Phó Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng xanh đã đạt hơn 636.000 tỷ đồng

Thái Hà - Thứ tư, 22/05/2024 18:43 (GMT+7)

(VNF) - Theo thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Dư nợ tín dụng xanh chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế

Chia sẻ tại Lễ ra mắt Diễn đàn ESG Việt Nam do Báo Dân trí tổ chức chiều 22/5, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - khẳng định, thực hành ESG, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Lễ ra mắt Diễn đàn ESG Việt Nam (Ảnh: BTC)

Theo ông Tú, Việt Nam là một trong những nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, xã hội và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân. Vì vậy, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Cụ thể, báo cáo của Hội nghị COP27 tại Ai Cập năm 2022 đánh giá, trong số gần 150 quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu Net Zero, Việt Nam là một trong các quốc gia đã có những hành động nhanh, kịp thời để triển khai cam kết bằng việc ban hành khung chính sách tăng trưởng xanh. Trong đó có thể kể đến Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP 26, Luật Bảo vệ môi trường 2020,... Lãnh đạo NHNN nhấn mạnh, khung chính sách nói trên đã khuôn khổ pháp lý thúc đẩy các công cụ kinh tế thực hiện tăng trưởng xanh như tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, yêu cầu quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Ông Đào Minh Tú cho hay, xác định vai trò là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế, ngành Ngân hàng nhận thức rõ trách nhiệm trong việc ‘xanh hóa’ dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có yêu cầu về áp dụng các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG), góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Phó Thống đốc NHNN chỉ rõ, yêu cầu này xuất phát từ 4 yếu tố. Thứ nhất là sự gia tăng các quy định về ESG đòi hỏi các ngân hàng phải tuân thủ và cập nhật liên tục những đổi mới trong quy định và chính sách để ngày càng thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội. Thứ hai là nâng cao uy tín của ngân hàng thông qua việc tích hợp và minh bạch các vấn đề liên quan đến ESG.

Thứ ba là cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, vì rủi ro ESG không đứng độc lập hay tách biệt, mà còn liên đới tới các rủi ro của tổ chức tín dụng, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro danh tiếng. Cuối cùng, khi áp dụng ESG, các tổ chức tín dụng có cơ hội mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm tín dụng trong quá trình tiếp nhận các dòng vốn đầu tư xanh từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Trên thực tế, NHNN cũng đã ban hành nhiều Chỉ thị, Thông tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; định hướng các tổ chức tín dụng phát triển hoạt động ngân hàng xanh hướng đến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững...

Ông Đào Minh Tú cho biết, giai đoạn 2014-2020 và theo dõi từ 2021 đến nay, các tổ chức tín dụng đã có sự thay đổi về nhận thức hướng tới hoạt động bền vững. Nhiều tổ chức tín dụng, trên cơ sở quy định của NHNN đã chủ động hợp tác, tiếp nhận các nguồn vốn xanh, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế để xây dựng quy chế nội bộ thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội cho một số hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng.

"Giai đoạn 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm. Tính đến ngày 31/3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với giá trị 636.964 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của hệ thống tổ chức tín dụng tăng trưởng đều qua các năm, đến nay đạt khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế", ông Tú thông tin.

Chờ chính sách "khơi nguồn" tín dụng xanh

Phó Thống đốc NHNN khẳng định, nhà điều hành tiền tệ hiểu rằng, việc thực hành ESG, xanh hóa hoạt động ngành ngân hàng, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vừa đòi hỏi phải khẩn trương, quyết liệt từ nhận thức tới hành động, vừa phải từng bước hoàn thiện các chính sách, cơ chế về tiền tệ tín dụng cho quá trình tổ chức triển khai của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, sắp tới, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường quản lý rủi ro môi trường, xã hội và rủi ro khí hậu trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; đồng thời theo dõi, hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình các tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro môi trường theo quy định tại Thông tư 17/2022. Đơn vị này cũng sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn lực để tài trợ vốn cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xanh, các dự án mô hình kinh tế góp phần thực hiện các yêu cầu về đổi mới mô hình tăng trưởng quốc gia, phát thải thấp; đồng thời hướng dẫn các tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh, báo cáo tình hình triển khai tín dụng xanh sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phân loại xanh quốc gia.

Ngoài ra, NHNN sẽ tích cực tham gia các Diễn đàn trong nước và quốc tế về tín dụng xanh, ngân hàng xanh, thực hành ESG và tăng trưởng bền vững; đồng thời thúc đẩy các hoạt động truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức và chất lượng của nguồn nhân lực ngành ngân hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu triển khai về thực hành ESG cũng như các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển bền vững.

Liên quan đến vấn đề chính sách, tại Toạ đàm “Net Zero – Cam kết và hành động vì tương lai bền vững” diễn ra trong khuôn khổ sự kiện, các nhà chính sách đã đưa ra một số đánh giá về thực trạng tín dụng xanh hiện nay.

Theo ông Bùi Thanh Minh, Phó Giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Danh mục phân loại xanh quốc gia có thể tạo ra 'ngôn ngữ chung' giữa ngân hàng và doanh nghiệp, để họ gặp gỡ nhau trong việc tăng trưởng xanh.

TS. Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) (Ảnh: BTC)

"Khi doanh nghiệp chuyển đổi xanh hay thay đổi công nghệ thì nguồn tài chính là vấn đề rất quan trọng. Việc tiếp cận vốn cho tăng trưởng xanh hiện vẫn đang rất hạn chế, khó khăn. Trước đó, tại nhiều sự kiện liên quan đến phát triển xanh, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng việc chưa có Danh mục phân loại xanh quốc gia khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận và dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực xanh từ cả quốc tế và trong nước bị cản trở", ông Minh nói.

Đồng quan điểm, TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường hoàn thiện khung chính sách cho tăng trưởng xanh, trong đó yếu nhất là ở khâu thực thi chính sách.

"Chúng ta đã có sổ tay hướng dẫn tín dụng xanh, trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững nhưng vẫn chưa có Danh mục phân loại xanh, các tiêu chí về môi trường. Đây là lý do chủ trương đã có nhưng tín dụng với các dự án xanh mới chỉ chiếm 4 - 5% tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế", ông Tuấn phân tích.

Đẩy mạnh ESG trong lĩnh vực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững

Đẩy mạnh ESG trong lĩnh vực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững

(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt mức phát thải khí carbon bằng 0 vào năm 2050, nhưng phải cần 368 tỷ USD để đạt mục tiêu Net Zero. Nguồn vốn đóng một vai trò then chốt trong việc đạt được những mục tiêu này. Trong đó, các tổ chức tài chính đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Ngân hàng đổ hơn 620 nghìn tỷ đồng vào tín dụng xanh

Ngân hàng đổ hơn 620 nghìn tỷ đồng vào tín dụng xanh

(VNF) - Từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam đã có tốc độ phát triển ấn tượng, tương đương với mức hơn 20%/năm. Tốc độ phát triển của thị trường này thậm chí còn cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

Tín dụng xanh: Mục tiêu dài hạn hay chỉ làm đẹp báo cáo

Tín dụng xanh: Mục tiêu dài hạn hay chỉ làm đẹp báo cáo

(VNF) - Ngành ngân hàng đang tích cực phát triển tín dụng xanh. Dư nợ tín dụng xanh tại các ngân hàng gần đây tăng mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, cần có biện pháp để thúc đẩy tín dụng xanh tăng trưởng hơn nữa.

Ý kiến ( )
Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Đề xuất lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

(VNF) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Trong đó, đáng chú ý, Bộ đã đề xuất thành lập Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam

Ngân hàng JBIC rót 20 tỷ USD cho 14 dự án năng lượng sạch tại Việt Nam

(VNF) - Đài NHK thông tin, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các công ty tư nhân sẽ thực hiện các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ USD

Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

Kiếm tiền từ thị trường carbon: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt

(VNF) - Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và bán được tín chỉ, doanh nghiệp phải thiết lập hàng loạt quy trình mới phức tạp và tốn kém không ít chi phí.

Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'

Tài chính xanh tại Việt Nam: Đã 'bén rễ' song vẫn 'chậm lớn'

(VNF) - Theo ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia, Việt Nam, Cambodia, Lào của IFC, việc triển khai tài chính xanh ở Việt Nam còn chậm do nhiều hạn chế.

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

Thị trường tín chỉ carbon: Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội

Thị trường tín chỉ carbon: Tầm nhìn dài hạn, bắt kịp xu thế để tạo ra cơ hội

(VNF) - Việc phát triển thị trường carbon cũng như tín chỉ carbon tại Việt Nam được đánh giá sẽ tạo ra cơ hội mới nhưng lại đang gặp nhiều thách thức. Các doanh nghiệp sẽ phải có tầm nhìn dài hạn về tiềm năng của thị trường carbon để đón trước những xu thế và bắt kịp tạo thành cơ hội.

Huy động vốn xanh: Ngân hàng chưa tỏ, doanh nghiệp khó thông

Huy động vốn xanh: Ngân hàng chưa tỏ, doanh nghiệp khó thông

(VNF) - Ngay cả các ngân hàng cũng đang gặp lúng túng khi chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xanh, dẫn đến khó khăn trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.

'Gã khổng lồ' TPG chi 2,2 tỷ USD mua công ty năng lượng mặt trời

'Gã khổng lồ' TPG chi 2,2 tỷ USD mua công ty năng lượng mặt trời

(VNF) - TPG Rise Climate - chi nhánh đầu tư về khí hậu của Tập đoàn TPG thông báo sẽ mua lại Altus Power với giá 2,2 tỷ USD trong một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt, bao gồm cả nợ. Được biết, TPG hiện diện từ Việt Nam từ khá sớm.

Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển thị trường tín chỉ carbon

Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển thị trường tín chỉ carbon

(VNF) - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi yêu cầu ngành chứng khoán thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới, dịch vụ mới hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.