Quỹ ngoại chuộng đầu tư theo ESG, vì sao DN Việt vẫn đứng bên rìa cuộc chơi?
(VNF) - Việc thực hiện ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp), thực hiện chuyển đổi xanh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp đạt được phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam được nhìn nhận đang đi sau các nước trong khu vực như Malaysia hay Thái Lan trong vấn đề này.
Cơ hội tiếp cận nguồn vốn lớn từ các quỹ đầu tư
Sau ảnh hưởng nặng nề và kéo dài của dịch bệnh Covid-19, tầm quan trọng của phát triển bền vững và công bố thông tin về ESG càng được khẳng định trên thế giới và tại Việt Nam. Các quy định về thực hành ESG đã lần lượt được Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và ban hành.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ESG đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Đặc biệt, khi Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu với thiệt hại ước tính là 523 tỷ USD, tương đương với 14,5% GDP vào năm 2050.
Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG được nhận định sẽ mang lại nhiều lợi ích cùng những cơ hội tham gia vào thị trường lớn vì từ 2016-2030, Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn trị giá 753 tỷ USD đầu tư vào khí hậu.
ESG cũng được nhìn nhận sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường uy tín và trách nhiệm xã hội, giảm rủi ro đầu tư, tăng cường tiềm năng tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới và tiếp cận cơ hội đầu tư mới. Khi áp dụng ESG, doanh nghiệp còn được mở ra cơ hội thay đổi công nghệ giảm rác thải, tiêu hao năng lượng.
“Việc chủ động thực hành báo cáo thông tin ESG giúp doanh nghiệp niêm yết tiếp cận đến quỹ ESG toàn cầu với quy mô lớn, ước tính 30.000 tỷ USD năm 2025 và lên đến 40.000 tỷ USD vào năm 2050”, bà Bùi Thị Thao Ly, Giám đốc Trung tâm Phân tích SSV cho biết.
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và Ðầu tư TP. HCM, vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực thực hành ESG. Nhờ đưa ESG vào trong chiến lược kinh doanh, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong tư duy quản trị về phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như ngành hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống từng bước thực hiện phát triển bền vững, như sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, quan tâm đến phát triển kinh tế địa phương, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Về cơ hội, theo các chuyên gia, so với nhiều quốc gia khác, Việt Nam có sự ổn định về địa chính trị xã hội, nguồn lao động trẻ dồi dào, tiềm năng thị trường gần 100 triệu dân. Đây sẽ là những lợi thế để doanh nghiệp tiếp cận với xu hướng ESG.
ESG vẫn là một khái niệm mới
Một báo cáo của PWC chỉ ra việc thực hành ESG tại Việt Nam đang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực khi tỷ lệ cam kết ESG của các doanh nghiệp niêm yết là 93%, vượt mức trung bình của Việt Nam là 80%. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra phần lớn các doanh nghiệp niêm yết được nghiên cứu ở Việt Nam đều công bố mục tiêu ESG ngắn hạn và trung hạn (lần lượt là 84% và 70%). Chưa đến một nửa (48%) các doanh nghiệp chọn sẵn sàng cho các mục tiêu dài hạn, tức là trên 5 năm.
Cũng theo số liệu thống kê tại châu Á, nhu cầu đầu tư của các quỹ đầu tư ESG tăng rất mạnh trong những năm gần đây, tổng tài sản có quy mô lên đến 58.000 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với 10 năm trước. Tuy nhiên, đáng tiếc Việt Nam đang đi sau các nước trong khu vực, khi chỉ mới có một quỹ đầu tư ESG, thấp hơn các nước lân cận như Malaysia hay Thái Lan vốn đang bùng nổ rất mạnh trong những năm gần đây.
Theo bà Bùi Thị Thao Ly, dữ liệu ESG có lẽ là rào cản rất lớn với các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Hiện tại chỉ có 3% các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE có thông tin về các phân tích, đánh giá mức độ thực hành ESG. Bên cạnh đó, về mặt nhận thức, ESG vẫn là một khái niệm mới với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE), các ý kiến đưa ra đều nhận định mặc dù nhận thức về các nguyên tắc ESG đang gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn còn thiếu nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.
Theo bà Dzeneta Mulabegovic - Chuyên gia về Phát triển Bền vững, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), mặc dù số lượng chỉ thị mới đang tăng lên nhưng các chỉ thị này bổ sung cho các chỉ thị trước đây. Các doanh nghiệp do mới tiếp cận nên đều gặp phải các vấn đề liên quan đến dữ liệu phức tạp và quy trình thẩm định để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu.
Chuyên gia GEFE cũng nhận định rằng trong việc tiếp cận ESG, vấn đề tài chính vẫn là một thách thức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi nhiều công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án bền vững. Bên cạnh đó, thách thức nằm ở việc đảm bảo rằng các quỹ được phân bổ một cách hợp lý và không bị lợi dụng cho mục đích đưa ra thông tin sai lệch về tính bền vững của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này đòi hỏi các tổ chức tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam cần phối hợp với nhau để nâng cao nhận thức và giáo dục về các tiêu chí ESG cũng như tài chính xanh. Ngoài ra, mặc dù có sẵn nguồn tài chính lớn cho các dự án xanh, nhưng thách thức chính nằm ở việc các công ty thực hiện quá trình thẩm định cần thiết để đảm bảo rằng họ thực sự tích hợp chiến lược ESG vào hoạt động thực tế.
Theo bà Trần Thu Hằng, đại diện Bộ Công Thương (MOIT), cơ quan này đã triển khai nhiều sáng kiến để hỗ trợ sản xuất bền vững, bao gồm các quy định thiết kế sinh thái nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm xanh. Tuy nhiên, việc đáp ứng các tiêu chuẩn này vẫn còn là thách thức đối với nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã thực hiện công bố các tiêu chí ESG và cho thấy những lợi ích từ việc này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn vì thiếu sự hỗ trợ và năng lực cần thiết.
Nhấn mạnh thêm, bà Trần Thu Hằng cho hay một trong những ưu tiên của Bộ Công Thương là hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong việc chuẩn bị các báo cáo bền vững và áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, bà nhận thấy rằng không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà cả các tập đoàn lớn cũng gặp phải những khó khăn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn xanh mà EU đã đặt ra. Để tận dụng tối đa các cơ hội này, Việt Nam cần nâng cao nhận thức và thúc đẩy việc áp dụng các thực hành bền vững.
Cảnh báo 'phông bạt' với ESG: 'Biến người tài thành người tật'
Cảnh báo 'phông bạt' với ESG: 'Biến người tài thành người tật'
(VNF) - Ông Rajeev Peshawaria, Giám đốc điều hành Stewardship Asia Centre cho rằng, để phát triển bền vững, ESG là một khởi đầu quan trọng nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề sâu sắc và hệ thống mà chúng ta đang đối mặt.
Tập đoàn Nhựa Bình Thuận công bố báo cáo phát triển bền vững ESG
(VNF) - Tập đoàn Nhựa Bình Thuận mới đây đã công bố báo cáo phát triển bền vững ESG, đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành nhựa Việt Nam thực hiện báo cáo này
Trường Khoa học tự nhiên ra mắt Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh
(VNF) - Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh ra đời nhằm mục tiêu hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm phát thải và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.
Cảnh báo 'phông bạt' với ESG: 'Biến người tài thành người tật'
(VNF) - Ông Rajeev Peshawaria, Giám đốc điều hành Stewardship Asia Centre cho rằng, để phát triển bền vững, ESG là một khởi đầu quan trọng nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề sâu sắc và hệ thống mà chúng ta đang đối mặt.
Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD
(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.
ESG: Vừa là ‘thuốc bổ’, vừa là ‘thuốc chữa bệnh’
(VNF) - TS. Bùi Thanh Minh cho rằng thực hành ESG vừa là "thuốc bổ" vừa là "thuốc chữa bệnh" cho doanh nghiệp, nhưng để đạt hiệu quả thì cần phải sử dụng thuốc theo liều lượng phù hợp để có một cơ thể khoẻ mạnh.
Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp
(VNF) - Sáng 15/5/2024, tại sự kiện chuyên đề “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” do VietinBank tổ chức tại TP. HCM, gần 200 lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) trên toàn quốc đã tham gia để lắng nghe các chia sẻ về Rào cản ESG của các thị trường lớn đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các quy định này.
Đón vốn đầu tư ESG: Nút thắt ở khâu quản trị doanh nghiệp
(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.
Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu
(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao
'Bây giờ không làm, 10 năm nữa sẽ mất lợi thế'
(VNF) - ESG từ lâu đã là bộ chỉ số tiêu chuẩn của toàn cầu cho mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam các DN đang khá lúng túng trong việc thực hành ESG do nhiều vướng mắc về pháp lý, kinh nghiệm… Các chuyên gia cho rằng, nếu bây giờ không làm, 10 năm nữa DN Việt sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh