Thực thi cam kết COP26: Việt Nam thể chế hóa loạt chính sách cho net zero 2050

Nam Phương - Thứ năm, 26/09/2024 11:28 (GMT+7)

(VNF) - Khẳng định quyết tâm thực hiện cam kết COP26, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai loạt chính sách, hành động cụ thể trong thời gian tới

Thể chế hóa, quyết tâm thực hiện cam kết COP26

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM", chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ thuộc Trung ương đã có những chia sẻ về chủ trương, hành động của ngành để hiện thực hóa cam kết COP26 net zero 2050.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam rất quyết tâm hiện thực hiện cam kết COP26, mục tiêu net zero 2050. Trung ương hiện nay đang làm chính sách, đường lối, cơ chế, luật pháp, chương trình, kế hoạch. Còn các địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền để thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, vận dụng một cách tốt nhất phù hợp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp.

Các nhiệm vụ cụ thể rất rõ ràng, đó là thực hiện chuyển đổi năng lượng, chuyển từ năng lượng phát thải nhiều carbon như nhiệt điện than sang năng lượng sạch, năng lượng xanh, có lộ trình chấm dứt hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than. Năng lượng sạch gồm điện năng lượng nguyên tử, điện gió, điện mặt trời, hydrogen, điện sinh khối, khí hóa lỏng…

Việt Nam phát triển năng lượng sạch vì là nước nhiệt đới gió mùa, không thiếu nắng và gió. Cùng với đó, tăng cường trồng rừng để hấp thụ carbon, phát triển năng lượng sinh khối. Đồng thời nghiên cứu phát triển năng lượng nguyên tử.

Việt Nam đã ban hành và thực hiện Quy hoạch điện VIII theo hướng nói trên. Cũng đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp và sắp tới sẽ ban hành nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà.

Song song đó, Việt Nam khuyến khích chuyển đổi, phát triển giao thông xanh – sạch như xe điện, vận tải ít phát thải; thúc đẩy xây dựng các dự án lớn về đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị… Ngoài ra chú trọng việc đào tạo nhân lực, quản lý, huy động nguồn vốn… cho vấn đề này.

Đây là những việc mà chúng ta đang làm rất tích cực và cần phải có sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, như các nước G7 hỗ trợ Việt Nam thông qua quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG).

Chuyển dịch năng lượng, xây dựng thị trường mua bán điện cạnh tranh

Về vấn đề chuyển dịch năng lượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, vừa qua Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch Điện VIII, đảm bảo giảm phát thải tối đa trên cơ sở xác định nguồn điện thay thế ít phát thải hơn như: khí thiên nhiên hóa lỏng, các nguồn điện mặt trời, năng lượng tái tạo, các nguồn điện gió trên bờ và ngoài khơi.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu tại Phiên đối thoại. (Ảnh: baochinhphu.vn)

Song song đó, Bộ hiện đang sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, theo tinh thần đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, dài hạn, đảm bảo thu hút vào các hoạt động sản xuất đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam cũng như đời sống của người dân.

Thực tế hiện nay, đã có cơ chế cho người dân và doanh nghiệp mua bán điện trực tiếp nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi luật này có hiệu lực, sẽ nâng cao cấp độ ở thị trường mua bán cạnh tranh trên cơ sở đảm bảo ổn định của hệ thống điện quốc gia.

Khi đó, chính sách phát triển điện mặt trời, mái nhà và việc tự sản xuất tự tiêu thụ sẽ sớm được ban hành. Với cơ chế này, người dân và các doanh nghiệp khi đầu tư các hệ thống điện mặt trời và mái nhà trong trường hợp có lượng điện dư thì sẽ được bán lên lưới điện quốc gia. Trong giai đoạn khởi đầu, mức độ và tỷ lệ bán lên lưới điện quốc gia sẽ được khống chế ở một mức độ nhất định trên cơ sở tính toán việc vận hành ổn định của lưới điện chung.

Sắp tới, sẽ có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ, đặc biệt là chính sách điện gió ngoài khơi có những chính sách đột phá theo như Nghị quyết 55 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo mục tiêu net zero 2050.

“Thúc” chuyển đổi xanh phương tiện vận chuyển

Còn theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, Việt Nam đã xác định ngành giao thông vận tải có lượng phát thải khí Metan và CO2 đứng thứ ba trong lĩnh vực công nghiệp. Bởi vậy, năm 2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 876, đưa ra lộ trình để chuyển đổi phương tiện và phát triển hạ tầng làm thế nào giảm được phát thải khí carbon CO2 đến năm 2050 về net zero. Theo đó, nhấn mạnh đến chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng và chuyển đổi các phương tiện vận chuyển như xe buýt, xe taxi sử dụng năng lượng sạch, xanh.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn phát biểu tại Phiên đối thoại. (Ảnh:baochinhphu.vn)

Một giải pháp khác để giảm thải khí carbon CO2 đó là thúc đẩy phát triển đường sắt tốc độ cao, phát triển khung hạ tầng chiến lược đường bộ cao tốc cũng được cụ thể hóa bằng các chính sách, chương trình cũng như kêu gọi đầu tư.

Bộ GTVT đã xây dựng lộ trình đến năm 2030, có những chính sách để khuyến khích các phương tiện sử dụng năng lượng điện, hydrogen. Đến năm 2040, từng bước hạn chế sản xuất thiết bị ôtô, phương tiện đường bộ sử dụng năng lượng xăng và năng lượng nhiên liệu khác, chỉ tập trung vào năng lượng xanh, sạch.

Ở góc độ khác, do xác định khí thải carbon CO2 liên quan đến hoạt động ngành có tác động rất lớn đối với cả môi trường đô thị nên Bộ GTVT đã xây dựng lộ trình đề nghị các đô thị, đặc biệt đô thị lớn như TP.HCM, TP. Hà Nội có sự phối hợp, xây dựng chính sách cụ thể tùy theo năng lực tài chính của các địa phương.

Bộ GTVT mong muốn các địa phương có chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng và chuyển đổi các phương tiện như xe buýt mà chúng ta sử dụng năng lượng như dầu, diesel, xăng sang năng lượng xanh là điện và các năng lượng khác hydrogen...

Bí thư Thành ủy TP. HCM: 'Chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm'

Bí thư Thành ủy TP. HCM: 'Chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm'

Chuyển đổi xanh  - 7h
(VNF) - Ngày 25/9, Diễn đàn kinh tế TP. HCM lần V/2024 chính thức diễn ra với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP. HCM.
TP. HCM có cơ hội ở kinh tế số, công nghệ xanh, tài chính xanh

TP. HCM có cơ hội ở kinh tế số, công nghệ xanh, tài chính xanh

(VNF) - Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5 với chủ đề 'Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. HCM', đã nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia cho việc chuyển đổi hiệu quả công nghiệp.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

'Chuyển đổi xanh là vấn đề sống còn' và 'công nghiệp bán dẫn chưa có gì cả'

'Chuyển đổi xanh là vấn đề sống còn' và 'công nghiệp bán dẫn chưa có gì cả'

(VNF) - Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, trong thời gian qua Việt Nam luôn là điểm sáng trong thu hút FDI. Trong khi đó, GS. TS Nguyễn Quốc Sỹ - Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT, cho rằng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam thực ra chưa có gì cả, doanh số xuất khẩu là nhờ Intel và Samsung.

Ý kiến ( )
Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

(VNF) - Có tiềm năng, hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng bền vững, ước tính thị trường cần nhu cầu vốn khoảng 400 – 500 tỷ USD cho đến năm 2050... phát triển điện gió ngoài khơi là một cơ hội lớn của Việt Nam. Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có nguy cơ hụt “mất” hàng chục tỷ USD, bởi chưa có hành lang pháp lý cho loại hình năng lượng sạch này.

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

 Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

(VNF) - Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.