Nông nghiệp, điện sạch, vật liệu xây dựng được ưu tiên vay vốn xanh

Minh Nhật - Thứ ba, 07/01/2025 20:46 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, 4 lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp; Năng lượng tái tạo và Vật liệu xây dựng sẽ được tiếp cận, vay vốn ưu đãi xanh của các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư và hợp tác với các đơn vị có chức năng phát hành trái phiếu xanh.

4 lĩnh vực được ưu tiên vay vốn xanh

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, đề ra nhiều nhiệm vụ “dài hơi” trong đó có hoàn thiện cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, khung chính sách dài hạn để khuyến khích, ưu đãi, và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, trong Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định để tạo “sức sống” cho các chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn thì cách tiếp cận tuần tự, truyền thống là chưa đủ và phải cần có thêm động lực từ thúc đẩy “phục hồi xanh”.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, 4 lĩnh vực được phép thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn gồm có: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp; Năng lượng tái tạo và Vật liệu xây dựng.

Theo đó, các dự án thử nghiệm thuộc 4 lĩnh vực trên sẽ được tiếp cận, vay vốn ưu đãi xanh của các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư và hợp tác với các đơn vị có chức năng phát hành trái phiếu xanh.

Lý giải về đề xuất này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, hiện tại các quy định về tín dụng xanh còn thiếu. Bản thân các tổ chức tín dụng cũng ngần ngại trong việc cung ứng tín dụng xanh, do khung pháp lý chưa thực sự rõ ràng (chủ yếu phải dựa trên khung ESG).

Trong khi đó, ngay cả khi có các quy định pháp lý cụ thể thì rủi ro tiếp cận tín dụng xanh vẫn còn khi mà các nước gia tăng các quy định về phát triển bền vững, trong đó có các tiêu chuẩn xanh liên quan đến sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.

Tương tự, các quy định về trái phiếu xanh còn thiếu. Bản thân các định chế tài chính cũng ngần ngại trong việc đầu tư vào trái phiếu xanh do khung pháp lý chưa thật rõ ràng.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, các dự án kinh tế tuần hoàn có thể tham gia cơ chế thử nghiệm thông qua việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Tùy thuộc vào loại hình dự án (toàn phần hoặc bán phần), cơ chế này cho phép các dự án được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, vay vốn không bảo lãnh Chính phủ, và các khoản tín dụng xanh từ tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển địa phương và các quỹ khác như quỹ môi trường, quỹ phát triển xanh, quỹ an sinh xã hội, quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, tổ chức và định chế tài chính.

Nông nghiệp là 1 trong 4 lĩnh vực được đề xuất hưởng ưu đãi vay vốn xanh.

Ngoài ra, các dự án tham gia Cơ chế thử nghiệm cũng được tiếp cận vốn thông qua trái phiếu xanh nhưng với giới hạn cụ thể và phải bảo đảm các quy định về phát hành trái phiếu xanh.

Bên cạnh vốn ưu đãi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn đề xuất Nhà nước hỗ trợ 50%-70% phí đào tạo nghề, khóa học quản trị doanh nghiệp. Cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu xây dựng thử nghiệm sàn giao dịch trái phiếu xanh, tín chỉ carbon tự nguyện,…

Theo dự thảo, mức độ ưu đãi các chính sách nói trên sẽ dựa trên tiêu chí phân loại xanh. Thời gian của cơ chế thử nghiệm kéo dài tối đa 5 năm, có thể gia hạn một lần. Kết quả sẽ được sử dụng làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, quy định quản lý chính thức.

Vì sao chọn những lĩnh vực trên?

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành quan trọng song chưa có đột phá về tăng năng suất lao động, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ gắn với phát triển bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

“Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng trưởng của ngành chưa được cải thiện một cách đáng kể trong nhiều năm qua. Giai đoạn 2016 – 2022, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành là 2,98%. Tính trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng trung bình được nâng lên mức 3,38%”, dự thảo nêu rõ.

Lĩnh vực công nghệ cũng chưa tạo ra được sự đột phá về liên kết nội ngành và liên kết với nông, lâm nghiệp và thủy sản, và dịch vụ. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp chỉ đạt 7,78% vào năm 2022, 3,02% vào năm 2023 và 7,54% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Bản thân liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dù có nhiều cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp gắn với khả năng cải thiện mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập và khai thác các hiệp định thương mại tư do thế hệ mới.

Lĩnh vực năng lượng được lựa chọn do đây là các vấn đề an ninh năng lượng, giảm phát thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng năng lượng, tư duy phát triển xanh.

Trong khi đó, lĩnh vực vật liệu xây dựng được lựa chọn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển bền vững của ngành, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang có nhu cầu xây dựng hạ tầng và các công trình dân dụng tương đối lớn.

Chẳng hạn, nhu cầu vật liệu đắp nền để phục vụ các dự án đường cao tốc phía Nam là rất lớn, song nguồn cung hiện chưa thể đáp ứng. Vì vậy, bảo đảm đủ nguồn cung vật liệu xây dựng một cách bền vững và theo cách tiếp cận cung ứng bền vững sẽ giúp đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng đúng thời gian và đúng chất lượng, đồng thời tạo đột phá cho cải thiện giá trị gia tăng của ngành, dự thảo nêu rõ.

"Kinh tế tuần hoàn" là một mô hình kinh tế hiện đại với cách tổ chức khép kín và gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất, dựa trên việc tận dụng tối đa các dịch vụ kết nối như tài chính, logistics, công nghệ thông tin và truyền thông.

Đây là mô hình sản xuất thông minh, hướng đến giảm chi phí và tối ưu hóa giá trị gia tăng bằng cách: giảm thiểu chất thải, hợp lý hóa quy trình đầu vào – đầu ra, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất và thu nhập cho người lao động.

Đồng thời, kinh tế tuần hoàn khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, phục hồi tài nguyên, tiêu dùng bền vững và giảm phát thải nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nền kinh tế và xã hội.

Tín dụng xanh: Vì sao các ngân hàng trong nước chưa dám cam kết?

Tín dụng xanh: Vì sao các ngân hàng trong nước chưa dám cam kết?

(VNF) - Hoạt động tín dụng xanh hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó việc thiếu danh mục phân loại sẽ khiến hệ thống ngân hàng gặp vướng mắc khi cấp tín dụng xanh.

Ngân hàng dè dặt tín dụng xanh, thích cho vay bất động sản

Ngân hàng dè dặt tín dụng xanh, thích cho vay bất động sản

(VNF) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các ngân hàng vẫn chưa thực sự mặn mà với tín dụng xanh và động lực của tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam chủ yếu đến từ định hướng chính sách của NHNN hơn là nhu cầu phát triển của các ngân hàng thương mại.

Thiếu pháp lý tín dụng xanh: Doanh nghiệp khó vay, ngân hàng khó cấp

Thiếu pháp lý tín dụng xanh: Doanh nghiệp khó vay, ngân hàng khó cấp

(VNF) - Khoảng trống pháp lý cho tín dụng xanh gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án bền vững. Trong khi đó, các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi không có cơ sở pháp lý rõ ràng để phân loại và cấp vốn cho các dự án chuyển đổi xanh.

Ý kiến ( )
Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

(VNF) - Để thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam vốn đang còn quá khiêm tốn, chuyên gia FiinRatings khuyến nghị ngoài ưu đãi về thuế, còn cần thêm nhiều chính sách khác như hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách.

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

(VNF) - Việc thiếu khung pháp lý, các quy định và tiêu chí xác định dự án xanh không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp "greenwashing" (tẩy xanh), gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.

Dòng vốn xanh: Ấm dần lên nhưng vẫn chưa đủ nhiệt

Dòng vốn xanh: Ấm dần lên nhưng vẫn chưa đủ nhiệt

(VNF) - Dù thị trường vốn xanh đang có dấu hiệu ấm lên nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ so với nhu cầu thực tế. Để “tăng nhiệt”, không chỉ cần cải cách chính sách, mà còn phải thay đổi tư duy, hành động của các tổ chức và doanh nghiệp.

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

Tài chính xanh: Việt Nam 'đi trước về sau'

(VNF) - “Sau khi tổng kết giai đoạn 2010 – 2020 về thực hiện chiến lược xanh quốc gia, về cơ bản, Việt Nam mới chỉ làm được 1/4 kế hoạch đề ra. Những gì chúng ta đã làm được chủ yếu chỉ là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách, còn phần thực thi thì hầu như không có gì”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

(VNF) - Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

'Thúc đẩy tài chính xanh là ưu tiên dài hạn của UBCKNN'

'Thúc đẩy tài chính xanh là ưu tiên dài hạn của UBCKNN'

(VNF) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương khẳng định việc thúc đẩy tài chính xanh và tài chính bền vững là ưu tiên dài hạn của UBCKNN. Trong đó, phát triển thị trường vốn xanh là một trong những mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030.

Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị

Tìm nguồn tài chính xanh: Doanh nghiệp vướng từ khâu chuẩn bị

(VNF) - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi để đủ điều kiện huy động vốn xanh. Tuy nhiên, trong quá trình này, DN phải đối mặt với không ít khó khăn, thậm chí là ngay từ khi khâu chuẩn bị.

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam: Sẽ sớm thoát cảnh 'chợ chiều'?

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam: Sẽ sớm thoát cảnh 'chợ chiều'?

(VNF) - Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính bắt đầu chú trọng đến việc phát hành trái phiếu xanh như một phương tiện để tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển của kênh huy động vốn này tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'

Tham vọng trăm tỷ USD tài chính xanh: Việt Nam đối mặt thực tế '3 thiếu'

(VNF) - Mặc dù nhiều văn bản thúc đẩy tài chính xanh đã được ban hành nhưng nguồn vốn dành cho phát triển bền vững này hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn, nguyên nhân là do “ba thiếu”: Thiếu cơ chế, thiếu ưu đãi và thiếu nhân lực.