Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều 15/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 UBND TP Hà Nội đã họp trực tuyến với các quận huyện, thị xã để tiếp tục các biện pháp, kiểm soát dịch bệnh.
Báo cáo tại phiên họp, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội cho biết để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại các đường bay thương mại theo chỉ đạo của Thủ tướng, Sở đã cũng Sở Y tế khảo sát một số khách sạn trên địa bàn.
Theo Sở Du lịch, đến ngày 14/9, đã có 8 khách sạn được thành phố phê duyệt là khu cách ly cho chuyên gia nước ngoài, lao động tay nghề cao nhập cảnh vào Việt Nam, tổ bay. Ngoài ra, hiện cũng có thêm 5 khách sạn đăng ký là khu cách ly cho người Việt Nam nhập cảnh về từ nước ngoài.
"Trong thời gian sớm nhất, Sở sẽ đề xuất thành phố xem xét đồng ý cho thêm 7 khách sạn là khu cách ly tập trung. Như vậy thành phố sẽ có gần 1.500 phòng để cách ly, sẵn sàng phục vụ người nước ngoài, người Việt Nam nhập cảnh", lãnh đạo Sở cho biết.
Tại phiên họp, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý thông tin, theo dự kiến của Bộ Giao thông Vận tải, sau ngày 15/9, Việt Nam sẽ khôi phục đường bay quốc tế tới 6 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cụ thể, ban đầu Việt Nam mở lại các đường bay thương mại quốc tế thường lệ từ Việt Nam đi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
“Tiếp đến chúng ta sẽ mở thêm các đường bay đi Campuchia, Lào. Đây được coi là những nước an toàn trong điều kiện dịch bệnh hiện nay”, ông Quý nói.
Dự kiến, trung bình Hà Nội mỗi tuần sẽ có gần 2.000 người nhập cảnh và trong 14 ngày có thể lên tới 4.000 trường hợp. Do đó, ông Ngô Văn Quý yêu cầu các đơn vị cần khẩn trương bổ sung thêm các khách sạn trên tinh thần phải đảm bảo phòng dịch, tuyệt đối an toàn, phải có quy trình chặt chẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để lây chéo.
Ông Quý nêu rõ: "Thành phố ủy quyền cho Sở Y tế để cấp phép nhập cảnh ngay cho các trường hợp xin nhập cảnh, không phải trình lên UBND thành phố để tiết kiệm thời gian".
Phát biểu chỉ đạo phiên họp, Phó bí thư thường trực Thành ủy cũng yêu cầu Mặt trận Tổ quốc tiếp tục phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không chủ quan lơ là phòng chống dịch, quy trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy nếu xảy ra vấn đề các vi phạm.
Bên cạnh đó, các đơn vị phải tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tại phiên họp, quận Hoàn Kiếm đề xuất UBND TP. Hà Nội cho phép tổ chức lại các hoạt động ở không gian đi bộ quanh hồ Gươm và cam kết sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Về vấn đề này, Phó chủ tịch Ngô Văn Quý đồng ý tổ chức trở lại hoạt động phố đi bộ từ ngày 18/9.
Ông Quý yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp theo chỉ đạo của trung ương và thành phố, trong đó tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền để người dân thực hiện “5K”.
“Nới lỏng tụ tập đông người, không đặt ở con số 30 người nhưng mọi người phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang”, ông Quý nói.
Đáng chú ý, theo chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP, các cơ sở quán bar, karaoke, vũ trường được phép hoạt động trở lại từ 0h ngày 16/9 nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch, phòng chống cháy nổ.
Sau cùng, ông Quý yêu cầu Sở Y tế khẩn trương tiến hành mua sắm vật tư phòng dịch.
"Hiện chỉ còn 1.200 kít xét nghiệm, khi có yêu cầu sẽ không đảm bảo, TP đã chỉ đạo nhiều lần mà vẫn chưa thực hiện được. Nếu không làm các đồng chí sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND TP”, ông Quý nêu rõ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.