Chịu áp lực chính trị, 'gã khổng lồ' BlackRock rời Sáng kiến Net Zero
(VNF) - Quyết định rút lui khỏi Sáng kiến Net Zero của nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock được cho là cách "gã khổng lồ" tài chính này tự bảo vệ mình trước áp lực ngày tăng từ phía Đảng Cộng hòa.
BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, thông báo hôm thứ Năm (9/1/2024) rằng họ sẽ rời Sáng kiến Các nhà quản lý tài sản Net Zero (Net Zero Asset Managers Initiative - NZAMI). Quyết định này khiến BlackRock trở thành cái tên mới nhất tại Phố Wall rút khỏi các nhóm chống biến đổi khí hậu dưới áp lực từ các chính trị gia Đảng Cộng hoà, hãng tin Reuters cho hay.
BlackRock, với khối tài sản lên tới 11.500 tỷ USD, cho biết 2/3 khách hàng toàn cầu của họ đã cam kết Net Zero. Điều này khiến việc “gã khổng lồ” này tham gia vào các nhóm như NZAMI là hợp lý.

“Tuy nhiên, tư cách thành viên tại các tổ chức này đã gây ra sự nhầm lẫn về các hoạt động của BlackRock và dẫn đến các cuộc điều tra pháp lý từ nhiều quan chức chính quyền”, Reuters trích dẫn nội dụng bức thư mà BlackRock gửi khách hàng. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến quyết định rút lui của định chế tài chính này.
Dưới sức ép ngày càng tăng từ phía Đảng Công hoà, cả sáu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ – JPMorgan, Citigroup, Bank of America, Morgan Stanley, Wells Fargonvà Goldman Sachs – cũng đã rút khỏi một tổ chức tương tự dành cho ngành ngân hàng, Net Zero Banking Alliance (NZBA), chỉ trong vài tuần ngắn ngủi.
Về phía BlackRock, định chế tài chính này khẳng định khẳng định, việc rút khỏi NZAMI không làm thay đổi cách họ phát triển sản phẩm và giải pháp cho khách hàng hay việc quản lý danh mục đầu tư. “Ông trùm” quản lý tài sản cũng nhấn mạnh, các nhà quản lý danh mục đầu tư của họ “vẫn tiếp tục đánh giá các rủi ro liên quan đến khí hậu”.
Theo Financial Times, kể từ khi đưa ra lập trường vào năm 2020 rằng “rủi ro khí hậu là rủi ro đầu tư”, BlackRock liên tục trở thành mục tiêu tấn công của các chính trị gia bảo thủ tại Mỹ.
Hồi tháng 12, Ủy ban Tư pháp Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã yêu cầu BlackRock cùng hàng chục nhà quản lý tài sản khác cung cấp thông tin liên quan đến vai trò của họ trong NZAMI. Trước đó, vào tháng 11, BlackRock cùng các đối thủ đã bị kiện bởi Texas và 10 tiểu bang khác do Đảng Cộng hòa lãnh đạo, với cáo buộc rằng các hoạt động của họ làm giảm sản lượng than và đẩy giá năng lượng tăng cao.
BlackRock phủ nhận các cáo buộc nói trên và cho biết vụ kiện “ngăn cản các khoản đầu tư vào những công ty mà người tiêu dùng tin tưởng”.
Reuters cho hay, đến nay, quyết định rút lui của BlackRock chưa gây hiệu ứng dây chuyền. Đại diện của hai đối thủ, bộ phận quản lý tài sản của State Street và JPMorgan, xác nhận với Reuters hôm thứ Năm rằng họ vẫn là thành viên của NZAMI. Trong khi đó, nhà quản lý tài sản thứ hai thế giới là Vanguard đã rút khỏi Sáng kiến này từ năm 2022.
NZAMI, với hơn 325 thành viên, hiện quản lý khối tài sản lên tới 57.500 tỷ USD, cam kết thúc đẩy mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Họ thực hiện mục tiêu này bằng cách sử dụng quyền biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông và tác động tới các quyết định của doanh nghiệp.
Một phát ngôn viên của NZAMI gọi việc rút lui của bất kỳ nhà đầu tư nào là điều đáng thất vọng.
“Rủi ro khí hậu là rủi ro tài chính. NZAMI tồn tại để giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro này và hiện thực hóa lợi ích từ quá trình chuyển đổi kinh tế sang mức phát thải ròng bằng 0”, vị này trả lời Reuters qua email.
Bà Leslie Samuelrich, Chủ tịch Green Century Funds, từng giám sát việc doanh nghiệp của mình rút khỏi NZAMI vào năm 2023, dù công ty không đầu tư vào cổ phiếu dầu mỏ hay than đá. Bày tỏ sự thất vọng trước quyết định rời đi của các công ty lớn hơn, bà gọi đây là điều “gây nhụt chí” bởi nó có thể làm suy yếu cam kết giảm thiểu carbon của giới đầu tư.
“Đây là một tầm nhìn ngắn hạn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét và đòi hỏi những hành động trách nhiệm hơn từ các doanh nghiệp tại Mỹ”, bà Samuelrich chia sẻ.
Các nhóm chống biến đổi khí hậu như NZAMI, ra đời vào năm 2020 và được thúc đẩy bởi hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (Hiệp ước Khí hậu Glasgow), ban đầu không gặp phải tranh cãi khi các nhà lãnh đạo toàn cầu tìm kiếm nguồn vốn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.
Tuy nhiên, tại Mỹ, các quan chức Đảng Cộng hòa, đặc biệt từ các bang sản xuất năng lượng, đã lên tiếng chỉ trích những nỗ lực này là biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thức tỉnh” và cáo buộc chúng vi phạm luật chống độc quyền.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jim Jordan, tuyên bố rằng việc BlackRock rút lui là “một chiến thắng lớn cho tự do và sự thịnh vượng của nước Mỹ”. Ông cũng kêu gọi tất cả các tổ chức tài chính tại Mỹ từ bỏ các “liên minh khí hậu” và các chính sách ESG (môi trường, xã hội và quản trị) mà ông cho là không phù hợp.
Trong khi đó, bà Tracey Lewis, Trưởng bộ phận Chính sách khí hậu tại Tổ chức vận động tiến bộ Public Citizen cho rằng, sự ra đi của BlackRock đã chứng minh rằng những gì họ nói vào năm 2020 và 2021 chỉ là "hành động biểu diễn và tiếp thị”.
“Giờ đây, sự thật đang lộ diện khi các công ty này cố gắng làm vừa lòng chính quyền mới", vị này nói.
Theo Financial Times, sự ủng hộ của BlackRock đối với các đề xuất cổ đông về các vấn đề môi trường và xã hội đã giảm từ 47% vào năm 2021 xuống chỉ còn 4% vào năm ngoái.
Thời báo tài chính hàng đầu nước Anh cho rằng, BlackRock đã cố gắng duy trì thái độ trung lập, một phần vì nhà quản lý tài sản này có một lượng lớn khách hàng ở châu Âu, nơi yêu cầu hành động nhanh hơn đối với biến đổi khí hậu.
Năm ngoái, công ty đã chọn hướng đi trung dung với một tổ chức khí hậu khác là Climate Action 100+, một nhóm quỹ đầu tư vận động các công ty cắt giảm khí thải nhà kính. BlackRock đã rút khỏi tổ chức này với tư cách là một thành viên toàn cầu, nhưng vẫn để các nhánh quốc tế nhỏ duy trì hoạt động tại đây.
Dù vậy, trong thư gửi khách hàng, BlackRock khẳng định các nỗ lực đầu tư bền vững của họ “được định hướng bởi nhu cầu của khách hàng và niềm tin mạnh mẽ rằng quá trình chuyển đổi năng lượng là một động lực quan trọng định hình nền kinh tế và thị trường toàn cầu”.
Ngân hàng cuối cùng trong nhóm 'Big 6' phố Wall rời Liên minh Net Zero

'Ông lớn' Phố Wall tháo chạy: Nỗi lo Net Zero không còn là ưu tiên
(VNF) - Việc các nhà băng lớn tại Mỹ ồ ạt rút lui khỏi Liên minh Ngân hàng Net Zero (Net-Zero Banking Alliance - NZBA) đã làm dấy lên lo ngại về cam kết của ngành ngân hàng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đề xuất lập các đặc khu kinh tế Net Zero để hút vốn ngoại
(VNF) - Chuyên gia kiến nghị thiết lập các đặc khu Net Zero tại các đặc khu kinh tế lớn để hướng đạt tới mục tiêu tăng trưởng xanh, huy động nguồn tài chính khí hậu, thu hút được các nguồn vốn tài chính ngoại thông qua các trung tâm tài chính.
Thực thi cam kết COP26: Việt Nam thể chế hóa loạt chính sách cho net zero 2050
(VNF) - Khẳng định quyết tâm thực hiện cam kết COP26, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai loạt chính sách, hành động cụ thể trong thời gian tới
Góp 1 triệu cây phủ xanh huyện đảo Trường Sa
(VNF) - Chương trình nhằm tri ân những người lính đảo và đồng bào ta đang ngày đêm bám biển thông qua mục tiêu trồng một triệu cây xanh, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường chính quy, xanh, sạch, đẹp trên đảo Trường Sa
Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.
Sắp áp hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho DN nhiệt điện, thép, xi măng
(VNF) - Theo dự thảo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, giai đoạn 2025-2026 dự kiến có 150 cơ sở thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng
(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.
Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện
(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.
Cấm xe mô tô chạy xăng từ 2030, bắt buộc chuyển sang dùng xe điện?
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điểm lại và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025 với chủ đề “Hành trình bứt phá chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam”. Báo cáo một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông là một bước quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt
(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Châu Âu lùi thời hạn giảm khí thải, doanh nghiệp ôtô dễ thở
(VNF) - Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết cơ quan này vừa mới đề xuất cho phép các nhà sản xuất ô tô thực hiện mục tiêu phát thải CO2 mới cho ô tô con và xe tải nhỏ vào năm 2027 thay vì ngay trong năm nay.

