Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa có buổi làm việc với quận Hà Đông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, các sở, ngành liên quan về tiến độ thực hiện dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía tây thành phố Hà Nội trên địa bàn quận Hà Đông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía tây thành phố Hà Nội (trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) gồm 2 hạng mục chính: cụm công trình đầu mối và tuyến kênh dẫn La Khê.
Trong đó, cụm công trình đầu mối của dự án đã được bàn giao để quản lý, vận hành từ tháng 1/2020 và bàn giao đưa vào sử dụng từ 17/1/2023; tuyến kênh La Khê và đường giao thông đang được triển khai tập trung GPMB và thi công.
Về kết quả triển khai tuyến kênh La Khê, đường giao thông, đến thời điểm hiện tại, đã triển khai 12/12 gói thầu. Khối lượng thi công kênh La Khê đạt 67% khối lượng hợp đồng thi công. Khối lượng cừ bê tông DUL 2 bờ kênh đã thi công: 8.583m/10.861m, đạt 79%. Còn lại 2.278m hai bờ chưa thi công (trong đó vướng mặt bằng: 2.076m; đang triển khai trong phạm vi: 202m). Khối lượng thi công dầm chống đáy được 933/2.704m, đạt 34,5%. Khối lượng thi công đào nạo vét lòng kênh được 1.760/2.623m, đạt 67%.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết hiện nay, đã vào mùa mưa bão, các gói thầu đã hoàn thành công tác thanh thải lòng dẫn, dừng triển khai thi công để phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2023. Chỉ còn gói thầu 16D (đoạn tổ dân phố Thắng Lợi, phường Dương Nội) và gói thầu 16H (đoạn cầu Chùa Ngòi) và gói thầu 16G (đoạn tòa nhà The Prime) đang phối hợp với UBND phường La Khê phá dỡ công trình để triển khai thi công nước sạch, đường giao thông…
Về công tác giải phóng mặt bằng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tổng diện tích cần GPMB của dự án là 30,7ha, diện tích sau khi rà soát cần GPMB và bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án là 29,15ha.
"Hiện nay, đã bàn giao cho chủ đầu tư: 26,32ha; còn lại 2,83 ha/29,15 ha gồm: 0,7ha chưa GPMB liên quan đến 18 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có diện tích đất bị thu hồi mua đi bán lại nhiều lần, chỉ có giấy tờ viết tay, nhiều loại đất mua của nhiều chủ khác nhau, hộ gia đình không phối hợp nên công tác GPMB gặp nhiều khó khăn; 1,13ha liên quan đến 43 hộ đủ điều kiện tái định cư; 1ha liên quan các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ khác, nhiều hộ dân cản trở thi công do chưa đồng thuận với chính sách đền bù, hỗ trợ nên mất nhiều thời gian để vận động, tổ chức cưỡng chế thu hồi đất", lãnh đạo Sở cho hay.
Cũng theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số vướng mắc trong triển khai thi công kênh La Khê hiện nay đó là do tiến độ thực hiện công tác GPMB chưa đảm bảo, mặt bằng bàn giao chưa liền tuyến nên việc tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn, chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch; một số gói thầu thi công do chưa có mặt bằng thi công hàng cừ neo phía trong nên chưa thể thực hiện việc đào, nạo vét lòng dẫn kênh La Khê theo thiết kế tránh gây mất ổn định cừ bờ kênh (khi chưa được neo giữ theo thiết kế).
Bên cạnh đó, công tác di chuyển hạ tầng kỹ thuật (di chuyển điện, nước, viễn thông,...) đang triển khai thực hiện tiến độ rất chậm (do trình tự triển khai thi công phải di chuyển tạm hạ tầng kỹ thuật để phá dỡ công trình nhà cửa mới triển khai thi công được hào kỹ thuật....) và hiện tại chưa bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư triển khai thi công hoàn thiện cừ bờ kênh và đường giao thông 2 bờ kênh.
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các đơn vị, địa phương phải làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân trong việc chậm triển khai dự án. "Quận Hà Đông phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của thành phố tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, nhất là các vướng mắc trong việc triển khai tái định cư cho các hộ dân. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật", ông Quyền nói.
Cùng với đó, Phó chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội với vai trò quản lý nhà nước và là chủ đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đặc biệt là quận Hà Đông và Sở Xây dựng để xây dựng biểu lộ trình chi tiết triển khai hoàn thành dự án với từng việc cụ thể; tính toán chi tiết các phần việc cần thi công ngay; có mặt bằng đến đâu thi công đến đấy.
Ngoài ra, ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng yêu cầu quận Hà Đông rà soát lại quỹ đất một các chính xác để báo cáo thành phố; đồng thời cố gắng hoàn thành GPMB sớm nhất có thể. Còn Sở Xây dựng có trách nhiệm bố trí chỉnh trang, sửa chữa quỹ nhà tái định cư trước ngày 30/9, đảm bảo nghiệm thu chất lượng, xem xét vận dụng hệ số khấu hao đúng và khả thi, vận dụng các điều kiện có lợi nhất cho người dân; cùng với đó, tăng cường tuyên truyền tạo sự động thuận đối với người dân trong diện phải GPMB.
Về công tác thi công, ông Quyền chỉ đạo, trong lúc chờ đợi bàn giao mặt bằng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đơn vị chủ đầu tư phải chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo an toàn, chất lượng, mỹ thuật công trình và lưu ý đến việc tiêu thoát úng khi có mưa lớn xảy ra.
Phó chủ tịch UBND thành phố cũng thống nhất giao cho quận Hà Đông tổ chức phá dỡ các công trình trên đất sau khi các hộ dân đã bàn giao mặt bằng.
"Hiện nay, quận Hà Đông và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đều đã có cam kết với thành phố về GPMB, tiến độ dự án; do vậy, các đơn vị, địa phương phải xây dựng kế hoạch cụ thể từng thời gian, lộ trình, quyết liệt, bám sát đầu việc để khẩn trương triển khai theo đúng kế hoạch", ông Quyền lưu ý thêm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.