Bình đẳng giới thực chất: Chặng đường phía trước liệu còn xa?

Nhóm tác giả - 19/10/2018 15:37 (GMT+7)

(VNF) - Hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam sẽ không chỉ là hô hào “hình thức” mà sẽ chuyển sang một giai đoạn thực chất hơn với những mục tiêu rất cụ thể theo các tiêu chí đánh giá của quốc tế, ví dụ như mục tiêu 1 “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị”

VNF

Công ước CEDAW (Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ) là một trong những Công ước nhân quyền lớn nhất của L​iên hợp quốc, được Đại hội đồng L​iên hợp quốc đã thông qua vào ngày 18/12/1979.

Tính đến nay, đã có 185 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên hợp quốc. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước vào ngày 29/7/1980 và phê chuẩn vào ngày 27/11/1981.

Việc ký kết và phê chuẩn Công ước là cam kết có tính pháp lý của Việt Nam trước Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên bảo đảm cho phụ nữ các quyền bình đẳng theo các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời qua đó thể hiện quyết tâm xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ trong các hoạt động của đời sống xã hội – đúng như tên gọi của Công ước.

Sau khi tham gia Công ước, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực thi công ước tại Việt Nam, điển hình là ngày 29/11/2006, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật bình đẳng giới và việc “nội luật hoá” CEDAW đã được Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng hết sức quan tâm. Có rất nhiều nội dung liên quan tới quyền lợi phụ nữ được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, hình sự, lao động, giáo dục, sức khoẻ, hôn nhân gia đình, quốc tịch, bầu cử… Việt Nam cũng có đại diện trong Uỷ ban CEDAW - cơ quan giám sát tối cao tình hình thực hiện Công ước..

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 đã đặt ra mục tiêu “đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

Có thể thấy, hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam sẽ không chỉ là hô hào “hình thức” mà sẽ chuyển sang một giai đoạn thực chất hơn với những mục tiêu rất cụ thể theo các tiêu chí đánh giá của quốc tế, ví dụ như mục tiêu 1 “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị” đã đặt ra các chỉ tiêu rất cụ thể như: tỷ lệ lãnh đạo nữ Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020 đạt từ 35% trở lên, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ…

Việc thực hiện Chiến lược đến nay của chúng ta chỉ còn 2 năm nữa là kết thúc, liệu các mục tiêu đã đặt ra đã thực sự đạt được hay chưa?

Đánh giá nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của các quốc gia, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã xây dựng và công bố định kỳ hàng năm báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu (Global Gender Gap - GGG). Chỉ số Khoảng cách giới được tính toán dựa trên 4 trụ cột chính là: sự tham gia và cơ hội trong lĩnh vực kinh tế (Economic Participation and Opportunity), Thành tựu giáo dục (Educational Attainment), Sức khoẻ và sự sống (Health and Survival) và Phân quyền chính trị (Political Empowerment).

Theo báo cáo mới nhất công bố tháng 11/2017, Việt Nam đạt 0,698 điểm và đứng ở vị trí thứ 69/140 quốc gia (giảm 4 bậc so với vị trí 64/144 năm 2016). Một trong những yếu tố làm giảm điểm và thứ hạng của Việt Nam là sự sụt giảm của trụ cột Phân quyền chính trị. Trụ cột này đo lường khoảng cách nam và nữ ở cấp độ cao nhất trong việc ra các quyết định chính trị thông qua: tỷ lệ nữ là đại biểu quốc hôi, tỷ lệ nữ là lãnh đạo bộ, ngành… là các yếu tố quyết định quyền lực của phụ nữ, tiếng nói của phụ nữ trong hoàn thiện thể chế nhằm thực hiện bình đẳng giới.

Xếp hạng của Việt Nam trong Chỉ số Khoảng cách giới giai đoạn 2011-2017.

Tuy nhiên, so với chỉ tiêu tỷ lệ lãnh đạo nữ là 35% như đề cập ở trên, thực tế hiện nay nữ chỉ chiếm 24,4% tổng số đại biểu Quốc hội, 25,7% trong số những người được bầu cử HĐND tại cấp tỉnh, ở cấp huyện là 24,6% và ở cấp cơ sở là 27,7%. Khoảng cách giữa thực tế và mục tiêu còn khá xa và điều này đòi hỏi cần có các giải pháp quyết liệt ở tất cả các cấp.

Trong chương trình học tập và tìm hiểu thực tế về phát huy tiềm năng giới trong lĩnh vực cải cách do Chính phủ Australia tài trợ được tổ chức tháng 8.2018 (Aus4skills), rất nhiều chuyên gia của Australia đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc thúc đẩy tỷ lệ nữ tham gia các vị trí quan trọng của chính quyền các Bang hay chính phủ Australia.

Một là, chiến lược về tăng lệ lãnh đạo nữ trong khu vực nhà nước đòi hỏi phải được nhất quán về mặt tư duy ở mọi cấp, đặc biệt là những người đứng đầu cơ quan.

Hai là, việc thực hiện các chiến lược đã đặt ra phải được thường xuyên rà soát để tìm ra những điểm vướng mắc đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

Ba là, khuyến khích áp dụng các sáng kiến trong phát triển lãnh đạo nữ. Ví dụ, Chính quyền bang Queensland, Australia đã có sáng kiến về phát triển lãnh đạo nữ trẻ theo cách 1-1 (1 cán bộ đương nhiệm sẽ kèm cặp, hỗ trợ đào tạo 1 cán bộ nữ có khả năng).

Với sáng kiến được đưa ra trong năm 2017 này, riêng trong năm 2018, tỷ lệ nữ ở vị trí cấp cao trong chính quyền bang đã tăng lên đáng kể và gần đạt tới mục tiêu đã đề ra là 50% lãnh đạo cấp cao của chính quyền là nữ.

Quay lại câu chuyện của Việt Nam, chúng ta cũng chỉ còn 2 năm nữa để hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lược về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Các giải pháp cần thực hiện lúc này cần có sự đột phá và quyết liệt như những kinh nghiệm mà nước bạn đang thực hiện thành công.

Theo VCCI
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.