Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
DN ngày càng ưu tiên ESG
Trước những yêu cầu mới được đặt ra, cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu đang cho thấy sự nỗ lực chuyển mình mạnh mẽ và khẩn trương, từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế “xám” sang nền kinh tế “xanh” và phát triển bền vững. Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, những doanh nghiệp đi theo xu hướng phát triển bền vững cho thấy sự thích ứng và chống chịu cao trước các biến đổi tiêu cực từ bên ngoài cũng như khả năng linh hoạt, nắm bắt hiệu quả các cơ hội mà nền kinh tế mang lại. Vì thế, doanh nghiệp Việt đều đang tích cực thay đổi để bắt nhịp theo xu thế này.
Tại Tọa đàm vừa diễn ra, ông Mark Birnbaum – Giám đốc Dự án USAID Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) – cho biết, thước đo truyền thống dựa trên lợi nhuận tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hiện nay đã không còn đủ. Thay vào đó, một cách tiếp cận toàn diện hơn đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, trong đó các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được xem trọng ngang với các chỉ số tài chính thông thường.
Theo ông Mark Birnbaum, những doanh nghiệp đặt ưu tiên vào phát triển bền vững về môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội và tăng cường quản trị doanh nghiệp có nhiều khả năng đạt được thành công dài hạn hơn. Ông cho biết, các doanh nghiệp có xếp hạng ESG cao thường đạt hiệu quả tài chính vượt trội, thể hiện qua tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn 35% và mức định giá doanh nghiệp cao hơn 20% so với những doanh nghiệp có xếp hạng ESG thấp.
Giám đốc Dự án USAID IPSC cũng nhấn mạnh: “Việc thực hành ESG đóng vai trò như một chất xúc tác giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực thích ứng và phục hồi, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên,… Trước thực tế đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tiếp cận và áp dụng các nguyên tắc ESG, xem đây là ưu tiên chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.”
Báo cáo Phát triển bền vững thường niên “Green IMPACT Gap” 2024 vừa được Schneider Electric công bố cho thấy xu hướng ngày càng rõ nét về sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam đối với phát triển bền vững.
Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang tập trung đầu tư vào ba lĩnh vực chính nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi bền vững: chuỗi cung ứng bền vững (53%), giải pháp xanh (53%) và số hóa (49%).
Một điểm nổi bật là 99% doanh nghiệp Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững và hơn một nửa trong số đó đã bắt đầu triển khai các chiến lược cụ thể để thực hiện. Điều này cho thấy sự chuyển dịch trong tư duy lãnh đạo doanh nghiệp: phát triển bền vững không còn chỉ là yếu tố gia tăng giá trị thương hiệu, mà đã trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược kinh doanh dài hạn.
Đặc biệt, 53% doanh nghiệp đang tập trung vào hai trụ cột quan trọng là chuỗi cung ứng bền vững và giải pháp xanh – những lĩnh vực đóng vai trò then chốt trong quá trình hướng tới tăng trưởng bền vững. Ngoài ra, báo cáo cũng ghi nhận 73% lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam xem phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu.

Vẫn mơ hồ về khái niệm
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng nhiều doanh nghiệp có ý định thực hành ESG còn đang mơ hồ về khái niệm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi kép để phát triển bền vững”, ông Nguyễn Công Minh Bảo, đồng sáng lập Green Transition Consulting & Training chỉ ra một thực tế là phần lớn doanh nghiệp có ý định thực hành ESG còn đang mơ hồ về khái niệm và phát triển bền vững.
Sự thiếu nhận thức về chuyển đổi xanh đang khiến doanh nghiệp Việt đối mặt với nhiều rủi ro trên thị trường. Các đối tác lớn từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản ngày càng yêu cầu nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn xanh mà nếu các doanh nghiệp Việt không đáp ứng sẽ có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng.
Tại hội thảo mới diễn ra gần đây, TS. Phạm Việt Anh, Cố vấn bền vững, ESG-S cho biết theo kinh sinh thái, phát triển bền vững có nghĩa là sống trong giới hạn của hệ sinh thái, dựa trên khả năng hấp thụ và tái tạo của môi trường. Những giới hạn này không chỉ mang tính toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozone, mà còn mang tính địa phương như xói mòn đất, phá rừng, ô nhiễm rác thải và nhựa.
TS. Việt Anh chỉ ra một thực tế đáng lưu tâm: mặc dù thế giới đã chi hàng nghìn tỷ USD để theo đuổi mục tiêu “xanh hóa khí hậu” – hướng đến phát thải ròng bằng không (zero emissions) – nhưng Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên và có nguy cơ sớm vượt ngưỡng 2 độ C theo mục tiêu của Liên hợp quốc.
Ông nhấn mạnh khái niệm “phát triển mà không tăng trưởng” – tức là thúc đẩy kinh tế và doanh nghiệp phát triển nhưng không bị lệ thuộc vào các chỉ tiêu tăng trưởng truyền thống. Thay vào đó, cần hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn – nơi không có rác thải (zero waste) và không phát thải khí nhà kính (zero emission).
TS. Việt Anh lưu ý rằng khi nói đến kinh tế xanh hay phát triển bền vững, nhiều người vẫn chỉ tập trung vào biến đổi khí hậu, trong khi cốt lõi của vấn đề là năng lượng – lĩnh vực không chỉ thiết yếu mà còn là một trong những ngành mang lại siêu lợi nhuận.
Ông cũng dẫn chứng “nghịch lý Jevons”, theo đó tiến bộ công nghệ làm cho sản phẩm trở nên rẻ hơn nhưng lại kéo theo sự gia tăng tiêu dùng, từ đó làm tăng thông lượng vật chất (throughput). Hệ quả là tài nguyên đầu vào ngày càng cạn kiệt (inputs as depletion), trong khi đầu ra lại là ô nhiễm và chất thải (outputs as pollution and waste).
Chính vì vậy, ông nhấn mạnh rằng công nghệ có thể giúp hiện thực hóa các mục tiêu môi trường bền vững phải là công nghệ phục vụ cho tái chế và tái tạo – chứ không chỉ dừng lại ở việc cải tiến hiệu suất tiêu dùng.
“Chúng ta thường nghe nói về ESG như một yếu tố của phát triển bền vững, nhưng thực tế, từ ‘bền vững’ đã hàm chứa ý nghĩa dài hạn, và rất dài hạn,” ông Việt Anh chia sẻ. Ông dẫn chứng về hiện tượng trái đất ấm lên, điều này chỉ có thể xác định sau 30, 50, thậm chí 100 năm theo dõi, mới có thể đánh giá được khu vực nào hưởng lợi, khu vực nào chịu thiệt hại. Vì vậy, khi nói về bền vững, chúng ta đang đề cập đến vấn đề dài hạn.
Về sự mơ hồ trong việc hiểu khái niệm ESG, Báo cáo đánh giá mức độ thực hành ESG trong doanh nghiệp năm 2024 vừa tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ nhận thức và thực hành ESG của các doanh nghiệp Việt Nam, dựa trên 1.019 doanh nghiệp đến từ nhiều tỉnh, thành, ngành nghề và quy mô khác nhau trên toàn quốc.
Kết quả báo cáo cho thấy, về mặt nhận thức, ESG vẫn là một khái niệm mới đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, trong số 1.019 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có đến 39% chưa từng nghe nói đến ESG và 62% chưa nắm rõ các quy định, chính sách của Việt Nam liên quan đến ESG và kinh doanh bền vững, như Quyết định số 167/QĐ-TTg, Thông tư số 13/2023/TT-BKHĐT và Thông tư số 96/2020/TT-BTC.
Các doanh nghiệp lớn vượt trội hơn hẳn trong việc tiếp cận thông tin, xây dựng chiến lược và thực hiện các hoạt động liên quan đến ESG. Tuy nhiên, 26 - 30% các doanh nghiệp ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ cũng đang có những bước đi đầu tiên trong việc tìm hiểu và áp dụng các tiêu chí ESG vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Báo cáo cũng chỉ ra ba khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải khi thực hành ESG: thiếu hoặc không có thông tin về ESG, thiếu các chương trình giới thiệu và đào tạo về ESG, và chưa có chính sách cụ thể từ Chính phủ về ESG.
Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'

Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc thực thi ESG đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Cơ hội thuộc về "cá nhanh" thay vì "cá lớn".
'Chưa tới 1/4 CFO tại Đông Nam Á quan tâm ESG'
(VNF) - Nghiên cứu mới nhất của Deloitte cho thấy chỉ có khoảng 23% CFO tại Đông Nam Á đang kết hợp các yếu tố ESG vào trong mô hình hoạt động mặc dù đã công nhận rộng rãi về tầm quan trọng của chúng.
DN đón xu hướng mới: Tích hợp ESG và đầu tư công nghệ sạch
(VNF) - Theo ông Phạm Đăng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy, kinh tế xanh là chìa khoá quan trọng giúp Việt Nam không chỉ vượt qua các thách thức của kỷ nguyên mới mà còn trở thành điểm sáng trên bản đồ phát triển bền vững toàn cầu.
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển
(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.
Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'
(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất
(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.
Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam
(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.
Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%
(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.
Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?
(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh
(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"

