Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

Khánh Hồng - Thứ sáu, 15/11/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…

4 chính sách quan trọng cho khu thương mại tự do

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, những mô hình khu thương mại tự do thành công tại Đức, Hà Lan, Singapore, Trung Quốc và UAE cho thấy rằng khi được quản lý và khai thác hiệu quả, khu thương mại tự do không chỉ tối ưu hóa chuỗi cung ứng mà còn thu hút đầu tư quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng cho địa phương.

Dựa trên các kinh nghiệm quốc tế từ Đức, Hà Lan, Singapore, Trung Quốc và UAE, Đà Nẵng có thể áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo để xây dựng khu thương mại tự do hiệu quả và bền vững.

TS Trần Thị Hồng Minh đề xuất 4 chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Cụ thể, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt. Điều này không chỉ bao gồm cảng biển và sân bay mà còn là hệ thống giao thông kết nối, kho bãi và các trung tâm phân phối tiên tiến. Hạ tầng đồng bộ và hiện đại sẽ giúp giảm chi phí lưu kho, rút ngắn thời gian vận chuyển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu thương mại tự do.

“Kinh nghiệm từ Singapore, với hệ thống cảng biển và sân bay hiện đại, quản lý bằng công nghệ số hóa, đã đưa quốc gia này thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực. Đối với Đà Nẵng, các cảng Tiên Sa và Liên Chiểu cần được nâng cấp đồng bộ để mở rộng năng lực tiếp nhận hàng hóa và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Song song đó, phát triển các trung tâm logistics nội địa sẽ góp phần kết nối khu thương mại tự do với các khu vực lân cận và mở rộng thị trường quốc tế”, TS. Trần Thị Hồng Minh.

Đồng thời, cần xây dựng khung pháp lý và các chính sách ưu đãi linh hoạt để thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do. Khu thương mại tự do Thượng Hải của Trung Quốc đã thành công nhờ các chính sách miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và ưu đãi thuế xuất khẩu, giúp tăng khả năng cạnh tranh và tiết kiệm chi phí. Đà Nẵng có thể tham khảo mô hình này để xây dựng các ưu đãi tương tự, kết hợp với cơ chế pháp lý minh bạch nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, tạo môi trường kinh doanh ổn định và an toàn.

Bên cạnh đó, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao trong khu thương mại tự do Đà Nẵng là một yêu cầu quan trọng. Đà Nẵng nên khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải carbon và thúc đẩy sản xuất xanh trong khu vực.

“Các khu thương mại tự do tại Đức và Costa Rica là minh chứng thành công trong việc kết hợp sản xuất xanh với các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, tái chế và tiết kiệm năng lượng. Áp dụng mô hình này sẽ giúp Đà Nẵng không chỉ bảo vệ môi trường mà còn nâng cao hình ảnh của thành phố như một điểm đầu tư thân thiện, đáp ứng xu hướng phát triển bền vững toàn cầu”, TS. Trần Thị Hồng Minh

Ngoài ra, chuyển đổi số cũng là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của khu thương mại tự do tại Đà Nẵng. Số hóa các quy trình quản lý kho bãi, theo dõi vận chuyển, và xử lý thủ tục hải quan sẽ giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế. Ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, cùng với AI để phân tích chuỗi cung ứng, sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh đáng kể. Trên thế giới, nhiều khu thương mại tự do đã triển khai các nền tảng số hóa giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành và Đà Nẵng cũng có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh hiệu quả cho các doanh nghiệp logistics và thúc đẩy thành phố bắt kịp xu hướng kinh tế số hiện đại

Đưa cảng Liên Chiểu trong Khu thương mại tự do

Ông Lê Quảng Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng cho hay, khu thương mại tự do đặt việc sản xuất lên hàng đầu, mà sản xuất thì chắc chắn liên quan đến vận chuyển và xuất nhập khẩu. Với khối lượng hàng hóa lớn như vậy phải sử dụng đến dịch vụ cảng biển. Nhiều khu thương mại tự do trên thế giới đều liên quan đến cảng biển. Vì vậy, vai trò của cảng biển trong khu thương mại tự do cực kỳ quan trọng.

“Cũng không phải ngẫu nhiên mà điều 13 trong Nghị quyết của Quốc hội lại đề cập một cách cụ thể “Khu thương mại tự do gắn liền với cảng biển Liên Chiểu”. Điều đó cho thấy sự gắn bó hữu cơ giữa khu thương mại tự do và cảng biển”, ông Đức nói.

Theo ông Đức, mối quan hệ giữa khu thương mại tự do và cảng biển là khăng khít và sự phát triển đi liền với nhau. Vì vậy, nên đưa cảng Liên Chiểu vào khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Khu vực cảng Liên Chiểu gắn liền với khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Ông Trần Quang Huy, đại diện Savan logistics chia sẻ, trong khu thương mại tự do Đà Nẵng có khu logistics. Để phát triển dịch vụ logistics và vận chuyển xuyên biên giới, cần phát triển cơ sở hạ tầng để vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ về mặt thủ tục để thông quan, xuất khẩu hàng hóa được thuận lợi.

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng được đề xuất phát triển theo mô hình đô thị kinh doanh tích hợp, gồm nhiều khu chức năng (khu sản xuất, trung tâm logistics, khu thương mại - dịch vụ và các loại hình khu chức năng khác theo quy định của pháp luật) nhằm tận dụng tối đa lợi thế phát triển của thành phố Đà Nẵng.

Các chính sách đặc thù áp dụng cho Đà Nẵng gắn với lộ trình phát triển trong tương lai của cảng biển Liên Chiểu và cả sân bay quốc tế Đà Nẵng là điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực và quốc tế, góp phần thu hút mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư trong nước và FDI vào thành phố và vùng động lực miền Trung.

Trong giai đoạn đến, dịch vụ logistics tiếp tục được Đà Nẵng xác định là một ngành quan trọng, tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Thanh Hoài nhận định, việc phát triển mô hình khu thương mại tự do sẽ là cơ hội thuận lợi đưa ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.

10 khu vực dự tính xây dựng khu thương mại tự do Đà Nẵng

10 khu vực dự tính xây dựng khu thương mại tự do Đà Nẵng

(VNF) - TP. Đà Nẵng đã khảo sát và xác định 10 khu vực dự kiến xây dựng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Toàn cảnh vùng biển xây cảng Liên Chiểu và Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Toàn cảnh vùng biển xây cảng Liên Chiểu và Khu thương mại tự do Đà Nẵng

(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung có tổng kinh phí đầu tư trên 3.400 tỷ đồng, đến nay đã đạt 67% khối lượng thi công.

Đà Nẵng lên lộ trình lập khu thương mại tự do rộng 1.500ha

Đà Nẵng lên lộ trình lập khu thương mại tự do rộng 1.500ha

(VNF) - Khu thương mại tự do dự kiến có quy mô khoảng 1.000 -1.500ha, rải rác ở nhiều khu vực với các phân khu.

Ý kiến ( )
AI trong kỷ nguyên xanh: Tối ưu hoá năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường

AI trong kỷ nguyên xanh: Tối ưu hoá năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường

(VNF) - Sức mạnh tổng hợp giữa AI và công nghệ xanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố từ nhận thức, nguồn lực.

Công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02 năm 2025 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

(VNF) - Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.

Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh

Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh

(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.

Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi

Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi

(VNF) - Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.

Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng

Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng

(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án điện tái tạo, mở cửa phát triển điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cho rằng, từ nay đến 2030 không còn nhiều thời gian, Việt Nam cần có quy trình rõ ràng, chi tiết để các nhà đầu tư thực hiện.

Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

(VNF) - Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy gần 2/3 các nhà máy điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc.