'Ông lớn' Phố Wall tháo chạy: Nỗi lo Net Zero không còn là ưu tiên
(VNF) - Việc các nhà băng lớn tại Mỹ ồ ạt rút lui khỏi Liên minh Ngân hàng Net Zero (Net-Zero Banking Alliance - NZBA) đã làm dấy lên lo ngại về cam kết của ngành ngân hàng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ngày 6/12/2024, Goldman Sachs tuyên bố rời khỏi NZBA. Ngay sau đó, các “ông lớn” khác như Wells Fargo, Citigroup, Bank of America và Morgan Stanley cũng nối gót.
Điều này khiến JPMorgan trở thành đại diện duy nhất của nhóm “Big Six” ngân hàng Mỹ còn lại trong liên minh. Phát ngôn viên của nhà băng này cho hay, họ thường xuyên xem xét lại các tổ chức mà mình tham gia, nhưng không bình luận về việc có kế hoạch rời khỏi NZBA hay không.
Hiện nay, ngoài JPMorgan, các thành viên của NZBA tại Mỹ chỉ gồm một số ngân hàng nhỏ như Amalgamated Bank, Areti Bank và Climate First Bank.
NZBA được thành lập vào năm 2021, là nhánh nhỏ của Liên minh tài chính Glasgow Net Zero (GFANZ), quy tụ các ngân hàng hàng đầu thế giới với cam kết điều chỉnh các hoạt động cho vay và đầu tư theo mục tiêu phát thải khí ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 được nêu trong Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Áp lực chính trị ngày một gia tăng
Theo Reuters, việc 5/6 tên tuổi thuộc nhóm “Big Six” rút lui phần nào phản ánh mối quan hệ không mấy êm đẹp giữa ngành ngân hàng Mỹ với NZBA. Dù không ngân hàng nào công khai thừa nhận yếu tố này nhưng có một thực tế rằng, cuộc “tháo chạy” khỏi NZBA diễn ra trong bối cảnh “làn sóng” phản đối các chính sách đầu tư theo hướng môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tại Mỹ đang ngày càng dữ dội.
Nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa cáo buộc rằng việc các ngân hàng tham gia NZBA hạn chế tài trợ cho các công ty nhiên liệu hóa thạch có thể vi phạm luật chống độc quyền. Áp lực này tiếp tục tăng cao sau khi Đảng Cộng hòa thắng lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11, báo hiệu về sự trở lại của Donald Trump.
Ngay sau chiến thắng của ông Trump, Texas đã khởi kiện BlackRock, Vanguard Group và State Street với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền khi áp dụng các chiến lược khí hậu nhằm hạn chế sản xuất than đá.
Tháng 12 vừa qua, Ủy ban Tư pháp Hạ viện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng hòa tuyên bố đã phát hiện “bằng chứng rõ ràng về một “băng đảng” khí hậu” giữa các tổ chức tài chính đã “thông đồng chống cạnh tranh” trong việc yêu cầu các công ty thực hiện cam kết Net Zero.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2025 tới đây, vẫn luôn duy trì quan điểm rằng biến đổi khí hậu là một “trò lừa bịp”. Ông thậm chí còn gọi đây là thứ “không tồn tại” hay “một loại thuế rất tốn kém” và coi Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu là “thảm hoạ”, “bóc lột Mỹ”.
Đội ngũ của ông Donald Trump được cho là đã chuẩn bị các sắc lệnh và tuyên bố hành pháp để rút Mỹ khỏi Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Năm 2017, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đã từng rút Mỹ khỏi thoả thuận này trước khi Tổng thống Joe Biden tái gia nhập.
Tín hiệu đáng lo ngại về cam kết môi trường?
Theo ông Patrick McCully, nhà phân tích cấp cao về chuyển đổi năng lượng tại tổ chức Reclaim Finance, các ngân hàng rời bỏ liên minh có khả năng sẽ nới lỏng các cam kết liên quan đến chính sách khí hậu.
“Điều cần chú ý là sự suy yếu trong các mục tiêu và chính sách hiện tại của họ,” ông McCully cho hay, đồng thời chỉ ra rằng một số ngân hàng từng đặt ra những mục tiêu tham vọng trong việc giảm phát thải ròng. Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng không mong đợi các ngân hàng sẽ công khai thay đổi các mục tiêu đã tuyên bố.
Dù NZBA đã cố gắng điều chỉnh các quy định để giữ chân những ngân hàng lớn nhưng nỗ lực này vẫn không đủ để giải quyết những khác biệt hiện hữu. Bà Jeanne Martin, Trưởng bộ phận Ngân hàng tại tổ chức ShareAction, nhận định rằng động thái rời đi của các nhà băng lớn mang theo thông điệp rằng biến đổi khí hậu đã không còn là ưu tiên hàng đầu với họ.
“Thật đáng lo ngại khi các ngân hàng này trở thành những nhà tài trợ lớn nhất thế giới cho các công ty nhiên liệu hóa thạch”, bà Martin nói.
Về phần mình, các ngân hàng rời khỏi NZBA khẳng định họ vẫn duy trì cam kết giảm phát thải carbon. Tuy nhiên, theo phân tích của Viện Thu nhập Cố định Anthropocene, các nhà băng này vẫn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ nhiên liệu hóa thạch so với năng lượng xanh. Trong khi đó, báo cáo “Banking on Climate Chaos” năm 2024 cho thấy cả 6 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đều nằm trong top 20 nhà tài trợ hàng đầu thế giới cho các công ty nhiên liệu hóa thạch.
Theo Reuters, sau cuộc “tháo chạy” của các ngân hàng Mỹ, NZBA vẫn còn 142 thành viên từ 44 quốc gia, với tổng tài sản ghi nhận ở mức 64.000 tỷ USD. Trong đó, 80 ngân hàng châu Âu chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản. Các ngân hàng lớn như HSBC, Barclays và BNP Paribas vẫn tiếp tục ở lại.
Ông Patrick McCully nhận định, việc các ngân hàng Mỹ rút lui có thể mở ra cơ hội cho các ngân hàng châu Âu thực hiện các cam kết Net Zero một cách mạnh mẽ hơn.
“Các ngân hàng châu Âu từng phàn nàn rằng họ muốn NZBA có hướng dẫn nghiêm ngặt hơn, nhưng các thành viên Mỹ không cho phép. Giờ là lúc châu Âu chứng minh họ không dùng Mỹ làm cái cớ để trì hoãn,” vị này chia sẻ trên LinkedIn.
Thực thi cam kết COP26: Việt Nam thể chế hóa loạt chính sách cho net zero 2050
Đưa phát thải ròng về 0: Kỳ vọng vào tài chính xanh và công nghệ blockchain
(VNF) - Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy, Giảng viên cấp cao Đại học RMIT, chia sẻ về các giải pháp công nghệ và tài chính bền vững có khả năng hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh
(VNF) - Việc thiếu khung pháp lý, các quy định và tiêu chí xác định dự án xanh không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp "greenwashing" (tẩy xanh), gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.
Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ
(VNF) - Nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ mới, vật liệu mới cho sản xuất sản phẩm xanh, kinh tế xanh, tái tạo rừng tự nhiên, chuyển đổi năng lượng cũng như tiêu dùng xanh cần phải được phát triển theo hướng khuyến khích về lãi suất, kỳ hạn cho vay, điều kiện tín dụng, thuế, thưởng, phạt.
Bắc Ninh, Thái Nguyên cùng 13 tỉnh thành vào danh sách giám sát về bảo vệ môi trường
(VNF) - Tại Nhà Quốc hội, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Mù mờ thông tin, doanh nghiệp Việt khó vượt qua tiêu chuẩn carbon từ EU
(VNF) - Trong nỗ lực để thực hiện mục tiêu trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới trung hòa về carbon, EU đã ban hành cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Cơ chế này đã và đang tạo ra những tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Biến rác thành kho báu: Khai thác vàng từ rác thải điện tử
(VNF) - Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử nhưng chỉ có khoảng 20% được tái chế, phần còn lại được đưa đến bãi rác hoặc lò đốt, cả hai cách này đều góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra cách để biến rác thải điện tử thành vàng.
Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức
(VNF) - Theo chuyên gia, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bế tắc do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia.
Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.
Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững
(VNF) - Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.
Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm
(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.
Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư
(VNF) - Có tiềm năng, hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng bền vững, ước tính thị trường cần nhu cầu vốn khoảng 400 – 500 tỷ USD cho đến năm 2050... phát triển điện gió ngoài khơi là một cơ hội lớn của Việt Nam. Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có nguy cơ hụt “mất” hàng chục tỷ USD, bởi chưa có hành lang pháp lý cho loại hình năng lượng sạch này.
Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh
(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.