Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

Anh Phan - Thứ ba, 01/04/2025 20:48 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch tín chỉ carbon. Tương tự chứng khoán, các khách hàng, nhà đầu tư sẽ đăng nhập, kết nối qua các công ty này, thay vì trực tiếp tới hệ thống giao dịch.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch carbon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon trên sàn giao dịch trong nước.

Tại tờ trình về dự thảo nghị định, Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch. Tương tự chứng khoán, các khách hàng, nhà đầu tư sẽ đăng nhập, kết nối qua các công ty này, thay vì trực tiếp tới hệ thống giao dịch.

Về ưu điểm, mô hình trung gian hỗ trợ này giúp nâng cao tính an ninh, bảo mật. Khi một trung gian gặp sự cố mạng, các trung gian khác và hệ thống giao dịch không bị ảnh hưởng.

Thêm vào đó, công ty chứng khoán đều sẵn có hạ tầng công nghệ kết nối đến sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thuận lợi để hỗ trợ giao dịch.

Theo dự thảo, hàng hóa trên thị trường giao dịch carbon gồm: hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Trong đó, hạn ngạch phát thải khí nhà kính, được phân bổ cho các cơ sở thuộc “Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính” do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phương thức miễn phí và phương thức đấu giá.

Còn một loại hàng hóa khác là tín chỉ carbon được xác nhận, thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon cả trong nước và quốc tế. Tín chỉ carbon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế gồm: Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế tín chỉ chung (JCM) và Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Các hàng hóa quy định nêu trên phải được Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác nhận và ghi nhận trên hệ thống đăng ký quốc gia trước khi được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa vào hệ thống giao dịch carbon.

Tại dự thảo nghị định, Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch.

Về chủ thể, chủ thể giao dịch hạn ngạch là các cơ sở được phân bổ hạn ngạch trong Danh mục phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê do Thủ tướng ban hành.

Các chủ thể tham gia giao dịch phải mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch để thực hiện giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon.

Về phương thức giao dịch, theo dự thảo, giao dịch trên thị trường giao dịch carbon được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch carbon theo nguyên tắc các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận, thống nhất các nội dung giao dịch.

Giao dịch theo phương thức thỏa thuận được xác lập khi bên mua hoặc bên bán nhập lệnh giao dịch vào hệ thống giao dịch carbon và bên đối ứng xác nhận lệnh giao dịch này.

Trong dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất phương thức giao dịch thỏa thuận gồm: thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường.

Để giao dịch, các cá nhân, tổ chức phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán hỗ trợ giao dịch trên thị trường carbon. Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận, được công ty chứng khoán thông báo kết quả cho các bên sau khi khớp lệnh. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cung cấp kết quả giao dịch cho Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam để thanh toán giao dịch qua ngân hàng.

Trường hợp công ty chứng khoán cũng là bên đầu tư tín chỉ, dự thảo quy định họ phải ưu tiên khớp lệnh cho khách hàng với mức giá ngang bằng hoặc cao hơn mức khách hàng yêu cầu.

Dự thảo cũng đề xuất Bộ Tài chính quyết định số lượng ngân hàng thương mại làm ngân hàng thanh toán cho thị trường carbon theo từng thời kỳ, tùy quy mô và nhu cầu thị trường, tránh lãng phí.

Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

Kinh tế xanh  - 7h
(VNF) - Thị trường carbon giữ vai trò cốt lõi trong hành trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội tài chính từ tín chỉ carbon và thu hút dòng vốn đầu tư xanh, doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.
Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

(VNF) - Thị trường carbon giữ vai trò cốt lõi trong hành trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội tài chính từ tín chỉ carbon và thu hút dòng vốn đầu tư xanh, doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.

Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.

Ý kiến ( )
Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.

Dòng vốn xanh tại Đông Nam Á: Hàng tỷ USD đổ vào năng lượng sạch

Dòng vốn xanh tại Đông Nam Á: Hàng tỷ USD đổ vào năng lượng sạch

(VNF) - Ngành năng lượng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu trong làn sóng đầu tư xanh tại Đông Nam Á, chiếm khoảng hai phần ba tổng giá trị vốn rót vào lĩnh vực này. Trong đó, năng lượng mặt trời ghi nhận mức tăng gấp đôi so với năm trước, trong khi đầu tư vào quản lý chất thải tăng 60%, chủ yếu tập trung vào xử lý nước thải và tái chế.

Lấn sâu thị trường lớn nhất Asean: VinFast vay 190 triệu USD xây nhà máy tại Indonesia

Lấn sâu thị trường lớn nhất Asean: VinFast vay 190 triệu USD xây nhà máy tại Indonesia

(VNF) - VinFast ký kết khoản vay hợp vốn trị giá 190 triệu USD với hai ngân hàng lớn của Indonesia nhằm tài trợ cho dự án xây dựng nhà máy tại quốc gia này.

Tài chính xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Tài chính xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

(VNF) - Biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Trong bối cảnh này, tài chính xanh nổi lên như một xu hướng tất yếu, đóng vai trò then chốt trong việc định hình chính sách kinh tế hướng tới phát triển bền vững.

Tài sản số, tín chỉ carbon: Cần được ‘chính danh’ để trở thành TSBĐ ngân hàng

Tài sản số, tín chỉ carbon: Cần được ‘chính danh’ để trở thành TSBĐ ngân hàng

(VNF) - Theo chuyên gia, việc xác lập rõ ràng địa vị pháp lý của tài sản số và tín chỉ carbon trong Bộ luật Dân sự là điều kiện tiên quyết để chúng có thể thực sự trở thành tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài chính.