Bí thư Thành ủy TP. HCM: 'Chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm'
(VNF) - Ngày 25/9, Diễn đàn kinh tế TP. HCM lần V/2024 chính thức diễn ra với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP. HCM.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, với vai trò của một trung tâm kinh tế tài chính, thương mại, văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ năng động sáng tạo, đã có nhiều đóng góp vào thành tựu chung của cả nước, TP. HCM đang đứng trước yêu cầu cấp bách của tiến trình nâng cao chất lượng và giá trị sống của người dân và xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Theo ông Nên, để đạt được nhiệm vụ mục tiêu chiến lược đã đề ra, giai đoạn hiện nay, cùng với các giải pháp cho phát triển bền vững, TP. HCM chọn chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, chuyển đổi công nghiệp là động lực, chuyển đổi số là nhiệm vụ đột phá và hợp tác phát triển là nhiệm vụ quan trọng và tất yếu.
Theo Bí thư Thành ủy TP. HCM, trước mắt thành phố phải tập trung vượt qua 3 thử thách lớn. Đó là nhanh chóng cải tiến kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là giao thông, công nghệ, môi trường. Nâng cao chất lượng nhân lực, cải cách thể chế thủ tục hành chính và có cơ chế chính sách vượt trội đột phá trong huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi hơn nữa để cộng đồng doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển.
Tại diễn đàn, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM đánh giá ngành công nghiệp TP. HCM đang phải đối mặt với sự cấp thiết phải chuyển đổi.
Theo đó, TP. HCM khuyến khích di dời và sắp xếp các doanh nghiệp từ năm 2000. Nhiều doanh nghiệp ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, sản xuất thông minh. Khu công nghệ cao thành phố và công viên phần mềm Quang Trung là các điển hình thu hút đầu tư công nghệ cao. Các chương trình đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chương trình trí tuệ nhân tạo AI… đã được kích hoạt và ứng dụng vào thực tế.
Tuy nhiên, so với bối cảnh chung về xu thế phát triển kinh tế hiện nay thì chưa đáp ứng yêu cầu. Ngành công nghiệp thành phố đang bị suy giảm đà tăng trưởng. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp thấp, chưa có doanh nghiệp có tính dẫn dắt, doanh nghiệp khó phát triển theo chiều rộng do chi phí hạ tầng tăng cao…
Đề xuất các giải pháp để TP. HCM quay lại đà tăng trưởng phát triển, ông An cho rằng cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng đa dạng bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không; thúc đẩy phát triển năng lượng sạch; hạ tầng số. Đặc biệt là xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 250.000 DWT (24.000 TEU), đồng thời phát triển 7 cảng cạn và 9 trung tâm logistics.
Ngoài ra, thành phố cần hỗ trợ phát triển hạ tầng công nghiệp, chuyển đổi mô hình các khu công nghệ cao, Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn/sinh thái; tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng công suất bốc dỡ và kho chứa cảng biển, đón đầu các chuỗi cung ứng.
Thành phố cũng cần hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực và đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực. Về tài chính, việc chuyển đổi công nghiệp (xanh-số, công nghệ cao) đòi hỏi nguồn tài chính lớn và sử dụng hiệu quả. Hiện việc thu xếp các nguồn tài chính mới đang ở tiềm năng (đề án), tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận tài chính xanh còn rất thấp…
Sáng cùng ngày, TP. HCM cũng khánh thành trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại khu công nghệ cao TP. HCM.
Trung tâm C4IR sẽ hoạt động theo hình thức kết hợp công và tư với các doanh nghiệp lớn Việt Nam và TP HCM tham gia sáng lập.
Theo Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi, Trung tâm C4IR tại TP. HCM sẽ tăng cường hợp tác với các trung tâm C4IR trên thế giới để hỗ trợ việc đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách, nghiên cứu trên các lĩnh vực ưu tiên đột phá của Thành phố, của vùng Đông Nam Bộ phù hợp với định hướng quốc gia và xu thế quốc tế, huy động nguồn lực, vốn, hỗ trợ Chính phủ và doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới phù hợp với xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ông Phan Văn Mãi cho rằng đây là Trung tâm của quốc gia đặt tại TP. HCM. Bản thân tổ chức và hoạt động Trung tâm vừa học hỏi, tham khảo kinh nghiệm các trung tâm C4IR đã có trên thế giới, vừa vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam, thể hiện rõ nét tính chất hợp tác công tư. TP. HCM sẽ cử nhân lực, đóng góp một phần tài chính tham gia ban đầu, nhưng các hoạt động của Trung tâm sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp với nguồn lực, kinh nghiệm quản trị của khu vực tư.
Trung tâm có 10 thành viên sáng lập, trong đó có Đại học Quốc gia TP. HCM, Khu Công nghệ cao TP. HCM, Đại học Công nghệ Sài Gòn, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Sovico, Tập đoàn CMC, Công ty Công nghệ viễn thông Sài Gòn, các ngân hàng Techcombank, HDBank…
Tiến độ xây cầu Nhơn Trạch hơn 1.600 tỷ nối TP. HCM và Đồng Nai
TP. HCM: Tín dụng bất động sản tăng cao, vượt 1 triệu tỷ đồng
(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tính đến cuối tháng 7/2024 tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn đạt 1,019 triệu tỷ, chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 5,5% so với cuối năm 2023.
TP. HCM: Có 5 dự án BĐS được gỡ vướng mắc
(VNF) - UBND TP. HCM vừa có báo cáo Bộ Xây dựng liên quan đến vấn đề khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trên địa bàn, đề xuất giải pháp tháo gỡ.
TP.HCM: Giải ngân đầu tư công thấp, mới đạt 8,5%
(VNF) - Trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, tiến độ giải ngân đầu tư công rất chậm, mỗi tuần chỉ đạt 150 - 180 tỷ đồng.
Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch
(VNF) - Sau Ninh Bình và Hội An, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phổ biến, nhân rộng các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa đến các địa phương khác trong cả nước, tập trung nội dung chuyển đổi xanh trong kinh doanh du lịch để phát triển bền vững.
Tập đoàn Malaysia với chiến lược đầu tư xanh vào Việt Nam
(VNF) - Đại diện Tập đoàn YTL cho biết, chiến lược khi đầu tư vào Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, tập trung vào kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon và ứng dụng năng lượng tái tạo.
Bao kẹo cao su và những đồ uống đóng chai không phải tái chế
(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
AI trong kỷ nguyên xanh: Tối ưu hoá năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường
(VNF) - Sức mạnh tổng hợp giữa AI và công nghệ xanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố từ nhận thức, nguồn lực.
Công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02 năm 2025 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.
Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
(VNF) - Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh
(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.
Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025
(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh
(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.