Cảnh báo 'phông bạt' với ESG: 'Biến người tài thành người tật'
(VNF) - Ông Rajeev Peshawaria, Giám đốc điều hành Stewardship Asia Centre cho rằng, để phát triển bền vững, ESG là một khởi đầu quan trọng nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề sâu sắc và hệ thống mà chúng ta đang đối mặt.
ESG: Doanh nghiệp phải làm thật
Trong bối cảnh phát triển bền vững trở thành xu thế tất yếu của các quốc gia và xã hội, chiến lược phát triển xanh gắn với tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm và bàn luận rộng rãi.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Trần Thị Thu Trang, Tổng giám đốc HanelPT nhấn mạnh, ESG là bài toán mà doanh nghiệp chắc chắn phải làm và phải làm thật.
“Nếu không làm thật, doanh nghiệp sẽ biến người tài thành người tật, lộ bản chất phông bạt để làm báo cáo. Nhưng nếu người lãnh đạo làm thật, triển khai thật thì họ sẽ giàu nhân, giàu nghĩa, giàu tình. Sự tín nhiệm đó sẽ giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và phát triển bền vững”, bà Trang nhấn mạnh.
Đồng thời, theo bà Trang, ESG cần xuất phát từ yếu tố quản trị mà ở đó, văn hóa doanh nghiệp là tương lai của quản trị.
Tuy nhiên, ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM cho rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện ESG dễ dàng. Bên cạnh bài toán về vốn đầu tư, doanh nghiệp còn đối mặt với thách thức về nguồn nhân lực. Điều này không chỉ đòi hỏi khả năng tuyển dụng những nhân sự sáng tạo, có tư duy logic và chuyên môn phù hợp với định hướng phát triển mà còn là bài toán giữ chân nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.
"Chúng tôi hiểu rằng quản lý nhân sự là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy ESG. Trong lĩnh vực dệt may, nơi lực lượng lao động đông đảo và đa thế hệ, mức lương không còn là yếu tố hàng đầu để giữ chân nhân tài. Người lao động ngày càng quan tâm đến các giá trị mà họ nhận được, bao gồm sự công bằng, minh bạch và tính linh hoạt trong công việc", ông Việt cho hay.
Theo các chuyên gia, trên thực tế, các doanh nghiệp nói chung đang phải đối mặt với một số thách thức trong việc triển khai và công bố thông tin ESG vì một số lý do như chưa xác định yếu tố ESG trọng yếu của doanh nghiệp, chưa đảm bảo được chất lượng thông tin công bố chính xác và đáng tin cậy, có thể so sánh được; còn lúng túng trong việc đáp ứng công bố thông tin về phát triển bền vững theo các khuôn khổ và tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế còn gặp phải các vấn đề về đảm bảo kiến thức, năng lực, bố trí thời gian, kinh phí phục vụ việc triển khai và công bố thông tin ESG
Phát triển bền vững: Chỉ ESG là không đủ
Đánh giá cao vai trò của tiêu chí ESG trong các hoạt động kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, tuy nhiên, ông Rajeev Peshawaria, Giám đốc điều hành Stewardship Asia Centre cũng thẳng thắn cho rằng, ESG là một khởi đầu quan trọng, nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề sâu sắc và hệ thống mà chúng ta đang đối mặt.

Theo vị chuyên gia này, ESG chỉ có thể đáp ứng phần nào nhu cầu về sự bền vững vì nó quá phụ thuộc vào các cơ chế quản trị như quy định và các phần thưởng tài chính để thay đổi hành vi của các tổ chức.
“Nhiều doanh nghiệp hiện nay coi việc tuân thủ ESG như một gánh nặng chi phí và dễ rơi vào tình trạng tẩy xanh, làm giả báo cáo xanh, để đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng. Cần phải thay đổi động lực bên trong của các tổ chức, tạo ra cam kết mạnh mẽ với các mục tiêu xã hội và môi trường”, ông Rajeev Peshawaria cho biết.
Ông Nguyễn Thế Mạnh, Giám đốc Dịch vụ đảm bảo, Deloitte Việt Nam cũng nêu thực trạng, không phải doanh nghiệp nào cũng có những cam kết mạnh mẽ, rõ ràng, minh bạch trên lộ trình triển khai mục tiêu này. Đặc biệt, một số doanh nghiệp triển khai ESG chỉ vì theo phong trào, một số khác tiếp cận ESG một cách bị động vì có những áp lực cụ thể từ khách hàng hoặc ngân hàng, cổ đông.
Do đó, để các doanh nghiệp có thể cân bằng lợi ích và trách nhiệm của mình, Giám đốc điều hành Stewardship Asia Centre nhấn mạnh, chúng ta cần giải quyết vấn đề bằng cách tìm ra giải pháp sáng tạo có thể mang lại lợi nhuận, hoặc ít nhất là bền vững về tài chính cho cả môi trường và xã hội.
“Những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng thu nhập và sự dễ bị tổn thương trong không gian mạng là cơ hội cho các doanh nghiệp và lãnh đạo xã hội”, vị chuyên gia này nói.
Ngoài ra, ông Rajeev Peshawaria cũng đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi đã nhận thức được tầm quan trọng của ESG, đặc biệt khi các nhà đầu tư quốc tế yêu cầu minh bạch và tính bền vững cao hơn. Song, việc thực hiện ESG rộng rãi cần phải nâng cao nhận thức và hỗ trợ từ các quy định và chương trình giáo dục.
Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD
(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.
Thành viên HĐQT trước xu hướng mới AI và ESG: Vì đâu khó ứng dụng?
(VNF) - Các thành viên HĐQT ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức mới, đặc biệt là khi phải nắm bắt kiến thức về tiêu chuẩn phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội, và quản trị) và trí tuệ nhân tạo (AI) để ứng dụng, kết hợp hài hoà vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
ESG: Vừa là ‘thuốc bổ’, vừa là ‘thuốc chữa bệnh’
(VNF) - TS. Bùi Thanh Minh cho rằng thực hành ESG vừa là "thuốc bổ" vừa là "thuốc chữa bệnh" cho doanh nghiệp, nhưng để đạt hiệu quả thì cần phải sử dụng thuốc theo liều lượng phù hợp để có một cơ thể khoẻ mạnh.
OCB tăng tốc xanh hóa, nhắm Top 5 ngân hàng tư nhân về ESG
(VNF) - Chiến lược phát triển tín dụng xanh đang từng bước trở thành một trong những trụ cột tăng trưởng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) với những tín hiệu tích cực về quy mô dư nợ và số lượng khách hàng. OCB đặt mục tiêu vào Top 5 ngân hàng TMCP tư nhân hàng đầu Việt Nam về hiệu quả ESG, đưa tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trên tổng dư nợ thị trường 1 lên hơn 11% trong năm 2025.
Đối mặt nguy cơ bị áp thuế carbon: Việt Nam cần hành động gì?
(VNF) - Khi số lượng các quốc gia áp dụng thuế carbon nhiều hơn và công cụ kiểm chứng carbon hoàn chỉnh hơn thì Việt Nam cần có những sự chuẩn bị để bắt kịp với xu thế toàn cầu.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối
(VNF) - Thị trường carbon giữ vai trò cốt lõi trong hành trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội tài chính từ tín chỉ carbon và thu hút dòng vốn đầu tư xanh, doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.
Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc thực thi ESG đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Cơ hội thuộc về "cá nhanh" thay vì "cá lớn".
'Phá' lò than chuyển sang đốt trấu: DN Hàn Quốc chi triệu USD để giảm thải CO2
(VNF) - Youngone Corporation hoàn thành dự án loại bỏ than tại nhà máy Nam Định chuyển sang lò hơi sinh khối để thực hiện quá trình chuyển đổi xanh và hoạt động bền vững.
'Chưa tới 1/4 CFO tại Đông Nam Á quan tâm ESG'
(VNF) - Nghiên cứu mới nhất của Deloitte cho thấy chỉ có khoảng 23% CFO tại Đông Nam Á đang kết hợp các yếu tố ESG vào trong mô hình hoạt động mặc dù đã công nhận rộng rãi về tầm quan trọng của chúng.
DN đón xu hướng mới: Tích hợp ESG và đầu tư công nghệ sạch
(VNF) - Theo ông Phạm Đăng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy, kinh tế xanh là chìa khoá quan trọng giúp Việt Nam không chỉ vượt qua các thách thức của kỷ nguyên mới mà còn trở thành điểm sáng trên bản đồ phát triển bền vững toàn cầu.
'Bình đẳng giới là thành phần trọng yếu của ESG'
(VNF) - Theo các chuyên gia, bình đẳng giới không chỉ là giá trị xã hội, mà còn là đòn bẩy mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và nâng cao lợi thế cạnh tranh, là thành phần trọng yếu trong bộ ba ESG, đánh giá tính bền vững và tác động xã hội của doanh nghiệp.

