỹ bất ngờ phản đối mạnh mẽ, đe doạ sẽ có các biện pháp trả đũa nếu thuế carbon được áp dụng. Washington cho rằng sắc thuế này tạo gánh nặng không công bằng cho Mỹ và cảnh báo sẽ có hành động đối ứng để bảo vệ lợi ích trong nước.

Dù đối mặt nhiều rào cản, các nước ủng hộ thuế carbon kỳ vọng sẽ đạt được đồng thuận trong tuần này. Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, quy định có thể được thông qua vào tháng 10 tới và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2027.

Ảnh minh họa.

Liên minh châu Âu (EU) trước đó cũng đã đạt được thỏa thuận quan trọng nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát ô nhiễm vi nhựa sang lĩnh vực vận tải biển – động thái được đánh giá là cột mốc mới trong nỗ lực bảo vệ môi trường biển.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều sự cố tràn viên nhựa nhỏ (nurdles) — nguyên liệu sản xuất đồ chơi, chai lọ và các sản phẩm nhựa khác — gây ô nhiễm nặng nề cho các bờ biển châu Âu.

Theo ước tính của Ủy ban châu Âu, mỗi năm có từ 50.000 đến 184.000 tấn nurdles bị rò rỉ ra môi trường, trong đó vận tải biển chiếm khoảng 38% tổng khối lượng vận chuyển loại hạt nhựa này. Dù vậy, trong đề xuất ban đầu, lĩnh vực vận tải biển không nằm trong phạm vi áp dụng các quy định mới, gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà lập pháp và chính phủ EU.

Với thỏa thuận mới, các công ty vận chuyển viên nhựa trong container sẽ phải đảm bảo sử dụng bao bì chất lượng cao và cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa theo chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Ngoài ra, các nhà vận hành trung bình và lớn sẽ phải trải qua kiểm toán độc lập, và những công ty xử lý hơn 1.500 tấn viên nhựa mỗi năm sẽ cần có chứng nhận tuân thủ riêng biệt.

Dù vẫn có ngoại lệ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thỏa thuận được giới chuyên gia đánh giá là "cách tiếp cận tiên phong", giúp EU dẫn đầu toàn cầu trong kiểm soát ô nhiễm vi nhựa. Những lo ngại về vi nhựa không phải là vô căn cứ. Các nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy vi nhựa đã thâm nhập vào gần như mọi dạng sống trên hành tinh, thậm chí vượt qua cả hàng rào máu não ở con người, gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe và hệ sinh thái.

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Tài chính xanh  - 7h
(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch tín chỉ carbon. Tương tự chứng khoán, các khách hàng, nhà đầu tư sẽ đăng nhập, kết nối qua các công ty này, thay vì trực tiếp tới hệ thống giao dịch.

Ý kiến ( )
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh

(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"