'Gã khổng lồ' TPG chi 2,2 tỷ USD mua công ty năng lượng mặt trời
(VNF) - TPG Rise Climate - chi nhánh đầu tư về khí hậu của Tập đoàn TPG thông báo sẽ mua lại Altus Power với giá 2,2 tỷ USD trong một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt, bao gồm cả nợ. Được biết, TPG hiện diện từ Việt Nam từ khá sớm.
- TPG mua toàn bộ cổ phần của Mekong Capital và MAJ tại trường Việt Úc 29/03/2017 04:40
TPG Rise Climate - chi nhánh đầu tư về khí hậu của Tập đoàn TPG (Texas Pacific Group) mới đây đã thông báo sẽ mua lại Altus Power, một nhà cung cấp năng lượng mặt trời cho các chủ sở hữu bất động sản thương mại và nhà ở, với giá 2,2 tỷ USD trong một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt, bao gồm cả nợ.
Theo Reuters, thỏa thuận trên có thể được ký kết trong những tuần sắp tới nếu các cuộc đàm phán giữa hai bên thành công. Thỏa thuận này định giá cổ phiếu của Altus ở mức 5 USD mỗi cổ phiếu, cao hơn 66% so với giá đóng cửa vào ngày 15/10, trước khi công ty xem xét các lựa chọn chiến lược, bao gồm khả năng bán.
Theo tuyên bố, TPG Rise Climate sẽ mua lại cổ phiếu phổ thông Loại A của Altus Power với giá 5 USD/cổ phiếu. Đây cũng là thỏa thuận đầu tiên của TPG Rise Climate. Sau khi giao dịch hoàn tất, cổ phiếu phổ thông loại A của Altus Power sẽ bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York.
Moelis & Company LLC và Latham & Watkins LLP lần lượt đóng vai trò là cố vấn tài chính và pháp lý cho Altus Power. TPG Rise Climate cũng đã thuê PJT Partners và Kirkland & Ellis LLP để tư vấn tài chính và pháp lý.
Ông Gregg Felton, Giám đốc điều hành của Altus Power cho rằng sự liên kết của TPG Rise Climate với tầm nhìn của Altus Power sẽ là tiềm năng thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng lâu dài. Các cổ đông lớn của Altus Power, bao gồm các quỹ do Blackstone Credit và CBRE Group quản lý cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận này. Hội đồng quản trị của Altus Power đã nhất trí thông qua giao dịch và sẽ khuyến nghị các cổ đông bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận sáp nhập. Các cổ đông đại diện cho khoảng 40% cổ phiếu phổ thông loại A của Altus Power đã đồng ý hỗ trợ giao dịch.
Các ý kiến đưa ra cho rằng, thương vụ này phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng đối với năng lượng sạch, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu điện tăng cao do sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo và dự báo tiêu thụ điện đạt mức cao kỷ lục vào năm 2025.
TPG là một trong những tập đoàn đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ, thành lập từ năm 1992. Hiện tại, công ty đang quản lý khối tài sản trị giá 239 tỷ USD, có đội ngũ đầu tư cùng vận hành trên toàn cầu. TPG hoạt động trong nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau, từ các công ty khởi nghiệp cho đến những tập đoàn lớn. TPG từng gây chú ý với thương vụ đầu tư vào hãng hàng không Continental Airlines – một thương vụ táo bạo giúp công ty nổi bật trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
TPG hiện diện tại Việt Nam từ khá sớm. Tháng 10/2006 - hai tháng trước khi lên sàn, FPT chào bán 10% cổ phần cho TPG Growth thông qua hai đối tác là TPG Growth Ventures và Intel Capital với giá 36,5 triệu USD.
Tới năm 2009, TPG Growth đầu tư 35 triệu USD vào Masan Group. Đây là khoản đầu tư ngoại lớn nhất vào khu vực kinh tế tư nhân cho một công ty trong nước ở thời điểm bấy giờ.
Tháng 7/2013, Masan Group thông báo TPG Growth hoàn tất hợp đồng mua lại 49% cổ phần công ty TNHH Hoa Mười Giờ (sau đổi tên thành Masan Agriculture) - thời điểm đó là một trong những cổ đông chính của Masan Cosunmer, với tổng trị giá 50 triệu USD.
Mới đây nhất, TPG tiếp tục rót vốn vào Hasfarm Holdings - ông lớn xuất khẩu hoa tại Đà Lạt, đánh dấu bước tiến mới trong xu hướng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thực phẩm tại Việt Nam.
TPG Rise Climate là nhánh đầu tư chuyên về lĩnh vực năng lượng tái tạo và các giải pháp bền vững thuộc tập đoàn TPG. Được ra mắt vào năm 2021, TPG Rise Climate nhanh chóng trở thành một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới tập trung vào các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu và năng lượng sạch.
Altus Power, có trụ sở tại Stamford, Connecticut là một trong những chủ sở hữu lớn nhất của các nhà máy năng lượng mặt trời quy mô thương mại tại Hoa Kỳ.
Phát triển năng lượng sạch: Phát triển bền vững, cuộc sống bình yên

Tiềm lực 2 tập đoàn năng lượng làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
(VNF) - Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân ngày 4/2, Thủ tướng đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Năng lượng tái tạo: Chu kỳ mới, nhiều cơ hội mới cho Việt Nam
(VNF) - Năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn tái khởi động với nhiều chính sách quan trọng như: DPPA và khung giá mới cho điện gió. Cùng với đó, các lợi thế tự nhiên và xu thế chuyển đổi xanh hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững cho ngành.
Năng lượng Tái Tạo vay 1.000 tỷ đồng trái phiếu đổ vào Phong Điện Tây Nguyên
(VNF) - Công ty Năng lượng Tái Tạo đã phát hành 1.000 tỷ trái phiếu để góp vốn vào dự án Trang trại gió Phong Điện Tây Nguyên.
Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện
(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.
Cấm xe mô tô chạy xăng từ 2030, bắt buộc chuyển sang dùng xe điện?
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điểm lại và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025 với chủ đề “Hành trình bứt phá chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam”. Báo cáo một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông là một bước quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Sớm áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô, xe máy tại Hà Nội và TP.HCM
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần nghiên cứu áp dụng nhanh hơn, sớm hơn quy chuẩn về khí thải ô tô, xe máy tại các đô thị ô nhiễm cao như Hà Nội và TP.HCM.
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư điện tái tạo, KCN tại Việt Nam
(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhiều tập đoàn hàng đầu của quốc đảo sư tử đã bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh và phát triển khu công nghiệp.
Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt
(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
(VNF) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Trong đó, đáng chú ý, Bộ đã đề xuất thành lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đẩy mạnh triển khai mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng; khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; bổ sung việc xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng.
Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt
(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.
Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam
(VNF) - Đài NHK thông tin, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các công ty tư nhân sẽ thực hiện các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ USD

