Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế
(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.
- Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế 21/02/2025 12:09
Thực trạng đáng báo động
Đã từ lâu, rác thải nhựa vẫn luôn là mối lo ngại tới sức khỏe con người lẫn môi trường. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chỉ ra rằng, hàng năm, trên thế giới có hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Tại Việt Nam, mỗi năm trung bình thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó phần lớn là túi nilon. Mỗi hộ gia đình tiêu thụ khoảng 1kg túi nilon mỗi tháng và hơn 80% số túi này bị vứt bỏ ngay sau khi sử dụng một lần.
Theo ước tính, chất thải nhựa và túi nilon chiếm khoảng 8 - 12% tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ khoảng 11 - 12% trong số đó được thu gom và tái chế, phần còn lại chủ yếu bị chôn lấp, đốt hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Thực trạng này đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm đại dương.

Theo Báo cáo năm 2018 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Việt Nam xếp thứ 4 trong số 20 quốc gia thải rác thải nhựa ra biển nhiều nhất thế giới, với ước tính khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn rác nhựa được xả vào đại dương mỗi năm.
Ông Albert. Lieberg, Trưởng Đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) tại Việt Nam cũng từng nhận định, Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Khi mà tiêu dùng nhựa của Việt Nam ngày càng tăng chúng ta cũng đang phải đối mặt với nguy cơ từ vi nhựa. Riêng Hà Nội và TP. HCM, 2 thành phố lớn nhất cả nước, mỗi ngày thải ra khoảng 80 tấn rác nhựa và nilon.
Đáng chú ý, công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhựa tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Đây đã và đang là một thực trạng nhức nhối, bài toán nan giải cho các nhà quản trị vĩ mô, các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và trên hết là người dân vì áp lực “chung sống với rác nhựa”, trong khi đó việc phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế.
Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa được xác định là phương cách hữu hiệu giúp quản lý chuỗi/quy trình sản xuất, lưu thông/phân phối, sử dụng, tái chế, tiêu hủy theo chu trình khép kín; kết hợp áp dụng quy định EPR đối với doanh nghiệp được xem là “chìa khóa” giải quyết bài toán về tái chế nhựa, cao su và các sản phẩm từ nhựa, giúp kinh tế tuần hoàn chuyển động hiệu quả.
Giảm ô nhiễm nhờ tín chỉ nhựa
Nhìn chung, rác thải nhựa đã và đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất về môi trường trong thời đại hiện nay. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa. Tín chỉ nhựa (Plastic Credit) là một khái niệm tương tự tín chỉ carbon, được áp dụng như một công cụ tài chính giúp các công ty, cá nhân giảm thiểu lượng nhựa thải ra môi trường thông qua việc đầu tư vào các dự án thu gom, tái chế nhựa hoặc giảm thiểu nhựa rò rỉ ra thiên nhiên.
Theo TS. Muthukumara S. Mani, chuyên gia trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tín chỉ nhựa không chỉ mang lại lợi ích tài chính cho các nhà đầu tư, mà còn hỗ trợ tài chính cho các dự án thu gom và tái chế nhựa tại các quốc gia như Ghana và Indonesia.
Là một giải pháp tài chính giúp giảm tác động của rác thải nhựa lên môi trường bằng cách khuyến khích thu gom, tái chế và xử lý rác, khái niệm này đang dần trở thành xu hướng mới trong nỗ lực bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ông Phạm Hồng Quân - sáng lập viên Rave To Net Zero cho hay, tín chỉ nhựa có thể là nguồn lực tài chính đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng thu gom và tái chế rác thải nhựa, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, nơi nguồn lực còn hạn chế. Các dự án tín chỉ nhựa có thể hỗ trợ người thu gom rác không chính thức, tăng sự chuyên nghiệp hóa công việc của họ, cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập, giúp cải thiện sinh kế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, tín chỉ nhựa có thể thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án quản lý rác thải nhựa, phù hợp với mục tiêu quốc gia về tái chế rác thải đô thị. Điều này giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh.
Cũng theo các chuyên gia, phần lớn nhựa thu gom hiện nay chỉ được đưa vào bãi chôn lấp hoặc đốt, gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, thông qua việc mua tín chỉ nhựa, các công ty có thể bù đắp cho lượng nhựa mà họ đã sản xuất hoặc tiêu thụ, từ đó giúp loại bỏ phần nào tác động tiêu cực đến môi trường.
Tuy nhiên, để tín chỉ nhựa thực sự mang lại hiệu quả, các chuyên gia cũng cho rằng cần có các quy định chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc cấp phát tín chỉ. Các dự án cần phải được kiểm tra và xác minh một cách độc lập, tránh tình trạng tính hai lần hoặc không đạt được hiệu quả về mặt môi trường.
Theo TS. Muthukumara S. Mani, để tín chỉ nhựa hoạt động, cần phải phân công rõ ràng các vai trò. Chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền sẽ đăng ký dự án, trong khi các tổ chức độc lập sẽ xác minh các khiếu nại để đảm bảo sự chính xác.
Cùng với đó, TS. Muthukumara S. Mani cũng cho rằng các chứng nhận có thể được cung cấp bởi các cơ quan quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế để đảm bảo sự tin cậy. Cấu trúc này sẽ đảm bảo rằng các khoản tín dụng là đáng tin cậy và khuyến khích các công ty và nhà đầu tư tham gia.
Ông Phạm Hồng Quân cho rằng một tín chỉ nhựa đại diện cho 1 tấn nhựa thu gom hoặc tái chế cần được chứng nhận theo tiêu chuẩn nhựa, đảm bảo tính minh bạch và khả năng theo dõi. Bên cạnh đó, cần quy định rõ rằng chỉ các hoạt động vượt mức cơ sở (baseline) mới được tính, với cơ sở được đánh giá định kỳ, đảm bảo rằng tín chỉ nhựa chỉ được cấp cho các hoạt động có tác động thực sự.
Ngoài ra, các dự án tham gia tín chỉ nhựa cũng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường nghiêm ngặt, bao gồm việc tham gia của cộng đồng thu gom rác địa phương, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và cải thiện sinh kế.
Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế

Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc sản xuất bao bì đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và xử lý rác thải bao bì tạo ra lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây biến đổi khí hậu.
Lý do bất ngờ đằng sau việc TT Trump ký sắc lệnh dùng lại ống hút nhựa
(VNF) - Trên thực tế, việc sử dụng ống hút nhựa chưa chắc đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hơn ống hút giấy, trong khi lại tiện lợi hơn.
Tái chế 5.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày: Lúng túng vì thiếu hướng dẫn chi tiết
(VNF) - Gây tác động tiêu cực đến môi trường, từ đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ô nhiễm nhựa đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi các giải pháp hiệu quả từ cấp cá nhân, cộng đồng đến chính phủ và doanh nghiệp.
Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.
Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán
(VNF) - Việt Nam được đánh giá đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh và tài chính xanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn vốn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR
(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.
Thiếu cơ chế gắn 'nhãn xanh' cho vật liệu, khó phát triển công trình xanh
(VNF) - Theo các chuyên gia, bên trong một công trình xanh, việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là một yêu cầu bắt buộc. Các vật liệu này phải đảm bảo các yếu tố như là tiêu tốn ít năng lượng, có nguồn gốc tự nhiên…
Sắp áp hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho DN nhiệt điện, thép, xi măng
(VNF) - Theo dự thảo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, giai đoạn 2025-2026 dự kiến có 150 cơ sở thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Hải Phòng: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng đơn thuần
(VNF) - Trước những thách thức ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường đã trở thành yêu cầu tất yếu của mọi quốc gia và từng địa phương. Với vị thế là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất khu vực phía Bắc, thành phố Hải Phòng xác định rõ định hướng phát triển xanh, bền vững, kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng đơn thuần.
Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối
(VNF) - Thị trường carbon giữ vai trò cốt lõi trong hành trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội tài chính từ tín chỉ carbon và thu hút dòng vốn đầu tư xanh, doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

