Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sở Tài chính thành phố Hà Nội vừa gửi UBND thành phố tờ trình phương án dự kiến sẽ tăng giá nước sinh hoạt tại Thủ đô theo 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 1/7 tới đây và đợt 2 là từ ngày 1/1/2024.
Theo đó, giá nước mới dự kiến điều chỉnh từ tới đây như sau:
Với phương án điều chỉnh trên, từ 1/7, mức giá nước sạch áp dụng tại mức sử dụng nước sạch 10m3 đầu tiên đối với các hộ dân tăng lên mức 7.500 đồng/m3. Còn đối với hộ dân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, mức giá nước sạch vẫn sẽ giữ nguyên mức 5.973 đồng/m3 đối với 10m3 đầu tiên.
Đối với những hộ dân sử dụng trên 30m3/tháng, mức giá sẽ tăng thêm 11.071 đồng/m3, lên mức 24.000 đồng/m3 từ ngày 1/7; đến ngày 1/1/2024 sẽ tăng lên ở mức 27.000 đồng/m3.
Quy chiếu nhu cầu tiêu dùng nước sạch thực tế tại các hộ dân ở nội thành Hà Nội (khoảng 10-16m3/hộ/tháng), số tiền người dân sẽ phải trả thêm tăng từ 15.000 - 26.000 đồng/tháng. Ở khu vực nông thôn (6-8m³/hộ/tháng), số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng/hộ.
Với số liệu trên, Sở Tài chính cho rằng phương án điều chỉnh giá nước "cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân".
Hà Nội cũng cho biết sẽ có cơ chế hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt của người dân tại khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu vực bị ảnh hưởng môi trường có khó khăn được tiếp cận nước sạch như khu vực người dân tại vùng ảnh hưởng môi trường khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn và người dân khu vực bị ảnh hưởng bãi rác Xuân Sơn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.