Kiểm kê phát thải khí nhà kính: Bài toán 'sống còn' của doanh nghiệp
(VNF) - Theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các doanh nghiệp phải hoàn thành việc kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính trước ngày 31/3/2025. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vẫn đang còn đang bối rối.
Doanh nghiệp loay hoay kiểm kê
Ngày 13/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg cập nhật danh mục các lĩnh vực và cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê, có hiệu lực từ 1/10/2024. Các cơ sở phát thải trong danh mục bổ sung này sẽ phải thực hiện kiểm kê ngay khi quyết định có hiệu lực.Theo lộ trình đã xác định trong Chiến lược Chuyển đổi Xanh giai đoạn 2021-2023 với tầm nhìn đến năm 2050, có 2.166 doanh nghiệp tại Việt Nam cần thực hiện kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính.
Trong đó, ngành Công thương có 1.805 cơ sở, ngành Giao thông Vận tải có 75 cơ sở, ngành Xây dựng có 229 cơ sở, và ngành Tài nguyên Môi trường có 57 cơ sở.
Những cơ sở phát thải không thuộc danh mục cập nhật tại Quyết định 13/2024/QĐ-TTg, mặc dù có trong danh mục ban đầu tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, sẽ không cần phải thực hiện và nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở vào năm 2025.

Cũng theo các chuyên gia, trước những quy định ngày càng khắt khe, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Không chỉ phải đảm bảo sự phát triển kinh tế, doanh nghiệp còn phải kết hợp yếu tố bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, và đảm bảo sự minh bạch qua quá trình công bố và kiểm kê phát thải.
Những yêu cầu này kéo theo chi phí gia tăng, quy trình hoạt động trở nên phức tạp hơn, dẫn đến lợi nhuận giảm sút và khả năng cạnh tranh suy yếu. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với bài toán tồn tại trong một môi trường cạnh tranh đầy biến động.
PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Tài nguyên Môi trường, nhận định rằng nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc kiểm kê phát thải, mặc dù đã có thời gian chuẩn bị dài từ năm 2020.
Ông Thọ nhấn mạnh, việc kiểm kê phát thải, nếu được thực hiện đúng cách, không chỉ là gánh nặng mà còn là cơ hội để doanh nghiệp biến chi phí tuân thủ thành lợi nhuận thông qua thị trường carbon.
3 "bước đệm" thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của các quy định về thương mại và đầu tư bền vững, các doanh nghiệp ngày càng phải chủ động nâng cao khả năng tuân thủ và chuẩn bị sẵn sàng trước những yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt. Điều này bao gồm việc công bố thông tin liên quan đến các yếu tố ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) và thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính, những yêu cầu đang gia tăng trên toàn cầu.
Châu Á - Thái Bình Dương không nằm ngoài xu hướng này, khi các quy định về kiểm kê khí nhà kính tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đang trở nên ngày càng chặt chẽ, với phạm vi áp dụng mở rộng, đặc biệt là đối với các công ty niêm yết.
Trong bối cảnh mới, việc thực hiện kiểm kê phát thải không chỉ là một thách thức lớn mà còn mở ra cơ hội để doanh nghiệp tự làm mới mình và tối ưu hóa quy trình. Để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản lý và kiểm kê khí nhà kính mạnh mẽ, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Quá trình kiểm kê khí nhà kính cần bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu và báo cáo ban đầu, áp dụng các phương pháp đo lường và quy trình kiểm kê một cách chính xác. Doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực hợp lý, xác định cấu trúc quản lý rõ ràng, lập kế hoạch hành động chi tiết và thiết lập các mục tiêu phù hợp.
Theo ông Nguyễn Đình Thái, Giám đốc điều hành EGP Việt Nam, ba yếu tố chính thúc đẩy thành công trong triển khai khung quản lý phát thải khí nhà kính bao gồm quản trị, năng lực cốt lõi và công nghệ, cơ sở hạ tầng. Quản trị hiệu quả đảm bảo rằng các hoạt động kiểm kê được thực hiện một cách có tổ chức và minh bạch, năng lực cốt lõi giúp duy trì hiệu quả hoạt động, và công nghệ hiện đại hỗ trợ quá trình thu thập, phân tích dữ liệu một cách chính xác.
Gọi vốn toàn cầu và kiếm lợi nhuận từ tín chỉ carbon thay vì tốn kém đầu tư
- TP. HCM tổ chức Diễn đàn kinh tế với chủ đề tăng trưởng xanh, giảm phát thải 12/05/2023 09:34
- Đưa phát thải ròng về 0: Kỳ vọng vào tài chính xanh và công nghệ blockchain 12/01/2023 09:45
- Quy hoạch điện VIII: Giảm triệt để phát thải khí CO2 16/04/2022 10:58
Đầu tư 56.200 tỷ làm đường dài 33km nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và kết nối cầu Kênh Vàng đi Hải Dương qua tỉnh Bắc Ninh dài trên 33km, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 56.200 tỷ đồng.
Thêm 23 doanh nghiệp 'rót' 1,1 tỷ USD đầu tư vào Bắc Ninh
(VNF) - Ngày 31/3, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp, với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.
DN Trung Quốc động thổ 2 dự án công nghệ cao 640 triệu USD tại Bắc Ninh
(VNF) - Hai doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc cùng động thổ 2 dự án công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 640 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II trong ngày 30/3.
Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế
(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.
Thủ tướng: Khởi công đường sắt tốc độ cao trong năm 2026
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt và các dự án trọng điểm quốc gia.
Hải Phòng: Ba vị trí dự kiến xây khu thương mại tự do nối với Cảng Lạch Huyện
(VNF) - Những vị trí Hải Phòng đề xuất thành lập khu thương mại tự do đều kết nối với các cảng biển chiến lược.
Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ bắc qua sông Sài Gòn
(VNF) - Ngày 29/3, TP. HCM tổ chức lễ khởi công dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, kết nối công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).
Bộ Công thương làm việc với NĐT Thái vướng vào dự án điện gió, điện mặt trời đang 'bế tắc'
(VNF) - Bộ Công thương quyết định thành lập tổ công tác để trao đổi, làm việc với các nhà đầu tư (NĐT) Thái Lan về vướng mắc của các dự án điện gió, điện mặt trời
Thu hút đầu tư vào Quảng Nam: 'Lấy công dẫn dắt tư'
(VNF) - Năm 2025, Quảng Nam tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những dự án quan trọng, có tính đột phá và lan tỏa, đồng thời thu hút đầu tư ngoài ngân sách theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.
Hơn 231.000 tỷ đồng đầu tư ‘rót’ vào Bình Định
(VNF) - Tỉnh Bình Định đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
TP.HCM: Lên lịch tiến độ làm 355km metro trong 10 năm tới
(VNF) - TP. HCM dự kiến việc lựa chọn nhà thầu thi công cho tuyến metro số 2 (bến Thành- Tham Lương) sẽ diễn ra vào tháng 10/2025 và khởi công vào tháng 12/2025, đồng thời bổ sung tuyến metro kết nối đến huyện Cần Giờ (tuyến metro 12) vào danh mục dự án để thực hiện theo nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
Quảng Ninh: Cần 34.500 tỷ đầu tư xây dựng gần 30 cảng biển
(VNF) - Với việc quy hoạch tới gần 30 bến cảng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh cần hơn 34.500 tỷ đồng để đầu tư phát triển cảng biển.
Đầu tư gần 700 tỷ đồng nâng cấp công viên lớn nhất Đà Nẵng
(VNF) - Công viên 29 tháng 3 được đầu tư 673 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo và có điểm nhấn với kiến trúc “chiếc nhẫn hoà bình” nằm trên mặt hồ.
Đầu tháng 4/2025, thi công Đường Tây Thăng Long đoạn qua Vinhomes Wonder City
(VNF) - Lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo thi công tuyến đường Tây Thăng Long đoạn 2,1km từ nút giao đường tỉnh 422 tới Tây Tựu đi qua Vinhomes Wonder City. Dự kiến chậm nhất tuyến đường này bắt đầu thi công vào ngày 6/4.
Đầu tư gần 11.000 tỷ đồng phát triển cảng biển Quảng Ngãi
(VNF) - Theo quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Quảng Ngãi đến năm 2030 cần khoảng 10.830 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 7.960 tỷ đồng.
Long An dành 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM
(VNF) - Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An đã có chủ trương triển khai và cam kết đảm bảo cân đối vốn ngân sách địa phương cho dự án đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua tỉnh Long An.
Quảng Ngãi: Thủy điện nghìn tỷ 4 lần gia hạn chưa hẹn ngày về đích
(VNF) - Dự án thủy điện Trà Phong tại Quảng Ngãi có vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, tiếp tục được điều chỉnh tiến độ hoàn thành đến IV/2026.
DABACO: Đại gia chăn nuôi đầu tư cảng cạn 8,2ha ở Bắc Ninh
(VNF) - Bắc Ninh vừa bổ sung một cảng cạn mới rộng gần 82.000m² tại xã Tân Chi, huyện Tiên Du. Dự án do Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) làm chủ đầu tư.
Vingroup dự tính rót 30 tỷ USD làm loạt dự án điện tái tạo và điện LNG
(VNF) - Vingroup cam kết thực hiện dự án giai đoạn 2025-2030 là 25.500 MW (tổng mức đầu tư khoảng 25-30 tỷ USD) điện năng lượng tái tạo và điện LNG.
Cực hút Cần Giờ: Hơn 20 tỷ USD biến vùng biển bùn thành siêu đô thị
(VNF) - Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn tới, Cần Giờ đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn vào lĩnh vực hạ tầng, logistics, bất động sản và giao thông đô thị.
Nhóm tập đoàn hàng đầu Singapore đổ hàng tỷ USD vào bất động sản Việt Nam
(VNF) - Trong những năm gần đây, Singapore duy trì vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và chính sách thu hút đầu tư cởi mở, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore.
Làm cao tốc nối Lạng Sơn - Thái Nguyên, cần hơn 29.000 tỷ đồng
(VNF) - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đề xuất bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cần 152.000 tỷ mở rộng 1.144km cao tốc Bắc – Nam lên 6 làn xe
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144 km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đầu tư 56.200 tỷ làm đường dài 33km nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và kết nối cầu Kênh Vàng đi Hải Dương qua tỉnh Bắc Ninh dài trên 33km, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 56.200 tỷ đồng.
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.