Không phải khí hậu, chính trị sẽ định hình xu hướng tài chính bền vững 2025?
(VNF) - Năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm đầy biến động của tài chính bền vững khi ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ, với sự phân hóa ngày càng gia tăng giữa các khu vực trên mọi phương diện, từ dòng vốn, các vụ kiện pháp lý đến quy định thị trường.
Mặc dù nhiệt độ toàn cầu đã chạm mức kỷ lục và các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên nghiêm trọng hơn vào năm ngoái, phản ứng chính sách của các chính phủ vẫn tỏ ra chậm chạp để hiện thực hoá mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu trong chưa đầy 10 năm tới.
Trong khi các nhà quản lý ở khắp nơi trên thế giới đang siết chặt các quy định về tài chính bền vững và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhằm giảm khí thải carbon nhanh chóng hơn, tốc độ chuyển đổi vẫn chưa đồng đều. Thực tế, Mỹ đã tụt hậu so với châu Âu.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, phản ứng chính trị mạnh mẽ đối với các chính sách liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tại Mỹ có thể khiến khoảng cách này bị nới rộng, ngay cả khi các yếu tố kinh tế, cam kết giảm phát thải ngắn hạn của doanh nghiệp và chi phí ngày càng tăng của các sự kiện khí hậu vẫn đảm bảo rằng xu hướng chung không thay đổi.

“Chúng tôi dự đoán rằng vào năm 2025, xu hướng đầu tư bền vững sẽ tiếp tục duy trì trên toàn cầu, nhưng sự khác biệt giữa cách tiếp cận của Mỹ và châu Âu sẽ ngày càng rõ rệt”, ông Tom Willman, Trưởng nhóm Pháp chế tại công ty công nghệ bền vững Clarity AI nhận định.
Theo vị này, cách tiếp cận tại Mỹ sẽ thận trọng hơn khi các nhà đầu tư ưu tiên lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro dài hạn và tránh các rủi ro chính trị hoặc danh tiếng tiềm ẩn.
Reuters dẫn số liệu khảo sát tháng 12 với 1.600 lãnh đạo của Workiva cho hay, chỉ hơn một nửa các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ kỳ vọng sẽ có các quy định bền vững mới hoặc được mở rộng trong năm nay, trong khi con số này ở Anh là 60% và Singapore là 80%.
Áp lực chính trị tại Mỹ đã khiến một số công ty ở nước này phải cắt giảm các nỗ lực về khí hậu để tránh bị chỉ trích. Trong một động thái mới nhất, các ngân hàng lớn nhất Phố Wall đã rời khỏi một liên minh giảm phát thải.
Rủi ro pháp lý cũng đang gia tăng đối với các nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Phân tích của Viện Nghiên cứu Grantham về Biến đổi Khí hậu và Môi trường cho thấy, 1/5 các vụ kiện tụng khí hậu có liên quan đến các chính sách giảm phát thải. Phần lớn các vụ kiện này diễn ra tại Mỹ.
Sự phân hóa theo khu vực cũng thể hiện rõ trong đầu tư bền vững. Theo dữ liệu từ Morningstar, tính đến cuối tháng 9 năm ngoái, các quỹ đầu tư bền vững tại Mỹ bị rút ròng 15,9 tỷ USD, trong khi các quỹ tại châu Âu thu hút 37,3 tỷ USD.
Số lượng các quỹ tập trung vào ESG mới ra mắt tại Mỹ cũng giảm xuống chỉ còn 7, trong khi châu Âu có tới 189 quỹ được thành lập. Trên toàn thế giới, lần đầu tiên số lượng quỹ bền vững đóng cửa cũng nhiều hơn số quỹ mới được ra mắt.
Theo bà Hortense Bioy, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Đầu tư bền vững tại Morningstar Sustainalytics, nhu cầu đối với các quỹ bền vững suy giảm hơn so với thị trường nói chung, một phần là do hiệu suất không đồng đều, lo ngại về tính minh bạch của các quỹ, sự bất định về quy định và phản ứng tiêu cực đối với ESG.
Mặc dù có nhiều lo ngại rằng chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ làm suy yếu một số sáng kiến ESG, chẳng hạn như cắt giảm nguồn hỗ trợ của chính phủ cho xe điện nhưng tài chính bền vững sẽ được thúc đẩy bởi nhiều động lực từ thị trường như nhu cầu về năng lượng xanh.
Ông Charles French, Giám đốc Đầu tư tại Impax Asset Management cho rằng, mặc dù ông Donald Trump có quan điểm tiêu cực về biến đổi khí hậu, các công ty trong các lĩnh vực như y tế và công nghiệp vẫn đang tìm kiếm các giải pháp công nghệ khí hậu để cắt giảm chi phí.
“Kỷ nguyên chuyển đổi lấy cảm hứng từ công nghệ chưa chấm dứt. Trong nhiều lĩnh vực, nó chỉ vừa bắt đầu”, ông nói.
Reuters dẫn số liệu từ LSEG cho hay, trong năm 2024, lượng tiền huy động thông qua trái phiếu bền vững cũng tiếp tục tăng ở khu vực châu Mỹ (tăng 16,9%) và châu Âu (tăng 10,7%).
Trong bối cảnh đó, ông Leon Kamhi, Trưởng bộ phận Trách nhiệm tại Federated Hermes kỳ vọng, các nhà đầu tư sẽ “trưởng thành” và tập trung vào các tác động thực tế đới với nền kinh tế thật.
“Để quá trình chuyển đổi thành công, điều cốt yếu là các khoản đầu tư này phải mang lại lợi nhuận kinh tế cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư”, ông nhấn mạnh.
Sáng kiến Net Zero dừng hoạt động sau khi BlackRock rút lui

Chịu áp lực chính trị, 'gã khổng lồ' BlackRock rời Sáng kiến Net Zero
(VNF) - Quyết định rút lui khỏi Sáng kiến Net Zero của nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock được cho là cách "gã khổng lồ" tài chính này tự bảo vệ mình trước áp lực ngày tăng từ phía Đảng Cộng hòa.
Ngân hàng cuối cùng trong nhóm 'Big 6' phố Wall rời Liên minh Net Zero
(VNF) - JPMorgan, cùng với năm ngân hàng hàng đầu khác của Mỹ, đã rút khỏi Liên minh Net Zero chỉ sau một tháng. Động thái này không chỉ khiến liên minh này lung lay mà còn dấy lên câu hỏi về tương lai của tài chính xanh.
'Ông lớn' Phố Wall tháo chạy: Nỗi lo Net Zero không còn là ưu tiên
(VNF) - Việc các nhà băng lớn tại Mỹ ồ ạt rút lui khỏi Liên minh Ngân hàng Net Zero (Net-Zero Banking Alliance - NZBA) đã làm dấy lên lo ngại về cam kết của ngành ngân hàng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định
(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.
Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'
(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.
Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu
(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.
Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát
(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.
Dòng vốn xanh tại Đông Nam Á: Hàng tỷ USD đổ vào năng lượng sạch
(VNF) - Ngành năng lượng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu trong làn sóng đầu tư xanh tại Đông Nam Á, chiếm khoảng hai phần ba tổng giá trị vốn rót vào lĩnh vực này. Trong đó, năng lượng mặt trời ghi nhận mức tăng gấp đôi so với năm trước, trong khi đầu tư vào quản lý chất thải tăng 60%, chủ yếu tập trung vào xử lý nước thải và tái chế.
Lấn sâu thị trường lớn nhất Asean: VinFast vay 190 triệu USD xây nhà máy tại Indonesia
(VNF) - VinFast ký kết khoản vay hợp vốn trị giá 190 triệu USD với hai ngân hàng lớn của Indonesia nhằm tài trợ cho dự án xây dựng nhà máy tại quốc gia này.
Tài chính xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững
(VNF) - Biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Trong bối cảnh này, tài chính xanh nổi lên như một xu hướng tất yếu, đóng vai trò then chốt trong việc định hình chính sách kinh tế hướng tới phát triển bền vững.
Tài sản số, tín chỉ carbon: Cần được ‘chính danh’ để trở thành TSBĐ ngân hàng
(VNF) - Theo chuyên gia, việc xác lập rõ ràng địa vị pháp lý của tài sản số và tín chỉ carbon trong Bộ luật Dân sự là điều kiện tiên quyết để chúng có thể thực sự trở thành tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài chính.
Giải ngân vốn xanh: Doanh nghiệp và ngân hàng đều gặp khó
(VNF) - Ở góc độ vĩ mô, Việt Nam đã có hành lang pháp lý về tăng trưởng xanh nhưng nhìn vào từng dự án cụ thể lại thiếu các tiêu chí đánh giá rõ ràng.

