Ngân hàng cuối cùng trong nhóm 'Big 6' phố Wall rời Liên minh Net Zero
(VNF) - JPMorgan, cùng với năm ngân hàng hàng đầu khác của Mỹ, đã rút khỏi Liên minh Net Zero chỉ sau một tháng. Động thái này không chỉ khiến liên minh này lung lay mà còn dấy lên câu hỏi về tương lai của tài chính xanh.
JPMorgan thông báo hôm thứ Ba (7/1/2025) rằng họ sẽ rút khỏi Liên minh Ngân hàng Net Zero (Net Zero Banking Alliance – NZBA), liên minh lớn nhất trong ngành ngân hàng về chống biến đổi khí hậu, hãng tin Reuters cho hay.
Điều này đồng nghĩa với việc cả sáu ngân hàng hàng đầu nước Mỹ đều đã rời khỏi liên minh này. Đáng nói, các quyết định được đưa ra chỉ trong vòng một tháng.
Dù JPMorgan không đưa ra lý do cụ thể cho việc rút lui khỏi NZBA diễn ra trong bối cảnh áp lực chính trị gia tăng tại Mỹ. Một số chính trị gia Đảng Cộng hòa cáo buộc, việc các ngân hàng tham gia NZBA hạn chế tài trợ cho các công ty nhiên liệu hóa thạch có thể vi phạm luật chống độc quyền.
“Mặc dù rời liên minh, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc một cách độc lập nhằm thúc đẩy lợi ích của công ty, cổ đông và khách hàng, đồng thời tập trung vào các giải pháp thực tiễn để phát triển công nghệ carbon thấp trong khi đảm bảo an ninh năng lượng,” phát ngôn viên của JPMorgan khẳng định.
Vị này cũng nhấn mạnh, JPMorgan sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu tài chính và đầu tư của khách hàng trong quá trình chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải carbon.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, làn sóng rút lui của các ngân hàng Mỹ không chỉ làm lung lay liên minh NZBA mà còn đặt ra câu hỏi lớn về tương lai tài chính xanh và vai trò của các tổ chức tài chính toàn cầu trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Với cuộc “tháo chạy” của nhóm “Big Six”, giờ đây, chỉ còn ba ngân hàng Mỹ, bao gồm Amalgamated Bank, Areti Bank và Climate First Bank, vẫn là thành viên NZBA. Trong khi đó, khoảng 80 ngân hàng ở châu Âu, bao gồm các tổ chức lớn như HSBC, Barclays, Lloyds, NatWest và Nationwide, vẫn kiên định với liên minh này.
Điều này làm nổi bật sự chia rẽ ngày càng lớn giữa các tổ chức tài chính Mỹ và châu Âu trong việc ủng hộ các nhóm chống biến đổi khí hậu, tờ The Telegraph bình luận.
Năm ngoái, một số nhà quản lý tài sản tại Mỹ đã rút khỏi Climate Action 100+, một nhóm tương tự dành cho các quỹ đầu tư, trong đó có cả bộ phận quản lý quỹ của JPMorgan.
BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, vẫn giữ tư cách thành viên Climate Action 100+ cho các hoạt động tại Anh và châu Âu, nhưng đã rút khỏi nhóm này tại Mỹ, cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới trong vấn đề khí hậu.
Cũng theo The Telegraph, việc nhóm “Big Six” đồng loạt rút khỏi NZBA đã giáng một đòn nặng nề đối với ông Mark Carney, người khởi xướng NZBA, giữa lúc ông đang cân nhắc tranh cử vị trí Thủ tướng Canada thay thế ông Justin Trudeau.
'Ông lớn' Phố Wall tháo chạy: Nỗi lo Net Zero không còn là ưu tiên
Thực thi cam kết COP26: Việt Nam thể chế hóa loạt chính sách cho net zero 2050
(VNF) - Khẳng định quyết tâm thực hiện cam kết COP26, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai loạt chính sách, hành động cụ thể trong thời gian tới
Nỗ lực của doanh nghiệp trong việc hiện thực hoá mục tiêu Net Zero
(VNF) - Trong tiến trình thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam vào năm 2050, sự tham gia của cả Chính phủ và Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Nhiều sáng kiến, hành động cụ thể được các bên đưa ra và nỗ lực hiện thực hoá.
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính
(VNF) - Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau – nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023-2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
'Ông lớn' Phố Wall tháo chạy: Nỗi lo Net Zero không còn là ưu tiên
(VNF) - Việc các nhà băng lớn tại Mỹ ồ ạt rút lui khỏi Liên minh Ngân hàng Net Zero (Net-Zero Banking Alliance - NZBA) đã làm dấy lên lo ngại về cam kết của ngành ngân hàng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bắc Ninh, Thái Nguyên cùng 13 tỉnh thành vào danh sách giám sát về bảo vệ môi trường
(VNF) - Tại Nhà Quốc hội, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Mù mờ thông tin, doanh nghiệp Việt khó vượt qua tiêu chuẩn carbon từ EU
(VNF) - Trong nỗ lực để thực hiện mục tiêu trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới trung hòa về carbon, EU đã ban hành cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Cơ chế này đã và đang tạo ra những tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Biến rác thành kho báu: Khai thác vàng từ rác thải điện tử
(VNF) - Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử nhưng chỉ có khoảng 20% được tái chế, phần còn lại được đưa đến bãi rác hoặc lò đốt, cả hai cách này đều góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra cách để biến rác thải điện tử thành vàng.
Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức
(VNF) - Theo chuyên gia, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bế tắc do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia.
Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.
Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững
(VNF) - Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.
Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm
(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.
Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư
(VNF) - Có tiềm năng, hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng bền vững, ước tính thị trường cần nhu cầu vốn khoảng 400 – 500 tỷ USD cho đến năm 2050... phát triển điện gió ngoài khơi là một cơ hội lớn của Việt Nam. Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có nguy cơ hụt “mất” hàng chục tỷ USD, bởi chưa có hành lang pháp lý cho loại hình năng lượng sạch này.