Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Gia Lâm ngày 12/10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định đối với kiến nghị về đầu tư dự án nhà ở xã hội, thay vì đầu tư trên phần đất 20% trong các khu đô thị, thành phố đã có kiến nghị với Chính phủ về việc cho phép thực hiện các dự án tập trung, đồng bộ, toàn diện.
Bên cạnh đó, thành phố còn chủ trương đầu tư bằng nguồn ngân sách cho phần hạ tầng xã hội tại các khu nhà ở xã hội để giảm giá thành cho người dân.
Đối với các kiến nghị khác, thành phố sẽ giao cho các cơ quan chức năng xem xét cụ thể, trả lời cử tri. "Trên cương vị là lãnh đạo thành phố, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề cử tri quan tâm", ông Dũng nêu rõ.
Theo Bí thư Thành ủy, thành phố đang tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đồng thời, thành phố cũng tập trung triển khai các đề án, dự án rất quan trọng, có tính quyết định, tính đột phá cho sự phát triển bền vững của Thủ đô, như: đầu tư đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội; đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tổng kết, đánh giá đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô…
Cũng theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đồng thời, thành phố dành nguồn lực để tập trung đầu tư 3 lĩnh vực: y tế (tập trung cho y tế cơ sở, y tế dự phòng), giáo dục - đào tạo (quan tâm hoàn thiện hệ thống trường chuẩn quốc gia, trường liên cấp...) và văn hoá (đầu tư phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn…) giai đoạn 2022 – 2025 và các năm tiếp theo với tổng dự toán trên 49.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, thành phố đã tạo bước đột phá, phân cấp, ủy quyền đối với 634 thủ tục hành chính, đạt 35,5% thủ tục hành chính cấp Thành phố và cấp huyện, đạt 41,65% thủ tục hành chính cấp Thành phố... "Đây mới chỉ là bước đầu, sắp tới, Thành phố sẽ tiếp tục rà soát, phân cấp, ủy quyền mạnh hơn nữa cho các quận, huyện, thị xã", ông Đinh Tiến Dũng nói.
Năm 2022, thành phố đã đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. 9 tháng qua, các chỉ số kinh tế đều đạt mức cao, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,69% (cả nước tăng 8,83%), thu ngân sách nhà nước trên địa ước đạt 78,3% so với dự toán, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại buổi tiếp xúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng khẳng định kết quả thành phố đạt được có đóng góp quan trọng của các địa phương, trong đó, có Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm. Kinh tế của huyện chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng 10,38% so với cùng kỳ.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt 6 nhóm nội dung trọng tâm. "Gia Lâm là một trong hai huyện được thành phố ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng thành quận trong giai đoạn từ nay đến năm 2025".
Theo đó, Bí thư Thành ủy chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền huyện tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; phân công, đôn đốc sâu sát, quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, đồng thời, tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện Đề án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận; phấn đấu đáp ứng đủ điều kiện trở thành quận vào năm 2023.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.