Trái dừa Việt gặp khó trước ngưỡng vào 'câu lạc bộ tỷ USD'

Anh Phan - Thứ bảy, 14/12/2024 10:46 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia đánh giá tài nguyên bản địa là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Sau thành công của sầu riêng, dừa là sản phẩm cần được chú trọng phát triển. Trong công cuộc trở thành sản phẩm xuất khẩu bền vững, ngành dừa cần phải giải quyết 2 thách thức bao gồm chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD xuất khẩu

Thông tin đưa ra tại Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa” cho biết dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Hiện nay, ngành dừa Việt Nam, với diện tích gần 200.000 ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

“Chúng ta không có năng lực sản xuất như Trung Quốc. Chúng ta cũng không cạnh tranh với Trung Quốc bằng giá rẻ. Vậy chúng ta phải có cái gì mà Trung Quốc không thể bắt chước, không thể làm theo được, đó chính là tài nguyên bản địa. Đó là dựa vào những sản phẩm chỉ nuôi, trồng, phát triển ở Việt Nam. Thành công của trái sầu riêng thời gian qua là một minh chứng và bây giờ là câu chuyện của trái dừa Bến Tre”, ông Nguyễn Phạm Hà Minh, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho biết.

Nêu bật thêm tiềm năng của sản phẩm dừa, ông Nguyễn Phong Phú, phó Giám đốc kỹ thuật của Tập đoàn Vina T&T đánh giá Việt Nam có thuận lợi về vùng trồng với sản lượng cao và ổn định, cùng với đó là nằm ở trung tâm một khu vực thị trường lớn. Chưa kể, những thuận lợi về cảng biển và kể cả đường bộ với những kho hàng lớn.

“Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của trái dừa Việt Nam. Trung Quốc hiện chỉ mua dừa tươi số lượng nhỏ, nhưng dừa khô, sữa dừa thì họ nhập rất lớn. Một doanh nghiệp Trung Quốc có thể mua 5-10 container nước sữa dừa, 1 container nước sữa dừa tương đương 100.000 trái dừa tươi, tức là số lượng rất lớn”, ông Phú nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ở mặt khó khăn, ông Nguyễn Phong Phú cũng chỉ ra chất lượng, bảo quản hoặc mọc mầm trong quá trình vận chuyển với dừa khô, nhất là những đơn vị xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ đòi hỏi việc bảo quản nghiêm ngặt về bảo quản trong quá trình vận chuyển đường dài. Tiếp đến là các tiêu chuẩn chất lượng, nghiêm ngặt đến từ các thị trường châu Âu và Mỹ, cũng như mã số vùng trồng với thị trường Trung Quốc.

“Một khó khăn khác là chi phí logistics. Trước Covid-19, một container xuất sang Mỹ cỡ 40 triệu thì nay đã lên đến 200 triệu đồng. Chi phí tăng làm cho giá tăng, khiến nhu cầu giảm”, ông Nguyễn Phong Phú cho hay.

Thách thức chuyển đổi xanh

Phân tích về những đổi mới và tác động của công nghệ đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và cây dừa nói riêng, TS. Lê Hoài Quốc, Chủ tịch Hội tự động hóa TP. HCM cho hay trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Tuy nhiên, cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ông Quốc cho hay ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường.

Theo vị TS, để chống lại những vấn đề này, các nhà nghiên cứu đang phát triển các giống dừa thích ứng với khí hậu có thể chịu được hạn hán, sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt. Mục tiêu của các giải pháp này là tăng sự ổn định năng suất và giảm tổn thất, đảm bảo ngành công nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu toàn cầu, dự kiến sẽ tăng 5% hàng năm do sự quan tâm của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với các sản phẩm làm từ dừa.

“Trồng dừa hữu cơ đang gia tăng, quy mô thị trường hữu cơ dự kiến sẽ tăng 7% mỗi năm. Sự thay đổi này làm giảm nhu cầu phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, làm cho việc trồng dừa thân thiện với môi trường hơn. Các khu vực như Ấn Độ, nơi sản xuất hơn 20 tỷ quả dừa mỗi năm, những hoạt động này đang giúp bảo vệ môi trường đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ. Tương lai của nghề trồng dừa phụ thuộc vào việc nắm bắt sự đổi mới và bền vững. Trong tương lai, nông dân sản xuất nhỏ là xương sống của quá trình này. Họ là những người cần hỗ trợ, từ việc thay đổi nhận thức cho đến hỗ trợ chuyển giao công nghệ và giống”, ông Quốc nêu.

Củng cố thêm quan điểm của ông Quốc, ông Nguyễn Huy, Giám đốc dịch vụ đảm bảo kinh doanh và thực phẩm, Công ty tiêu chuẩn toàn cầu INTERTEK cho rằng để sản phẩm dừa có thể xuất khẩu bền vững thì cần những doanh nghiệp dẫn đầu để kết nối các hợp tác xã, người nông dân. Để làm được điều đó thì phải giải quyết hai thách thức bao gồm chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, sản phẩm dừa cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn trên toàn cầu, từ việc theo dõi vùng trồng đến nhà máy chế biến.

“Các doanh nghiệp dẫn đầu phải nói với các nhà mua hàng ở châu Âu, Bắc Mỹ xem mình bền vững như thế nào? Trong đó, ngoài những tiêu chuẩn đến môi trường xã hội, hướng về quản trị như thế nào cũng rất quan trọng trong đó có việc phân phối các giá trị đến từng người nông dân”, ông Nguyễn Huy nói.

Đưa ra giải pháp, TS Huỳnh Kỳ Trân, CEO Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo (Thorakao) cũng nhấn mạnh để đi vào kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trước hết, các địa phương trồng dừa với diện tích lớn như Bến Tre cũng cần tập trung vào những thế mạnh có thể nhìn thấy ngay là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

"Nói về tài nguyên, nếu biết khai thác thì Bến Tre không thể nghèo được, vì ngoài trái dừa và các cây ăn trái khác thì Bến Tre còn có đủ vùng nước ngọt, vùng nước lợ, vùng nước mặt với 8 mặt sông. Tức là nếu biết phát triển thì chúng ta "ngon lành".

Nói riêng về trái dừa, vấn đề bây giờ chúng ta phải làm sao để nâng cao giá trị của nó. Để làm sao một trái dừa có thể bán được 10 USD, 100 USD như cách người Nhật, người Thái bán trái cam, trái chôm chôm vậy. Khía cạnh khác là phát triển các sản phẩm chế biến sâu từ trái dừa. Nghiên cứu và tìm cách khai thác các giá trị dược liệu từ trái dừa từ những kinh nghiệm và kiến thức bản địa, tạo ra một nét đặc sắc không đâu có từ trái dừa Bến Tre. Đó là điều mà chúng ta, nhất là các doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn phải lưu tâm chú ý”, TS Huỳnh Kỳ Trân nói.

'Cấy gen xanh' vào đô thị Hà Nội: Cần ưu tiên làm sạch các dòng sông

'Cấy gen xanh' vào đô thị Hà Nội: Cần ưu tiên làm sạch các dòng sông

Đầu tư  - 7h
(VNF) - Theo các chuyên gia, khi phát triển đô thị xanh tại TP. Hà Nội, cần chọn các vấn đề nóng, ưu tiên thực hiện trước. Trong đó, việc làm sạch sông Tô Lịch là ví dụ điển hình.
Tiêu chuẩn xanh cao, DN xuất khẩu 'đã nghèo còn mắc cái eo'

Tiêu chuẩn xanh cao, DN xuất khẩu 'đã nghèo còn mắc cái eo'

(VNF) - Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, mặc dù sức mua toàn cầu giảm nhưng tiêu chuẩn xanh lại đưa ra rất cao, tạo ra thách thức lớn cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam.

'Cấy gen xanh' vào đô thị Hà Nội: Cần ưu tiên làm sạch các dòng sông

'Cấy gen xanh' vào đô thị Hà Nội: Cần ưu tiên làm sạch các dòng sông

(VNF) - Theo các chuyên gia, khi phát triển đô thị xanh tại TP. Hà Nội, cần chọn các vấn đề nóng, ưu tiên thực hiện trước. Trong đó, việc làm sạch sông Tô Lịch là ví dụ điển hình.

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

(VNF) - Việc thiếu khung pháp lý, các quy định và tiêu chí xác định dự án xanh không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp "greenwashing" (tẩy xanh), gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.

Ý kiến ( )
'Cấy gen xanh' vào đô thị Hà Nội: Cần ưu tiên làm sạch các dòng sông

'Cấy gen xanh' vào đô thị Hà Nội: Cần ưu tiên làm sạch các dòng sông

(VNF) - Theo các chuyên gia, khi phát triển đô thị xanh tại TP. Hà Nội, cần chọn các vấn đề nóng, ưu tiên thực hiện trước. Trong đó, việc làm sạch sông Tô Lịch là ví dụ điển hình.

Tiêu chuẩn xanh cao, DN xuất khẩu 'đã nghèo còn mắc cái eo'

Tiêu chuẩn xanh cao, DN xuất khẩu 'đã nghèo còn mắc cái eo'

(VNF) - Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, mặc dù sức mua toàn cầu giảm nhưng tiêu chuẩn xanh lại đưa ra rất cao, tạo ra thách thức lớn cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam.

Vượt qua rào cản Xanh của EU: DN Việt đồng loạt chuyển đổi

Vượt qua rào cản Xanh của EU: DN Việt đồng loạt chuyển đổi

(VNF) - Việt Nam đã thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong 4 năm qua, thế nhưng EU liên tục có các chính sách, quy định mới nghiêm ngặt liên quan tới bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, trong đó có Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP) như một phần của Chiến lược Thỏa thuận Xanh châu Âu… đã đặt DN xuất khẩu Việt Nam vào thách thức mới.

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

(VNF) - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ Thỏa thuận Xanh Châu Âu. Trong đó có Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP).

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…

Khuôn khổ pháp lý kinh tế xanh: Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường

Khuôn khổ pháp lý kinh tế xanh: Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường

(VNF) - Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLAW, đánh giá cao những nỗ lực xây dựng chính sách phát triển kinh tế xanh của Chính phủ nhưng công bằng mà nói, khuôn khổ pháp lý tăng trưởng xanh của Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường.

Vì sao TP. HCM cần có trung tâm khởi nghiệp xanh?

Vì sao TP. HCM cần có trung tâm khởi nghiệp xanh?

(VNF) - Theo TS Lê Thái Hà, việc hướng tới hình thành một trung tâm khởi nghiệp xanh không chỉ giúp TP. HCM tận dụng và phát huy các lợi thế riêng biệt mà còn đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của thành phố và quốc gia.

Chuyển đổi xanh: Chậm chân lỡ cơ hội nhưng nhanh quá khó bán hàng

Chuyển đổi xanh: Chậm chân lỡ cơ hội nhưng nhanh quá khó bán hàng

(VNF) - Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho rằng trong quá trình chuyển đổi xanh, doanh nghiệp nếu đi chậm có thể chạy gắng lên một chút nhưng đi nhanh quá chắc chắn thua, bởi sản phẩm xanh đắt đỏ và khó bán.

Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?

Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?

(VNF) - Trong bối cảnh tài chính xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong các nền kinh tế, hiện tượng “tẩy xanh” (greenwashing) đang nổi lên như một rào cản đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.