Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu
(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao
Gần 40% DN “chưa biết đến” ESG
Đó là thống kê được chia sẻ tại Hội thảo Tham vấn Dự thảo Sổ tay Quy định pháp lý và Báo cáo đánh giá mức độ thực hành ESG trong doanh nghiệp của IPSC - Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam tổ chức.
Theo đó, IPSC thực hiện khảo sát hơn 1.000 DN thuộc nhiều lĩnh vực ngành khác nhau như công nghiệp chế biến, chế tạo, nông lâm thuỷ hải sản, xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải, khai thác tài nguyên khoáng sản…Trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến hơn 70%, còn lại là các DN lớn.
Cuộc khảo sát cũng chia đều ra vùng kinh tế tại Việt Nam bao gồm, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc, Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kết quả thu được việc nhận thức của DN về thực hành ESG, có đến 39% DN chưa từng nghe đến khái niệm ESG, 30% đang tìm hiểu về vấn đề này và chỉ có khoảng 7% đã có kế hoạch và đang thực hành, số còn lại đang ở trạng thái xây dựng chiến lược, và kế hoạch thực hành.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Chuyên gia dự án IPSC, thực trạng hiện nay nhiều DN khi khảo sát thực tế, họ đã triển khai các hạng mục của ESG về môi trường, xã hội hoặc quản trị trong quá trình vận hành nhưng không biết rằng đó là ESG.
Bà Huệ cũng cho biết, theo khảo sát có đến hơn 60% DN chưa nắm rõ các quy định, chính sách của nhà nước liên quan đến ESG, trong đó có đến trên 65% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gặp khó khăn trong vấn đề này, con số này của DN lớn là hơn 40%. Các DN chủ yếu gặp vấn đề về việc không có hoặc thiếu hẳn thông tin, thiếu các chương trình giới thiệu và đào tạo về ESG, và chưa có những chính sách cụ thể của chính phủ về vấn đề này.
Từ đó, IPSC thống kê được các DN tại Việt Nam hiện nay quan tâm đến 3 vấn đề lớn về thực hành ESG. Đầu tiên là pháp lý, các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể cho các DN thực hành ESG. Kế đến, các DN băn khoăn làm sao để có thể tiếp cận được các khoản vay xanh từ Chính phủ hoặc các tổ chức tài chính với lãi suất ưu đãi. Cuối cùng, khi cam kết thực hành ESG với những mục tiêu cụ thể, DN sẽ được giảm hoặc miễn thuế thế nào.
Đồng thời, khảo sát cũng chỉ ra rằng, các DN muốn được tìm hiểu về các dự án chuyển đổi xanh, hướng dẫn và hỗ trợ kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 13/2024 của Chính phủ, và có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới.
Thực hành ESG, DN cần phải biết “điểm xuất phát”
Chia sẻ tại buổi Hội thảo, TS Nguyễn Phương Nam, Chuyên gia dự án IPSC cho rằng, đa phần các DN Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều thách thức về thực hành ESG, bởi vấn đề này không chỉ rộng, mà còn rất sâu. Thực tế, càng ngày các quy định trên thế giới về ESG ngày càng chặt chẽ, đặc biệt là thị trường châu Âu, ví dụ như cơ chế biên giới carbon CBAM, chiến lược đa dạng sinh học EU, chiến lược “từ trang trại đến bàn ăn” F2F…
Theo TS Nguyễn Phương Nam, để thực hành được các tiêu chuẩn ESG, các DN cần phải biết điểm xuất phát của mình chính là vấn đề khung pháp lý. Và việc cần thiết hiện nay là phải có sổ tay rà soát pháp lý về ESG với mục đích hỗ trợ DN tiếp cận và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến các lĩnh vực môi trường (E), xã hội (S), quản trị (G) trong mục tiêu hướng tới kinh doanh bền vững. Và sổ tay này được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật thực định.
Nội dung của cuốn sổ tay bám sát các trọng số ESG, với các từ khoá cơ bản, nội dung của vấn đề và đi kèm với nó là các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời có cập nhật các tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực theo các trụ cột môi trường, xã hội và quản trị.
Ông Nam nêu ví dụ, với từ khoá khí nhà kính (chỉ số E), trong đó có 2 vấn đề liên quan là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, và tăng cường hấp thụ khí nhà kính. Nội dung cụ thể của 2 vấn đề nêu trên là việc các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê do Chính phủ ban hành và các DN được tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật VN và điều ước quốc tế. Đi kèm theo đó là văn bản quy định theo Nghị định số 06/2022 của Chính phủ. Cách thức xây dựng tương tự với các bộ chỉ số xã hội (S) và quản trị (G).
Tiếp cận theo hướng này giúp các DN tiết kiệm thời gian tra cứu, tiếp cận và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến ESG, bởi bộ tiêu chuẩn này không giới hạn loại hình kinh doanh và quy mô DN, đặc biệt là các doanh nghiệp SME.
“Sổ tay pháp lý này là bộ khung cơ bản và định hướng, được cập nhật theo lộ trình sẽ giúp các DN biết mình phải bắt đầu từ đâu, cần phải làm những gì tiếp theo khi thực hành ESG”, TS Nguyễn Phương Nam khẳng định.
Đồng quan điểm, Luật Sư Hà Huy Phong, Giám đốc điều hành, Công ty Luật TNHH Inteco cho biết, trong quá trình trao đổi, nhiều DN hiện nay rất bỡ ngỡ với ESG. Tuy nhiên bản chất pháp lý của ESG về cơ bản đã có trong pháp luật của Việt Nam. Ông Phong nêu quan điểm, có thể vì nghe khái niệm ESG khá mới, “Tây hoá” và các quy định pháp lý nằm rải rác ở nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, khi tiếp cận không có cái nhìn khái quát, tính hệ thống thì các DN sẽ gặp khó.
“Cuốn sổ tay pháp lý về ESG này không phải là nội dung quá mới, bản chất là hệ thống hoá lại, sắp xếp nó theo một cấu trúc, trật tự để có được một khung pháp lý, giúp các DN có thể dễ dàng tra cứu, kể cả những DN lần đầu tiên tiếp xúc với ESG, đặc biệt là các công ty đại chúng”, ông Phong nói thêm.
Theo bà Trịnh Thị Hương, Cục Phó Cục Phát triển DN (AED), Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, đơn vị là chủ dự án, phối hợp cùng với USAID xây dựng cuốn sổ tay quy định pháp lý về ESG nhằm hỗ trợ cho các DN phát triển bền vững, phù hợp với mục tiêu cam kết của Chính phủ hướng tới Net Zero vào năm 2050.
Mục tiêu khi xây dựng cuốn sổ tay, đầu tiên là giúp DN biết được họ đang ở đâu, thứ hai là cơ quan quản lý nhà nước nắm rõ thực tế thực hành ESG tại DN như thế nào, từ đó có thể đưa ra các chương trình hỗ trợ kịp thời. Và quan trọng, thúc đẩy cộng đồng các DN, các đơn vị tư vấn triển khai ESG, cùng với cơ quan nhà nước triển khai đồng bộ.
“Chúng ta không thể ngồi chờ được, lý do Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) phải chủ động, vì mong muốn có sự chuẩn bị trước, giúp các DN hiểu rõ ESG, và có sự thực hành. Đến khi các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các tiêu chí, văn bản pháp luật về ESG, DN đã có đủ thông tin, nắm chắc pháp lý, được thực hành trước, từ đó có thể chủ động tiếp cận và triển khai, tránh bị chậm, thực hành muộn ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp”, bà Hương nhấn mạnh.
ESG: Vừa là ‘thuốc bổ’, vừa là ‘thuốc chữa bệnh’
Thành viên HĐQT trước xu hướng mới AI và ESG: Vì đâu khó ứng dụng?
(VNF) - Các thành viên HĐQT ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức mới, đặc biệt là khi phải nắm bắt kiến thức về tiêu chuẩn phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội, và quản trị) và trí tuệ nhân tạo (AI) để ứng dụng, kết hợp hài hoà vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt trong xu hướng ESG: Kiểm toán viên như 'người gác cổng'
(VNF) - Một kế hoạch kiểm toán nội bộ có tích hợp đánh giá ESG là bước quan trọng để doanh nghiệp tiến tới con đường minh bạch, bền vững hơn. Trong đó, vai trò của kiểm toán nội bộ là đảm bảo làm sao cơ hội và rủi ro liên quan đến ESG được nhận diện, được giám sát, được quản lý một cách kịp thời.
Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp
(VNF) - Sáng 15/5/2024, tại sự kiện chuyên đề “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” do VietinBank tổ chức tại TP. HCM, gần 200 lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) trên toàn quốc đã tham gia để lắng nghe các chia sẻ về Rào cản ESG của các thị trường lớn đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các quy định này.
Cảnh báo 'phông bạt' với ESG: 'Biến người tài thành người tật'
(VNF) - Ông Rajeev Peshawaria, Giám đốc điều hành Stewardship Asia Centre cho rằng, để phát triển bền vững, ESG là một khởi đầu quan trọng nhưng không đủ để giải quyết các vấn đề sâu sắc và hệ thống mà chúng ta đang đối mặt.
Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD
(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.
ESG: Vừa là ‘thuốc bổ’, vừa là ‘thuốc chữa bệnh’
(VNF) - TS. Bùi Thanh Minh cho rằng thực hành ESG vừa là "thuốc bổ" vừa là "thuốc chữa bệnh" cho doanh nghiệp, nhưng để đạt hiệu quả thì cần phải sử dụng thuốc theo liều lượng phù hợp để có một cơ thể khoẻ mạnh.
Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp
(VNF) - Sáng 15/5/2024, tại sự kiện chuyên đề “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” do VietinBank tổ chức tại TP. HCM, gần 200 lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) trên toàn quốc đã tham gia để lắng nghe các chia sẻ về Rào cản ESG của các thị trường lớn đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các quy định này.
Đón vốn đầu tư ESG: Nút thắt ở khâu quản trị doanh nghiệp
(VNF) - Trên thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn phát triển bền vững (ESG) vẫn đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về nhận thức và thực hành ESG trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang là “nút thắt” chủ yếu khiến dòng chảy này chưa được mạnh mẽ.
'Bây giờ không làm, 10 năm nữa sẽ mất lợi thế'
(VNF) - ESG từ lâu đã là bộ chỉ số tiêu chuẩn của toàn cầu cho mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam các DN đang khá lúng túng trong việc thực hành ESG do nhiều vướng mắc về pháp lý, kinh nghiệm… Các chuyên gia cho rằng, nếu bây giờ không làm, 10 năm nữa DN Việt sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh