Nhìn thế giới, tìm lối đi cho tài chính xanh
(VNF) - Trong kỷ nguyên kinh tế xanh, kinh doanh không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn vì bảo vệ môi trường và rộng hơn là kinh doanh có trách nhiệm. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, thị trường tài chính xanh hiện nay vẫn tồn tại nhiều rào cản, trong đó việc thiếu khung pháp lý và tiêu chí phân loại xanh đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khi tham gia vào hành trình này.
Thiếu tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp loay hoay tìm đường đi
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xanh nhưng thực tế hiện nay, nhận thức về vấn đề này của doanh nghiệp vẫn còn ở mức độ thấp. Đáng nói, chuyển đổi xanh là chủ đề nóng trên toàn cầu với nhiều cơ chế, quy định được ban hành ở nhiều quốc gia, thị trường khác nhau khiến không ít doanh nghiệp bị “ngợp”. Việc lúng túng là thường thấy khi doanh nghiệp tham gia không biết bắt đầu thực hiện từ đâu, nhất là các doanh nghiệp thiếu nguồn lực, thiếu nhân sự và tài chính. Ngoài ra, nhiều thị trường xuất khẩu lớn như EU và Mỹ cũng ngày càng yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn xanh, tạo ra những áp lực lớn hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
Chia sẻ với Đầu tư Tài chính, GS.TS Đỗ Văn Đại, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. HCM, cho biết hiện nay, rất ít doanh nghiệp biết về những hoạt động được đánh giá là “xanh”. Do đó, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế xanh chưa nhiều. Trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn phân loại xanh, các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này còn khá chung chung, khó áp dụng.

“Xanh hóa hoạt động sản xuất đang trở thành câu chuyện nóng của doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững không chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là yêu cầu của thị trường và khách hàng. Tuy nhiên, việc chậm ban hành bộ tiêu chí phân loại xanh đang khiến nhiều doanh nghiệp phải loay hoay để tiếp cận nguồn lực hỗ trợ cho quá trình này”, GS.TS Đỗ Văn Đại cho hay.
Vì vậy, theo GS.TS Đỗ Văn Đại, để giúp phát triển kinh tế xanh, trong đó thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế xanh, Việt Nam cần sớm có những tiêu chí, tiêu chuẩn liên quan tới các hoạt động được coi là tham gia vào phát triển kinh tế xanh bởi việc càng minh bạch về các chuẩn mực xanh càng thu hút được sự quan tâm về lĩnh vực tiềm năng này.
Cũng theo GS.TS Đỗ Văn Đại, để xây dựng tiêu chuẩn xanh hay phân loại xanh, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ những nền kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm từ châu Âu. Thực tế, châu Âu đã xây dựng được bộ phân loại xanh để hướng dẫn và thúc đẩy đầu tư vào các dự án xanh. Trong bộ phân loại xanh này, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia có thể biết thế nào là một hoạt động được coi là xanh (nếu đáp ứng được 1 trong 6 tiêu chí xanh) như hoạt động có tác động làm giảm biến đổi khí hậu, hoạt động hướng tới phòng và kiểm soát ô nhiễm.
"Việc xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn xanh trên cơ sở kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển sẽ giúp doanh nghiệp của chúng ta dễ nhận diện và đầu tư vào hoạt động phục vụ cho phát triển kinh tế xanh. Việc này cũng giúp cho sản phẩm của chúng ta đạt được chuẩn xanh thích hợp để có thể dễ dàng được tiếp nhận ở nước ngoài", GS.TS Đỗ Văn Đại cho hay.
Cần rõ cơ chế ưu đãi
Trên thực tế, việc hoàn thiện cơ chế chính sách ra sao, lấy nguồn vốn nào để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh cũng là trăn trở của không ít nhà quản lý, các bộ, ban, ngành. Đa số các ý kiến được đưa ra đều đánh giá nguồn vốn để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh luôn là thách thức lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn nhiều khó khăn về tài chính trong việc cải thiện quy trình hoạt động, triển khai công nghệ mới và đào tạo đội ngũ nhân sự. Với lợi nhuận mỏng, việc thực thi các giải pháp kinh tế xanh cũng thường bị xem như một gánh nặng thay vì cơ hội. Những yếu tố này đã kéo theo hệ quả là giảm khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và hạn chế cơ hội cạnh tranh với các nước trong khu vực.
"Phát triển kinh tế xanh cần có vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, con người, công nghệ,... Ở đây, chúng ta cần sớm có chính sách pháp lý về tài chính xanh như về tiết kiệm xanh. Nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài đề xuất ngày càng nhiều về đầu tư bền vững, nhiều người sẵn sàng dùng tiết kiệm ưu tiên cho kinh tế xanh để trở thành một trong những nhân tố cho phát triển kinh tế xanh, về trái phiếu xanh hay cổ phiếu xanh để thực hiện các dự án xanh, bảo vệ môi trường. Chúng ta cần xây dựng những tiêu chí cụ thể để đảm bảo rằng nguồn vốn được sử dụng phù hợp và nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế về chủ đề này như Bộ nguyên tắc về trái phiếu xanh", GS.TS Đỗ Văn Đại cho hay.

Đối với những dự án hướng tới kinh tế xanh, theo GS.TS Đỗ Văn Đại, cơ chế ưu đãi như ưu đãi về điều kiện cấp vốn là cần thiết. Các điều kiện tiếp cận vốn này có thể đơn giản, dễ tiếp cận hơn tài trợ từ nhà nước hoặc tổ chức quốc tế, cùng với đó là các chính sách ưu đãi về lãi suất, thuế...
“Sự ưu đãi như vậy là rất quan trọng để thúc đẩy các dự án xanh và để các nhà đầu tư vào các dự án này có thể an tâm hơn. Thực tế, những dự án xanh như dự án về năng lượng tái tạo hay dự án có tác động tích cực tới môi trường có thể không có nhiều lợi nhuận nhưng tốt cho phát triển bền vững thì càng cần thiết phải có sự hỗ trợ, ưu đãi”, GS.TS Đỗ Văn Đại đánh giá.
Trong tương lai gần, “xanh” sẽ không còn là lựa chọn mà trở thành tiêu chuẩn bắt buộc cho mọi doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để đạt được các mục tiêu này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. Theo đó, đối với các cấp quản lý, GS.TS Đỗ Văn Đại cho rằng bên cạnh việc dành ưu đãi về tài chính xanh, giám sát vận hành của tài chính xanh cũng là vấn đề cần được quan tâm. Trong đó, bao gồm chính sách giám sát thực thi các ưu đãi về tài chính xanh, sử dụng vốn vào hoạt động phát triển kinh tế xanh.
“Ở châu Âu hiện đã hình thành được ‘nhãn hiệu xanh’ cho các hoạt động hay sản phẩm hướng tới kinh tế xanh. Đây là kinh nghiệm tốt cho chúng ta để hoạt động phát triển kinh tế xanh có định hướng, được bảo đảm, minh bạch. Ở một số nước như Pháp, các nhà lập pháp đã xây dựng những quy định áp dụng cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và đây cũng là bài học hữu ích cho nước ta”, GS.TS Đỗ Văn Đại nhấn mạnh.
“Sự phát triển tài chính xanh sẽ kéo theo những tranh chấp liên quan. Do đó, chúng ta cũng cần sẵn sàng cho việc xử lý những tranh chấp này, cần có những luật gia chuyên về tài chính xanh và có thể xây dựng những thiết chế chuyên xử lý những tranh chấp như trung tâm hòa giải về tài chính xanh. Mọi thứ vận hành trơn tru sẽ phục vụ kinh tế xanh phát triển”, GS.TS Đỗ Văn Đại nói.
Trường Khoa học tự nhiên ra mắt Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh
Cơ chế đặc thù tạo nguồn vốn tỷ USD làm đường sắt đô thị TP.HCM
(VNF) - Ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. HCM. Đây là chính sách quan trọng, giúp TP.HCM gỡ được điểm khó nhất cho các dự án metro là nguồn vốn.
Tân Chủ tịch TP.HCM nói về giải pháp để tăng trưởng 10% trong 2025
(VNF) - Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 21/2, Tân Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Văn Được đã đề xuất một số giải pháp đưa thành phố TP. HCM tăng trưởng 2 con số theo chủ trương của Chính phủ.
Trung Nguyên xây nhà máy chế biến cà phê 2.000 tỷ tại Đắk Lắc
(VNF) - Tập đoàn Trung Nguyên sẽ khởi công nhà máy cà phê tại Đắk Lắk, Việt Nam với tổng mức đầu tư lên đến 2.000 tỷ đồng.
Hà Nội dự chi 87.000 tỷ đồng làm cầu, đường sắt đô thị
(VNF) - Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố đặt mục tiêu giải ngân 87.000 tỷ đồng trong kế hoạch, đặc biệt chú trọng vào các dự án trọng điểm như cầu và đường sắt đô thị.
EU áp rào cản xanh, Thủ tướng yêu cầu triển khai kế hoạch hành động
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu (EU).
Tập đoàn Phù Mỹ lập khu công nghiệp 4.500 tỷ ở Bình Định
(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phù Mỹ (giai đoạn 1).
Thị trường tín chỉ carbon: Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội
(VNF) - Việc phát triển thị trường carbon cũng như tín chỉ carbon tại Việt Nam được đánh giá sẽ tạo ra cơ hội mới nhưng lại đang gặp nhiều thách thức. Các doanh nghiệp sẽ phải có tầm nhìn dài hạn về tiềm năng của thị trường carbon để đón trước những xu thế và bắt kịp tạo thành cơ hội.
Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc sản xuất bao bì đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và xử lý rác thải bao bì tạo ra lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây biến đổi khí hậu.
Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc và khoản đầu tư 3,5 tỷ USD vào Việt Nam
(VNF) - SK Group là tập đoàn lớn thứ 2 tại Hàn Quốc với giá trị vốn hóa lên tới 200 tỷ USD đã có chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. SK Group đã rót những khoản vốn khổng lồ vào năng lượng tái tạo, công nghệ cao và hợp tác với các tập đoàn lớn như Vingroup và Masan...
Khám phá tháp biểu tượng hút hàng chục nghìn lượt check-in ở Phú Yên
(VNF) - Phú Yên đầu tư hơn 100 tỷ đồng xây dựng tháp Nghinh Phong – biểu tượng kiến trúc đạt nhiều giải thưởng quốc tế, điểm đến không thể bỏ lỡ.
Chủ tịch PVN: 'Sớm nhất phải có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030'
(VNF) - Chủ tịch Petrovietnam (PVN) nhấn mạnh mục tiêu sớm nhất phải có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030 và muộn nhất là 2031 phải đưa vào vận hành thương mại.
Đại gia ô tô Trung Quốc từng phục hưng Volvo xây nhà máy 4.000 tỷ tại Việt Nam
(VNF) - Gần 40 năm phát triển, Geely đã khẳng định tầm nhìn chiến lược, tinh thần đổi mới không ngừng và tham vọng vươn tầm thế giới.
12 trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam chọn được 12 nhà đầu tư
(VNF) - Cục Đường cao tốc Việt Nam đang đẩy nhanh công tác lựa chọn nhà đầu tư trong quý II/2025 đối với các dự án trạm dừng nghỉ còn lại tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
Gần 1.000 tỷ đồng đầu tư ba trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam
(VNF) - Trước đó, Cục Đường cao tốc Việt Nam đã công bố danh mục kêu gọi đầu tư 8 trạm dừng nghỉ thuộc 7 tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Điện hạt nhân Ninh Thuận: Áp dụng chỉ định thầu rút gọn để chọn nhà thầu
(VNF) - Đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, việc lựa chọn nhà thầu sẽ được áp dụng chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Quốc hội 'chốt' làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 8,3 tỷ USD
(VNF) - Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km, sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 203.231 tỷ đồng.
Đầu tư 1.700 tỷ xây cầu Hà Bắc 1 nối Bắc Giang - Bắc Ninh
(VNF) - UBND tỉnh Bắc Ninh và UBND tỉnh Bắc Giang sẽ phối hợp đầu tư thực hiện dự án cầu Hà Bắc 1 và đường dẫn kết nối tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang trả 1 tỷ đồng cho Giáo sư về làm việc trong ngành bán dẫn
(VNF) - Bắc Giang dự kiến cán bộ, công chức, viên chức được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư khi nhận vào làm việc ngành bán dẫn được nhận ngay 1 tỷ đồng/người.
Hình dáng cầu vượt biển 2.400 tỷ đồng, dài nhất miền Trung
(VNF) - Đây là dự án được xác định có vai trò quan trọng, nhằm hình thành tuyến đường du lịch đi dọc bờ biển TP. Huế, tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển
Chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận để đột phá phát triển
(VNF) - Theo đại biểu, việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của thời đại.
Tập đoàn LG: Hành trình mở rộng đầu tư và doanh số hàng tỷ USD ở Việt Nam
(VNF) - Tập đoàn LG đã đầu tư vào Việt Nam hơn 9 tỷ USD và cam kết rót thêm 3 tỷ USD trong 5 năm tới. Điều này khẳng định chiến lược phát triển Việt Nam thành trung tâm sản xuất và nghiên cứu quan trọng trong khu vực của LG.
Cảnh báo những chiêu trò lừa đảo đầu tư tài chính đang lan rộng
(VNF) - Đầu tư là một trong những phương thức phổ biến để gia tăng tài sản, nhưng cũng chính vì vậy, đây là lĩnh vực mà nhiều kẻ lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư để trục lợi. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo đầu tư phổ biến hiện nay và cách nhận diện, phòng tránh.
PVOIL xây tổng kho xăng dầu ‘khổng lồ’ tại Vũng Áng – Hà Tĩnh
(VNF) - PVOIL Vũng Áng đang là chủ sở hữu Tổng kho xăng dầu Vũng Áng, công trình được khởi công xây dựng từ năm 2007 với quy mô 110.000m3
‘Dự án năng lượng tái tạo đang đứng im gây lãng phí’
(VNF) - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ với các dự án năng lượng tái tạo - hiện nay đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất gây lãng phí cho xã hội.
12 tuyến metro dài 600km và chuỗi đô thị TOD kết nối toàn TP.HCM
(VNF) - Theo Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TP. HCM phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị với 12 tuyến metro.
Cơ chế đặc thù tạo nguồn vốn tỷ USD làm đường sắt đô thị TP.HCM
(VNF) - Ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. HCM. Đây là chính sách quan trọng, giúp TP.HCM gỡ được điểm khó nhất cho các dự án metro là nguồn vốn.
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.